1. Sự nở vì nhiệt của chất rắn :
- Các chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi .
- Các chất rắn khác nhau thì sự nở vì nhiệt của chúng cũng khác nhau .
2. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng :
- Các chất lỏng đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi .
- Các chất lỏng khác nhau thì sự nở vì nhiệt của chúng cũng khác nhau
@ Lưu ý : - Đối với nước khi tăng nhiệt độ từ 00C đến 40C thì nước co lại chứ không nở ra .Chỉ khi tăng nhiệt độ từ 40C trở lên nước mới nở ra .
- Đối với chất lỏng sự dãn nở của nó là sự dãn nở khối .
3. Sự nở vì nhiệt của chất khí :
- Các chất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi .
- Các chất khí khác nhau thì sự nở vì nhiệt của chúng giống nhau
@ Lưu ý :- Khác với chất rắn và chất lỏng ,mọi chất khí đều có sự nở vì nhiệt giống nhau
- Đối với chất khí sự dãn nở vì nhiệt của nó cũng là sự dãn nở khối .
4. So sánh sự nở vì nhiệt của các chất :
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng ,chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn .
5. Một số ứng dụng sự nở vì nhiệt của các chất :
a) Sự nở vì nhiệt của các chất :
- Khi các chất có sự co dãn vì nhiệt ,nếu bị ngẵn cản thì có thể gây ra những lực rất lớn .
b)Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt của các chất:
- Sự nở vì nhiệt của các chất Rắn ,Lỏng ,Khí có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật .Ứng dụng để chế tạo băng kép ( khi bị đốt nóng hay làm lạnh thì băng kép bị cong lại ) đó là thiết bị tự động đóng ngắt mạch điện khi nhiệt độ thay đổi
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Vật Lí Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Lê Đức Tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thì có thể gây ra những lực rất lớn .
b)Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt của các chất:
- Sự nở vì nhiệt của các chất Rắn ,Lỏng ,Khí có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật .Ứng dụng để chế tạo băng kép ( khi bị đốt nóng hay làm lạnh thì băng kép bị cong lại ) đó là thiết bị tự động đóng ngắt mạch điện khi nhiệt độ thay đổi .
BÀI TẬP ÁP DỤNG :
Câu 1. Ở đầu cán (chuôi) dao, liềm bằng gỗ, thường có một ñai bằng sắt gọi là cái khâu dùng để giữ chặt lưỡi dao, liềm. Tại sao khi lắp khâu người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán?
Trả lời: Phải nung nóng khâu dao, liềm vì khi được nung nóng, khâu nở ra dể lắp vào cán, và khi nguội đi khâu co lại xiết chặt vào cán.
Câu 2: Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng?
Trả lời: Để khi trời nóng các tấm tôn có thể dãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn, nên tránh được hiện tượng gây ra lực lớn, có thể làm rách tôn lợp mái.
Câu 3. Tại sao đổ nước nóng vào cốc bằng thuỷ tinh chịu lửa, thì cốc không bị vỡ, còn đổ nước nóng vào cốc thuỷ tinh thường thì cốc dễ bị vỡ?
Trả lời: Vì thuỷ tinh chịu lửa nở vì nhiệt ít hơn thuỷ tinh thường tới 3 lần.
Câu 4: . Có người giải thích quả bóng bàn bị bẹp, khi được nhúng vào nước nóng sẽ phòng lên như củ, vì vỏ bóng bàn gặp nóng nỡ ra và phòng lên. Hảy nghĩ ra một thí nghiệm chứng tỏ cách giải thích trên là sai?
Trả lời: Chỉ cần dùi một lổ nhr ở quả bóng bàn bị bẹp rồi nhúng vào nước nóng . Khi đó nhựa làm bóng vẩn nóng lên nhưng bóng không phồng lên được.
Câu 5. Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?
Trả lời: Khi rót nước nóng ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích.
Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại.
Câu 6. Tại sao rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng?
Trả lời: Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thuỷ tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thuỷ tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thuỷ tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thuỷ tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.
Câu 7. Tại sao ở chổ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa lại có một khoảng hở?
