CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM
I. VỊ TRÍ – ĐỊA LÍ – GIỚI HẠN:
1. Vị trí:
Phần đất liền:
– Điểm cực Bắc : 22022’B ( Lũng Cú – Hà Giang )
– Điểm cực Nam: 8030’B ( Xó rạch Tàu – Năm Căn – Cà Mau )
– Điểm cực Động : 109024’Đ ( bán đảo Hịn Gốm – Khánh Hoà )
– Điểm cực Tây : 102010’Đ ( Apachải )
Trên biển:
– Bao gồm vùng nội thủy ( từ bờ biển đến đường cơ sở )
– Từ đường cơ sở ra 12 hải lí l vng lnh hải, thêm 12 hải lí nữa là vùng chuyển tiếp
– Từ đường cơ sờ ra 200 hải lí là vùng đặc quyền kinh tế ( 1 hải lí = 1852 m )
– Nếu tính từ 2 quần đảo Hoàng Sa và trường Sa thì giới hạm phía đông của Việt Nam đến 1170 Đ, phía nam xuống đến 60B.
→ Việt Nam nằm gọn trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu có chế độ khí hậu nóng ẩm quanh năm, là trung tâm của Đông Nam Á với hai mặt giáp biển vừa gắn liền với lục địa Á – Âu vừa thơng ra Thi Bình Dương
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1882 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập thi tốt nghiệp môn : địa lí tự nhiên Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: granit, riolit, đá biến chất, đá trầm tích.
Cấu tạo các loại đá này gồm các tinh khoáng: thạch anh, fenpat, mica… là những tinh khoáng khó phong hoá, nên lớp vỏ phong hoá feralit từ đá mẹ axit thường mỏng, giàu khoáng sét kaolinit ( 2SiO2, Al2O3, 2H2O )
Trong quá trình phong hoá các cation và axit silic bị rửa trôi mạnh còn lại chủ yếu là các nguyên tố như Fe – Al và tạo thành những Hyđroxit tích tụ dưới dạng Oxit như Al2O3, Fe2O3
Từ những tính chất trên đất feralit từ đá mẹ axit có lí – hoá tính như: nhẹ, thoáng khí, dẫn nước tốt, chua, giữ nước và dinh dưỡng kém
Nhom đá mẹ bazơ và trung tính:
Gồm các loại đá như: gabrô, bazan, đá phiến, đá vôi, đá hoa…
Cấu tạo gồm những tinh khoáng chính như: Olivin (MgFe) 2SiO4, Ogit, Hoóblen ( gồm các aluminôsilicat chứa Ca, Mg, Fe…)
Là những tinh khoáng mềm dễ phong hoá nên lớp vỏ phong hoá Macgalit – feralit trên đá mẹ bazơ và trung tính thường dày, nặng, giữ nước và chất dinh dưỡng tốt
Nhóm bồi tích phù sa:
Như sườn tích, lũ tích, phù sa sông, phù sa sông biển và phù sa biển.
Đặc tính chung của nhóm này là: vụn bở, chứa nhiều thạch anh, mica, can xít. Đây là một quá trình rất mới ( Đệ Tứ ), đang trong quá trình bồi tụ, trong lớp vỏ phong hoá còn nhiều Silic ( Si ) và nhôm ( Al ) nên còn gọi là vỏ phong hoá Sialit.
Trong điều kiện thuận lợi thì quá trình Sialit tiến triển thành quá trình Feralit và hình thành các loại đất feralit nâu trên phù sa cổ
Nhân tố địa hình:
Thông qua sự phân phối lại các nguyên tố địa hóa trong lớp vỏ phong hoá và các điều kiện nhiệt – ẩm.
Tại các đỉnh núi và sườn núi có độ ẩm lớn – mưa nhiều, quá trình rửa trôi mạnh làm cho đất thường mỏng, không có đá ong, sét và các bazơ trao đổi tăng dần từ cao xuống thấp.
