Câu 8: Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh?
Trả lời:
Chọn hạt để làm giống cần có đủ các điều kiện sau:
+ Hạt to, mẩy, chắc: sẽ có nhiều chất dinh dưỡng và có bộ phận phôi khoẻ.
+ Hạt không sứt sẹo: Các bộ phận như vả, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ còn nguyên vẹn mới bảo đảm cho hạt nảy mầm thành cây con phát triển bình thường. Chất dự trữ cung cấp cho phôi phát triển thành cây con, hạt mới nảy mầm được.
+ Hạt không bị sâu, bệnh sẽ tránh được những yếu tố gây hại cho cây non khi mới hình thành.
Câu 9: Sau khi học xong bài: Hạt và các bộ phận của hạt có bạn nói rằng: Hạt lạc gồm có 3 phần là vỏ, phôI và chất dinh dưỡng dự trữ. Theo em câu nói của bạn có chính xác không? Vì sao?
Trả lời:
Hạt lạc có cấu tạo giống như hạt đỗ đen chỉ gồm có 2 bộ phận là vỏ và phôi, vì chất dinh dưỡng dự trữ của hạt không tạo thành 1 bộ phận riêng mà được chứa trong 2 lá mầm ( là 1 phần của phôi). Vì vậy câu nói của bạn đó chưa thật chính xác.
10 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 6186 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Sinh học 6 Kì 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh dưỡng đa dạng, có hoa quả , hạt. Hạt nằm trong quả
- Đặc điểm quan trọng nhất là vị trí của hạt: + Hạt trần: Hạt nằm trên lá noãn hở
+ Hạt kín: Hạt nằm trong quả
Câu 39: Vì sao thực vật hạt kín lại có thể phát triển đa dạng phong phú như ngày nay?
Trả lời:
Thực vật hạt kín có thể phát triển đa dạng phong phú như ngày nay vì : Có các Cơ quan sinh dưỡng , sinh sản phát triển hoàn thiện
Câu 40: Kể tên 5 cây hạt kín có dạng thân, lá hoặc hoa, quả khác nhau
Trả lời:
5 cây hạt kín: Cây ngô, cây mít, cây hoa cúc, cây đậu, cây hoa huệ.
Câu 41: Đặc điểm chủ yếu để phân biệt giữa lớp 2 lá mầm và lớp 1 lá mầm là gì?
Trả lời:
Đặc điểm chủ yếu để phân biệt lớp 2 lá mầm và lớp 1 lá mầm là số lá mầm của phôI : + Lớp 2 lá mầm phôI của hạt có 2 lá mầm
+Lớp 1 lá mầm phôI của hạt có 1 lá mầm
Câu 42: Có thể nhận biết 1 cây thuộc lớp 2 lá mầm hay lớp 1 lá mầm nhờ những dấu hiệu bên ngoài nào?
Trả lời:
Có thể nhận biết 1 cây thuộc lớp 2 lá mầm hay lớp 1 lá mầm nhờ những dấu hiệu bên ngoài sau:Kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoa, dạng thân….
Câu 43: Thế nào là phân loại thực vật?
Trả lời:
Việ tìm hiểu các đặc điểm khác nhau nhiều hay ít của thực vật rồi xếp chúng vào các nhóm lớn hay nhỏ theo trật tự nhất định gọi là phân loại thực vật.
Câu 44: Kể những ngành thực vật đã học và nêu đặc điểm chính của mỗi ngành đó? Mỗi ngành cho 1 ví dụ.
Trả lời:
Các ngành thực vật đã học:
Ngành tảo: Chưa có rễ thân lá, sống ở nước là chủ yếu ví dụ : tảo xoắn, rong mơ
Ngành rêu: Rễ giả, lá nhỏ hẹp, có bào tử, sống ở nơI ẩm ướt, ví dụ : cây rêu tường
Ngành dương xỉ: Rễ thật , lá đa dạng, sống ở các nơi khác nhau, có bào tử, Ví dụ: cây dương xỉ
Ngành hạt trần: Rễ thật, lá đa dạng, sống ở các nơi khác nhau, có hạt, có nón, ví dụ : cây thông
Ngành hạt kín: Rễ thật, lá đa dạng, sống ở các nơI khác nhau, có hạt, có hoa, quả, ví dụ: Cây lúa , đỗ…
Câu 45: Thực vật ở nước (Tảo) xuất hiện trong điều kiện nào? Vì sao chúng có thể sống được trong môi trường đó?
Trả lời:
Thực vật ở nước (Tảo) xuất hiện trong điều kiện các đại dương chiếm phần lớn diện tích tráI đất
Chúng có thể sống được trong môI trường đó vì cơ thể đơn giản thích hợp với môI trường nước: Không có rễ , thân, lá cũng như chưa phân hoá các loại mô hoàn chỉnh để thực hiện các chức năng riêng biệt
Câu 46: Thực vật ở cạn xuất hiện trong điều kiện nào? Cơ thể của chúng có gì khác so với thực vật ở nước?
Trả lời:
Thực vật ở cạn xuất hiện trong điều kiện khi các lục địa mới xuất hiện, diện tích đất liền mở rộng.