Trả lời: Người ta đặt khe hở như vậy để khi trời nóng, đường ray nở dài ra do đó nếu không để khe hở , sự nở vì nhiệt của đường ray sẽ bị ngăn cản gây ra lực lớn làm cong đường ray.
Câu 8. Ở hai đầu gối đở một số cầu thép người ta cấu tạo như sau: một đầu gối đở đặt cố định còn một đầu gối lên các con lăn. Tại sao một gối đở phải đặt trên các con lăn?
Trả lời: Một đầu được đặt gối lên các con lăn, tào điều kiện cho cầu dài ra khi nóng lên mà không bị ngăn cản.
CHỦ ĐỀ 2: NHIỆT KẾ - NHIỆT GIAI .
1. Nhiệt kế là gì ?
- Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ .
- Nguyên tắc hoạt động của Nhiệt kế là dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất .
- Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau : Nhiệt kế Rượu , Nhiệt kế thủy ngân ,Nhiệt kế y tế .Mỗi Nhiệt kế đều có Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất và công dụng của nó .
2. Thang nhiệt độ là gì ?
Tùy theo quy ước khác nhau mà ta có nhiều thang nhiệt độ khác nhau :
+ Thang nhiệt độ Xenxiut : Đơn vị : 0C ,quy ước nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C và nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 1000C
CHỦ ĐỀ 3: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT
I- Lý thuyết:
1. Sự nóng chảy và sự đông đặc :
a) Sự nóng chảy và sự đông đặc là gì ?
- Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng .
- Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn .
b) Đặc điểm của sự nóng chảy và đông đặc?
- Phần lớn các chất nóng chảy hay đông đặc ở một nhiệt độ nhất định .Nhiệt độ đó gọi là Nhiệt độ nóng chảy .
- Các chất khác nhau thì Nhiệt độ nóng chảy khác nhau .
- Trong thời gian vật nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi .
- Sự nóng chảy và sự đông đặc là hai quá trình ngược nhau
c) Lưu ý : - Cũng có một số chất trong thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của nó vẫn thay đổi .
- Đối với cùng một vật : Khi nó nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng đông đặc ở nhiệt độ ấy ,nhiệt độ đó gọi chung là Nhiệt độ nóng chảy .
2. Sự bay hơi :
a) Sự bay hơi là gì ?
- Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi .
b) Đặc điểm của Sự bay hơi :
- Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ ,gió ,diện tích mặt thoáng và tính chất của từng loại chất lỏng .
- Nhiệt độ của môi trường càng cao ( khí hậu ,thời tiết nắng nóng ) tốc độ bay hơi diễn ra càng mạnh .
- Gió càng mạnh thì tốc độ bay hơi diễn ra cũng càng nhanh .
- Diện tích mặt thoáng của chất lỏng càng rộng thì tốc độ bay hơi xảy ra càng nhanh .
- Tùy từng loại chất lỏng khác nhau mà tốc độ bay hơi nhanh chậm cũng khác nhau .
c) Lưu ý : Khi bay hơi thì nhiệt độ của chất lỏng giảm .
3. Sự ngưng tụ :
a) Sự ngưng tụ là gì ?
- Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng .
b) Đặc điểm của Sự ngưng tụ :
Sự ngưng tụ là quá trình ngược lại của sự bay hơi ,nhiệt độ càng cao thì tốc độ bay hơi xảy ra càng nhanh .Vậy nhiệt độ càng thấp thì sự ngưng tụ xảy ra cũng càng nhanh .
4. Sự sôi :
a) Sự sôi là gì ?
Sự sôi là sự bay hơi đặc biệt .Trong suốt thời gian sôi ,chất lỏng vừa bay hơi ở trong lòng nó ( tạo ra các bọt khí ở trong lòng chất lỏng ) và vừa bay hơi trên mặt thoáng .
b) Đặc điểm của Sự sôi :
- Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định .Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi .
- Trong suốt thời gian sôi ,nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi .
c) Lưu ý : Nhiệt độ sôi của chất lỏng còn phụ thuộc vào áp suất trên mặt thoáng của chất lỏng .Áp suất trên mặt thoáng càng lớn thì nhiệt độ sôi của chất lỏng càng cao .
II- Câu hỏi:
Câu 1. Nêu đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn?
Trả lời . Đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn:
- Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ xác định, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy.
- Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.
- Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.
Câu 2. Mô tả hiện tượng chuyển từ thể rắn sang thể lỏng khi ta đun nóng băng phiến?
Trả lời: Khi đun nóng băng phiến nhiệt độ của băng phiến tăng dần, đến nhiệt độ 80oC thì băng phiến bắt đầu chuyển dần từ thể rắn sang thể lỏng. Trong suốt thời gian này, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi (80oC), nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy của băng phiến. Nếu tiếp tục đun nóng băng phiến thì băng phiến chuyển hoàn toàn sang thể lỏng. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy
Câu 3. Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm?
5 10 15 20
Thời gian (phút)
90
80
70
0
Nhiệt độ (0C))
A
B
C
D
Trả lời : Ta biết rằng, trong không khí có hơi nước. Khi đêm đến, nhiệt độ giảm xuống, hơi nước trong không khí kết hợp lại với nhau và tạo thành những giọt nước đọng trên lá cây
Câu 4. Theo dõi nhiệt độ băng phiến lỏng để nguội người ta thấy:
- Trong 5 phút đầu nhiệt độ băng phiến giảm từ 900C xuống 800C.
- Trong 10 phút sau nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.
- Trong 5 phút tiếp theo nhiệt độ băng phiến giảm từ 800C xuống 700C.
a. Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian.
b. Đoạn nằm ngang trong đường biểu diễn ứng với quá trình nào?
c. Các đoạn nằm nghiêng trong đường biểu diễn ứng với những quá trình nào?
Trả lời a. Đường biểu diễn (hình vẽ).
b. Đoạn BC nằm ngang ứng với quả trình đông đặc của băng phiến.
c. Các đoạn AB, CD ứng với quá trình tỏa nhiệt của băng phiến
Câu 5. Mô tả hiện tượng sôi của nước?
Trả lời : Khi tăng nhiệt độ của nước, sau một thời gian ta thấy có hơi nước bay lên trên bề mặt của nước và dưới đáy bình xuất hiện những bọt khí nhỏ ngày càng to dần rồi nổi lên mặt nước và vỡ ra. Khi nhiệt độ của nước đến 100oC (hoặc gần đến 1000C đối với vùng núi cao) thì mặt nước xáo động mạnh, rất nhiều hơi nước bay lên và các bọt khí nổi lên, nước sôi sùng sục và nhiệt độ không tăng lên nữa. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ sôi của nước..
Câu 6. Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau:
Thời gian(phút)
0
3
6
8
10
12
14
16
Nhiệt độ (0C)
-6
-3
0
0
0
3
6
9
a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
b. Có hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 10.
Trả lời : a. Vẽ đường biểu diễn. (hình vẽ)
b. Từ phút thứ 6 đến phút thứ 10 nước đá nóng chảy ở nhiệt độ 00C.
3
9
6
-6
0
-3
2
4
10
8
6
12
Nhiệt độ (0C)
Thời gian (phút)
14
16
12
15
III/ Bài tập : HS Tự giải .
Bài 1: Một cục nước đá khi nung nóng có sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian như bảng sau :
Thời gian ( phút )
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
Nhiệt độ ( 0C )
0
0
0
20
40
60
80
100
100
100
a.Từ phút 0 đến phút 4 có hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá ?
b.Từ phút 14 đến phút 18 có hiện tượng gì xảy ra đối với nước?
c.Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
Bài 2 : Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất lỏng khi đun thì thu được kết quả trong bảng sau :
Thời gian ( phút )
0
2
4
6
8
10
12
14
Nhiệt độ ( 0C )
30
40
50
60
70
80
80
80
a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi theo thời gian của chất lỏng.
b. Có hiện tượng gì xảy ra đối với chất lỏng này từ phút thứ 10 đến phút thứ 14.
c. Cho biết tên của chất lỏng.
Bài 3: Bỏ vài cục nước đá lấy từ trong tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau đây:
Thời gian ( phút )
0
2
4
6
8
10
12
14
16
Nhiệt độ ( 0C )
-4
-2
-1
0
0
0
3
9
15
Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
Có hiện tượng gì xảy ra với nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 10.
File đính kèm:
- DE CUONG THI LAI VAT LY 6.doc