Tại các chân núi, quá trình tích tụ vật chất lớn, hình thành kết von và đá ong hoá, tầng đất ở đây thường rất dày
Tại các vùng trũng úng thủy, hình thành các loại đất tích tụ ngập nước như : đất lầy, đất macgalit thủy thành.
Quá trình feralit chỉ phát triển mạnh từ độ cao 150m trở xuống, lên cao cường độ phong hoá và tốc độ phong hoá chất hữu cơ giảm làm cho phẩu diện mỏng, nhiều mùn, không có kết von và đá ong hoá và đất ngả sang màu vàng do độ ẩm tăng
Fe2O3 màu đỏ
Fe2O3.H2O màu nâu
Fe2O3.2H2O màu nâu nhạt
Fe2O3.3H2O màu vàng
Đất Feralit:
Mùa khô đất nhạt dần từ trên xuống dưới
Mùa mưa đất đậm dần từ trên xuống dưới
Đất bazan:
Mùa khô đất đậm dần từ trên xuống dưới
Mùa mưa đất nhạt dần từ trên xuống dưới
Ơ độ cao 1600 – 1700m xảy ra quá trình tích lũy mùn trong vỏ phong hoá, oxyt nhôm chiếm ưu thế, hình thành đất mùn alit trên núi cao với hàm lượng mùn đạt 8 – 12% và tầng A0 đất khá mỏng, không có tầng B
Nhân tố khí hậu:
Tính chất nội chí tuyến nóng ẩm khiến cho quá trình phong hoá hoá học là chủ yếu, làm biến đổi sâu sắc đá mẹ và làm giảm bớt sự phong hoá theo đá mẹ
Chủ yếu là quá trình phong hoá feralit và hình thành các loại đất feralit phát sinh và phát triển dưới rừng nhiệt đới gió mùa ẩm
Nhân tố thủy văn:
Lượng nước chảy tràn lớn hình thành quá trình xâm thực, rửa trôi và tích tụ
Nước ngầm dẫn đến quá trình kết von và hình thành đá ong, thông qua vận chuyển và tích tụ Fe – Al
Vùng úng thủy quyết định quá trình glây và quá trình lầy thụt
Vùng ngập mặn hoặc nước ngầm mặn sẽ hình thành các loại đất mặn, đất phèn
Nhân tố sinh vật:
Chi phối mạnh mẽ đến quá trình hình thành và phát triển của đất trũng như tính chất và đặc điểm của đất
Sự tuần hoàn sinh vật
Quyết định hình thành khoáng chất trong đất
Rừng cây với những tán lá hạn chế nước rơi, rễ giữ chặt đất chống rửa trôi và xói mòn. Đất rừng rậm sẽ có cấu trúc tốt
Rừng còn khống chế bức xạ, cành rơi, lá rụng rễ cây… chống sự mất nước của thổ nhưỡng
Nhân tố con người:
Tác động tiêu cực: đốt rừng làm rẫy, phá rừng…, từ đó hình thành cảnh quan đồi núi trọc, làm đất đai bị thoái hoá, xói mòn và rửa trôi cũng như quá trình độc canh làm đất nghèo dần.
Tác động tích cực: như thau chua, rửa mặn, cày xới, bón phân, làm thuỷ lợi, chọn giống cây thích hợp…làm cho đất ngày càng tốt hơn.
ĐẤT FERALIT LÀ SẢN PHẨM CHÍNH CỦA QUÁ TRÌNH PHONG HOÁ VÀ HÌNH THÀNH ĐẤT Ở VN
Khí hậu VN là khí hậu nội chí tuyến gió mùa ẩm, làm cho quá trình phong hoá feralit và sản phẩm là các loại đất feralit ( F )là chính ở VN.