Cơ thể chúng khác so với thực vật ở nước là: đã xuất hiện các loại cơ quan và mô khác nhau của cơ thể thực vật, những thực vật có rễ, thân, lá xuất hiện
Câu 47: Thực vật hạt kín xuất hiện trong điều kiện nào? Đặc điểm gì giúp chúng thích nghi được với điều kiện đó?
Trả lời:
Thực vật hạt kín xuất hiện trong điều kiện : Khí hậu tiếp tục khô hơn do mặt trời chiếu sáng liên tục
Hạt kín có đặc điểm tiến hoá hơn hẳn so với các ngành thực vật trước nó: Lá noãn khép kín , có hoa, quả…thích nghi với mọi điều kiện sông: ở nước, ở cạn, vùng đồng bằng, trên núi cao, vùng nóng, vùng lạnh, cả ở các sa mạc và các vùng cực của tráI đất
Câu 48: Tại sao lại có cây trồng? Nguồn gốc của nó từ đâu?
Trả lời:
Do nhu cầu sống của con người mà con người đã có nhiều biện ppháp để tạo ra nhiều giống cây trồng khác nhau nhằm phục vụ cho cuộc sống của mình
Cây trồng có nguồn gốc từ cây dại
Câu 49: Cây trồng khác cây dại như thế nào? Do đâu có sự khác nhau đó? Cho 1 vài ví dụ cụ thể?
Trả lời:
Cây trồng có nhiều loại phong phú, bộ phận được con người sử dụng có phẩm chất tốt
Do nhu cầu sử dụng các bộ phận khác nhau con người đã cảI tạo các bộ phận đó làm cây trồng khác xa xây dại
Ví dụ: Từ cây cải dại con người đã tạo ra nhiều loại cải trồng như su hào , bắp cải, sup lơ có phẩm chất tốt
Câu 50: Hãy kể tên 1 số cây ăn quả đã được cảI tạo cho phẩm chất tôt.
Trả lời:
Một số cây ăn quả đã được cảI tạo cho phẩm chất tôt: Cây vảI thiều , cây hồng nhân hậu, cây chuối nhà,cây nhãn lồng….
Câu 51: Nhờ đâu thực vật có khả năng điều hoà lượng khí oxi và cacbonic trong không khí? Điều này có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Nhờ quá trình quang hợp thực vật lấy khí cacbonic và nhả ra khí oxi nên có khả năng điều hoà lượng khí này trong không khí.Điều này đã góp phần giữ cân bằng các khí này trong không khí
Câu 52: Thực vật có vai trò gì đối với việc điều hoà khí hậu?
Trả lời:
Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực
Câu 53: Tại sao người ta lại nói “ rừng cây như 1 lá phổi xanh” của con người?
Trả lời:
người ta nói “ rừng cây như 1 lá phổi xanh” của con người vì:thực vật có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người cụ thể: góp phần giữ cân bằng lượng khí oxi và cacbonic trong không khí, có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, lá cây có thể ngăn bụi và khí độc , diệt 1 số vi khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường giúp không khí trong sạch.
Câu 54: Vì sao cần phải tích cực trồng cây gây rừng?
Trả lời:
Cần phải tích cực trồng cây gây rừng vì: Rừng cung cấp cho không khí 1 lượng lớn khí ơxi và lấy đI 1 lượng lớn khí cacbonic góp phần giữ cân bằng lượng khí này trong không khí, đòng thời nhờ có rừng không khí sẽ trong lành vì lá cây có tác dụng ngăn bụi, diệt 1 số vi khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường….
Câu 55: Tại sao ở vùng bờ biển người ta phảI trồng rừng ở phía ngoài đê?
TRả lời:
ở vùng bờ biển người ta phảI trồng rừng ở phía ngoài đê vì:Nhờ thực vật có hệ rễ giữ đất nên có vai trò quan trọng trong việc chống sụt nở đất làm vỡ đê
Câu 56: Thực vật có vai trò gì đối với nguồn nước?
Trả lời:
Thực vật có vai trò giữ lại được 1 phần nước mưa và thấm dần xuống các lớp đất phía dưới tạo thành dòng chảy ngầm, rồi sau đó chảy vào các chỗ trũng tạo thành sông, suối….Đó là nguồn nước quan trọng cung cấp cho nông nghiệp và sinh hoạt. Vì vậy thực vật có vai trò bảo vệ nguồn nước ngầm.
Câu 57: Vai trò của rừng trong việc hạn chế lũ lụt, hạn hán như thế nào?
Trả lời:
Thực vật có hệ rễ giữ đất, tán lá cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra nên sau khi mưa lớn đất không bị xói mòn theo nước mưa trôi xuống làm lấp lòng sông, suối làm nước không thoát kịp tràn lên các vùng thấp gây ngập lụt, mặt khác tại nơi đó đất không giữ được nước gây ra hạn hán vì vậy thực vật có vai trò quan trọng trong việc hạn chế ngập lụt, hạn hán .
Câu 58: Thực vật có vai trò gì đối với động vật?