Riêng các loại đất phù sa bồi tụ với nhiều thời gian và điều kiện thích hợp nó cũng đang trong quá trình feralit và cũng sẽ thành các loại đất feralit nhiệt đới
Vỏ phong hoá F thường dày và ít mùn do mưa nhiều làm cho các bazơ bị rửa trôi nhanh chóng, đá mẹ lại đa số thuộc macma axit, trong nước mưa lại có nhiều axit nitơ, cũng trong tầng mùn có nhiều axit hữu cơ vì thế đất F thường chua. Độ PH từ 4,5 – 5,5
Quá trình F gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: đất vừa được phong hoá còn ở giai đoạn thuần lụt, các cation như Ca2+, Mg2+, N+, K+ còn nhiều nên đất ở dạng trung tính hoặc hơi kiềm . Các xetxkioxyt Fe, Al còn phân bố đều trong phẩu diên và đất chưa có phân lớp.
Giai đoạn 2: các bazơ bị rửa trôi nhanh, đất trở thành chua, các xetxkioxyt di chuyển tích tụ ở tầng B, cũng như ở tầng C do mao dẫn các xetxkioxyt đi lên làm đất có sự phân hoá lớp. Tầng A thô do thảm sét và có màu nhạt do giảm Fe, tầng B nặng và màu đỏ vàng hay đỏ thẩm do nhiều sét và xetxkioxyt. Giai đoạn này đất đã xấu đi.
Giai đoạn 3: khi tầng A0 được bảo vệ và quá trình mao dẫn của nước làm tích tụ xetxkioxyt, hình thành kết von và đá ong
Tóm lại:
Quá trình F trên đã hình thành các loại đất F ở VN có đặc tính như sau:
Do phong hoá triệt để nên khoáng vật còn lại trong đất rất ít, chủ yếu là thạch anh.
Do bazơ và silic bị rửa trôi nhanh chóng nên đất F nghèo Ca2+, Mg2+ và giàu xetxkioxyt Fe, Al nên đất có màu đỏ vàng
Đất thường chua do bị rửa trôi mạnh, mùn ít do vi sinh vật hoạt động mạnh, thành phần C và N kém làm cho đất nghèo.
ĐẤT FERALIT Ở VN DỄ BỊ THOÁI HÓA KHI SỬ DỤNG KHÔNG HỢP LÍ:
Giữa đất và thực vật có sự cân bằng sinh thái và các nguyên tố địa hoá được phân phối đều giữa đất và thực vật trong quá trình trao đổi.
Khi rừng bị phá tức là đã phá vỡ sự trao đổi trên, thổ nhưỡng sẽ chua, nghèo dần và thoái hoá nhanh chóng sau vài năm.
Vậy chỉ thực vật rừng mới đủ khả năng hút và giữ lại các chất dinh dưỡng khỏi bị cuốn đi để trao đổi lại với đấ trong phần cành rơi lá rụng. VN có khoảng trên 10 triệu ha đồi núi trọc, gần bằng 1/3 diện tích tự nhiên, do đó việc trồng và bảo vệ rừng là việc làm bức thiết để cân bằng sinh thái được tái lập
Các biện pháp sử dụng hợp li đất đai:
Trả lại chiếc áo khoác cho đất ( tạo ra những hệt thống canh tác thích hợp: luân canh, xen canh, trồng cây phân xanh, cây bộ đậu )
Nông lâm kết hợp.
Vườn – ao – chuồn ( VAC, RVAC )
IPM / INM ( hạn chế sử dụng thuốc BVTV, sử dụng thiên địch, tăng cường, cân đối việc sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh )
Ap dụng các mô hình canh tác bền vững.
CHƯƠNG VII : SINH VẬT VIỆT NAM
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GIỚI THỰC VẬT
Giới thực vật VN có tới 14.624 loài, thuộc gần 300 họ, trong đó có 9.949 loài thuộc đai chân núi và 4.675 loài thuộc đai á nhiệt đới và ôn đới trên núi. Trong đó có hơn 1.000 loài cây lấy gỗ, 100 loài lấy dầu, 90 loài cây lấy sợi, 70 loài cây có nhựa, 100 loài cây chất chát, 1000 loài cây thuớc, 15 loài cây có bột, 100 loài cây ăn quả.
GIỚI THỰC VẬT VN RẤT PHONG PHÚ VÀ ĐA DẠNG:
Do sự đa dạng và phong phú của tự nhiên làm cho thực vất cũng phong phú và đa dạng, gồm các loài đặc hữu và các loài từ các luồng di cư đến.
Các loài đặc hữu là : họ re, dâu tằm, dẻ, đậu, hành tỏi, hoa, thị, mộc lan, na, trôm, bồ hòn, xoan, măng cụt.
Các loài từ luồng khác di cư đến:
Luồng Himalaya: từ phương bắc xuống, chủ yếu là thực vật núi cao, chịu lạnh như: thông 2 lá, thông 3 lá, pơmu, cây rụng lá thuộc họ hoa, thích, ôliu, óc chó, đỗ quyên. Phân bố chủ yếu ở Việt Bắc, Tây Bắc và Trường Sơn.
Luồng An Đô – Mianma: từ phía tây sang, gồm các loài cây rụng la theomùa như: họ bàng, cỏ roi, tử vi, gạo. Tập trung ở các khu vực núi thấp chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam như Tây Bắc và Trường Sơn
Luồng Malaysia – Indônêsia: từ phía nam lên, chủ yếu là các loài cây lá rộng thường xanh và rụng lá theo mùa trong đó phần lớn là các loài cây thuộc họ dầu, phân bố chủ yếu là Nam Bộ và Tây Nguyên.
Khí hậu cũng ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của thực vật thông qua nền tảng nhiệt – ẩm, tương ứng với 11 kiểu tương quan nhiệt ẩm là 11 nhóm thực bì từ á xícj đạo ẩm đến ôn hoà ẩm ướt trên núi cao. Khí hậu còn ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật thông qua sự phân bố mưa, từ rừng mưa đến rừng mưa mùa, rừng thưa, xavan và rừng gai.
Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến thực vật thông qua qui luật đai cao : Đai nhiệt đới chân núi thực vật phong phú và đa dạng chủ yếu là cây thường xanh và rụng lá, từ 600 m trở lên chủ yếu là cây á nhiệt đới và ôn đới trên núi cao.
Thổ nhưỡng cũng ảnh hưởng đến thực vật, nơi đất tot thực vật phát triển xanh tươi, nơi đất xấu khô hạn thực vật nghèo nàn, trên đất mặn, đất phèn, đất trên núi đá đều có thảm thực vật thích hợp.
RỪNG VN LÀ RỪNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA:
Trừ các trung tâm mưa lớn như vùng núi thấp Trung Trung Bộ từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi là rừng mưa ẩm thường xanh, còn lại đa số là vùng có lượng mưa trung bình và mùa khô trung bình chiếm đại bộ phận lãnh thổ VN có thảm thực vật là rừng nhiệt đới gió mùa
Ơ miền Nam mang tính á xích đạo, miền Bắc mang tính chí tuyến, trong đó chủ yếu là các loài cây rụng lá theo mùa hay gọi là rừng nhiệt đới nửa rụng lá, ở miền Bắc cây rụng lá do khí hậu lạnh – khô, còn miền Nam mang khía hậu nòng khô
THỰC BÌ Ở VN CHỦ YẾU LÀ THỰC BÌ THỨ SINH:
Trừ những vùng hẻo lánh hay núi cao hiểm trở thì rừng còn nguyên sinh, còn hầu hết rừng VN bị con người tác động đến hình thành kiểu rừng thứ sinh, rừng thưa, rừng tre – nứa, xavan, đồng cỏ, truông gai, có nhiều nơi không còn khả năng tái sinh, đất trơ sỏi đá.
Hiện nay VN có tới 10 triệu ha là đồi và núi trọc, tỉ lệ che phủ rừng là 27,7%, so với nhu cầu là phải 45 – 50%, cũng như diện tích rừng bình quân đầu người rất thấp ( 0,14 ha/người ), trong khi bình quân Châu Á là 0,4 ha/người, thế giới là 1,6 ha/ người
File đính kèm:
- Tai lieu dia li tu nhien Viet Nam.doc