Trả lời:
Thực vật đóng vai trò quan trọng trong đời sống động vật:
+ Chúng cung cấp thức ăn cho nhiều động vật( và bản thân động vật này lại là thức ăn cho nhiều động vật khác hoặc con người)
+ Cung cấp oxi cho hô hấp, cung cấp nơi ở và nơI sinh đẻ cho 1 số động vật
Câu 59: Kể tên 1 số loài động vật ăn thực vật
Trả lời:
1 số loài động vật ăn thực vật: Trâu, bò, thỏ, ngựa….
Câu 60: Con người sử dụng thực vật để phục vụ đời sống hàng ngày của mình như thế nào? Cho 1 vài ví dụ cụ thể.
Trả lời:
Thực vật , nhất là thực vật hạt kín có công dụng nhiều mặt đối với đời sống con người:
+ Cho gỗ dùng trong xây dựng và các ngành công nghiệp ví dụ: bạch đàn, xà cừ, mít….,
+ Cung cấp thức ăn cho con người ví dụ các loại rau cải, lúa, ngô…
+ Dùng làm thuốc ví dụ kim ngân, bông lá đề, nhân sâm…
Câu 61:Tại sao người ta nói nếu không có thực vật thì cũng không có loài người?
TRả lời:
Nếu không có thực vật thì cũng không có loài người vì: Thực vật qu a quá trình quang hợp lấy khí cacbonic và nhả khí oxi vào môI trường giúp con người có thể hô hấp được, thực vật cung cấp thực vật cung cấp cho con người nguồn thức ăn quan trọng, một số thực vật cung cấp cho con người thuốc chữa bệnh, thực vật còn tạo ra không khí trong lành không ô nhiễm….
Câu 62: ở địa phương em có những cây hạt kín nào có giá trị kinh tế?
Trả lời:
những cây hạt kín nào có giá trị kinh tế ở địa phương em: VảI, bí, lúa, su hào, các loại cải…
Câu 63: Hút thuốc lá và thuốc phiện có hại như thế nào?
Trả lời:
+ Hút thuốc lá nhiều có hại do chất nicotin trong thuốc thấm vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến bộ máy hô hấp, dễ gây ung thư phổi
+ Hút thuốc phiện nhiều sẽ hút phảI moocphin và hêrooin là những chất độc nguy hiểm, gây nghiện. Nghiện thuốc phiện rất khó chữa, có hại đến sức khoẻ và gây hậu quả xấu không những cho bản thân mà cho cả gia đình và xã hội
Câu 64: Nấm giống và khác tảo ở điểm nào?
Trả lời:
+ Giống: Cơ thể cùng không có dạng thân dễ lá, cùng không có hoa, quả và chưa có mạch dẫn ở bên trong.
+ Khác: Nấm không có chất diệp lục như tảo nên dinh dưỡng bằng cách hoại sinh hoặc kí sinh
Câu 65: Nấm có cách dinh dưỡng như thế nào ? Tại sao?
Trả lời:
Nấm dinh dưỡng bằng cách dị dưỡng : Vì cơ thể nấm không có diệp lục nên không thể tự tổng hợp chất hữu cơ mà phảI sống nhờ chất hữu cơ có sẵn
Câu 66: Nấm hoại sinh có vai trò như thế nào trong tự nhiên?
Trả lời:
Trong tự nhiên nấm hoại sinh hút chất hữu cơ có trong đất giầu xác thực vật, động vật, lá , gỗ mục do đó có khả năng phân huỷ các chất hữu cơ thành chất vô cơ để cây sử dụng, góp phần hình thành than đá
Câu 67: Kể 1 số nấm có ích và nấm có hại cho con người.
Trả lời:
- Nấm có ích: +Nấm rơm, mộc nhĩ, nấm sò… làm thức ăn
+Nấm linh chi, mốc xanh….làm thuốc.
+ Một số nấm men: Sản xuất bia, rượu, chế biến 1 số thực phẩm
+ Nấm hiển vi trong đất: Phân giảI chất hữu cơ thành chất vô cơ
- Nấm có hại: +Nấm kí sinh gây bệnh ngoài da như hắc lào, nước ăn chân…
+Nấm độc như nấm lim, nấm độc đỏ , nấm độc đen…. Gây ngộ độc
Câu 68: Địa y có những hình dạng nào? Chúng mọc ở đâu?
Trả lời:
Địa y có hình vảy đó là những bản mỏng, dính chặt vào vỏ cây hoặc hình cành, trông giống như 1 cành cây nhỏ phân nhánh, cũng có khi như 1 búi sợi mắc vào cành cây
Chúng thường mọc ở trên thân cây gỗ
Câu 69: Thành phần cấu tạo của địa y gồm những gì? Vai trò của địa y như thế nào?
TRả lời:
Thành phần của địa y gồm những tế bào tảo màu xanh nằm xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt không màu
Vai trò của địa y:
Làm thức ăn của hươu bắc cực
Tạo thành đất
Là nguyên liệu chế nước hoa , phẩm nhuộm…
File đính kèm:
- De Cuong On Tap Sinh Hoc HKII.doc