Đề 1 :
Văn bản có tựa đề Phong cách Hồ Chí Minh. Tác giả không giải thích “phong cách” là gì nhưng qua nội dung văn bản, em hiểu từ “phong cách” trong trường hợp này có ý nghĩa như thế nào ?Nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh được Lê Anh Trà nêu trong bài viết là gì ?
Gợi ý :
- Từ “phong cách” có nhiều nghĩa. Ở văn bản này “phong cách” được hiểu là đặc điểm có tính ổn định trong lối sống, sinh hoạt, làm việc của một người tạo nên nét riêng của người đó.
- Nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh
+ Kết hợp giữa bản sắc văn hóa dân tộc bền vững với hiểu biết sâu rộng tinh hoa văn hóa thế giới :
+ Lối sống hết sức giản dị, thanh đạm nhưng cũng rất thanh cao. Đó là “Một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”
341 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập Ngữ Văn Lớp 9 - Học kì 2 và Ôn thi vào Lớp 10 - Đỗ Thị Hoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a Nguyễn Duy; Phát biểu những suy nghĩ của mình về nhân vật ông Hai trong truyện Làng của Kim Lân...
Dạng 10 : Phân tích một vấn đề (nội dung hoặc nghệ thuật) đặt ra trong tác phẩm văn học. Chẳng hạn: Phân tích vẻ đẹp của tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng. Hoặc Nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du qua một số đoạn trích Truyện Kiều đã học.
Dạng 11 : Phân tích một nhân vật trong tác phẩm văn học. Chẳng hạn: Phân tích nhân vật Chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố (hoặc cụ Bơ-men trong Chiếc lá cuối cùng của Ô Hen-ri)
Dạng 12 : Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo đức, lối sống. Chẳng hạn: Hãy phát biểu những suy nghĩ của mình về câu tục ngữ : “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”; hoặc bình luận câu nói của M Gorki: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi thiếu tình thương”
Dạng 13 : Nghị luận về một vấn đề có thật trong cuộc sống. Ví dụ: Về một thói hư tật xấu mà em thấy cần phê phán; hoặc Những suy nghĩ sau khi đi thăm một bà mẹ Việt Nam anh hùng có 9 người con liệt sĩ.
Dạng 14 : Kể về một câu chuyện có thật hoặc tưởng tượng, sáng tạo. Ví dụ: Một lần mắc lỗi, hoặc Về một giấc mơ đẹp.
Dạng 15 : Suy nghĩ về ý nghĩa của một câu chuyện nào đó. Ví dụ: Câu chuyện sau gợi cho em những suy nghĩ gì ?
Hoa hồng tặng mẹ
Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300 km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.
- Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu - nó nức nở - nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá hoa hồng đến 2 đô la.
Anh mỉm cười và nói với nó :
- Đến đây, chú sẽ mua cho cháu.
Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh trả lời:
- Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.
Rồi nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói:
- Đây là nhà của mẹ cháu.
Nói xong, nó ân cần đặt những nhánh hoa hồng lên mộ.
Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch ba trăm ki lô mét về nhà mẹ anh để trao tận tay bà bó hoa.
Đề thi môn Ngữ văn của Sở GD-ĐT Đà Nẵng năm học 2008 -2009
THURSDAY, 19. JUNE 2008, 08:48:49
ĐỀ THI TUYỂN SINH THPT
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC: 2008 – 2009 (Đà Nẵng)
Môn thi : NGỮ VĂN
Câu 1: (1 điểm)
Trong các từ in đậm sau đây, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?
- Ngang lưng thì thắt bao vàng,
Đầu(1) đội nón dấu, vai mang súng dài.
(Ca dao)
- Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu(3) nghênh nghênh.
(Tố Hữu, Lượm)
- Đầu(2) tường lửa lựu lập lòe đơm bông.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
- Đầu(4) súng trắng treo.
(Chính Hữu, Đồng Chí)
Câu 2: (1 điểm)
Chỉ ra các từ ngữ là thành phần biệt lập trong các câu sau. Cho biết tên gọi của mỗi thành phần biệt lập đó.
Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt. Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.
(Nguyễn Minh Châu, Bến quê, Ngữ văn 9, tập 2)
Câu 3: (1 điểm)
Cho biết phép liên kết câu và phép liên kết đoạn văn được sử dụng trong phần trích sau. Chỉ ra từ ngữ thực hiện mỗi phép liên kết đó.
Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa.
(Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục, Dẫn theo Ngữ văn 9, tập hai)
Câu 4: (2 điểm)
Mùa hè là mùa thú vị nhất đối với lứa tuổi học trò. Em sẽ làm gì để có được một mùa hè thực sự vui tươi và bổ ích?
(Viết thành một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn không quá 20 dòng).
Câu 5: (5 điểm)
ÁNH TRĂNG
Thình lình đèn điện tắt Trăng cứ tròn vành vạnh
Phòng buyn-đinh tối om kể chi người vô tình
vội bật tung cửa sổ ánh trăng im phăng phắc
đột ngột vầng trăng tròn đủ cho ta giật mình.
Ngửa mặt lên nhìn mặt TP.Hồ Chí Minh, 1978
có cái gì rưng rưng (Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, tập một)
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Phân tích và phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn thơ trên.
Đề thi môn Ngữ văn của Sở GD-ĐT Hà Nội năm học 2008 -2009
THURSDAY, 19. JUNE 2008, 08:36:24
ĐỀ THI TUYỂN SINH THPT
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC: 2008 – 2009 Hà Nội
Môn thi : NGỮ VĂN
Phần I: (4 điểm)
Cho đoạn trích sau:
() Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình.
Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!” ()
(Lê Minh Khuê – Sách Ngữ văn 9, tập 2)
1. Những câu văn này được rút từ tác phẩm nào? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy.
2. Xác định câu có lời dẫn trực tiếp và câu đặc biệt trong đoạn trích trên.
3. Giới thiệu ngắn gọn (không quá nửa trang giấy thi) về nhân vật tôi trong tác phẩm đó.
4. Kể tên một tác phẩm khác viết về người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 và ghi rõ tên tác giả.
Phần II (6 điểm)
Trong bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã viết rất xúc động về người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp:
() Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. ()
1. Từ Đồng chí nghĩa là gì? Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên bài thơ của mình là Đồng chí?
2. Trong câu thơ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính, nhà thơ đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ấy.
3. Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp trong đó có sử dụng phép thế và một phủ định để làm rõ sự đồng cảm, sẻ chia giữa những người đồng đội. (Gạch dưới câu phủ định và những từ
Đề thi môn Ngữ văn của Sở GD-ĐT TP.HCM năm học 2008-2009
THURSDAY, 19. JUNE 2008, 07:54:29
ĐỀ THI TUYỂN SINH THPT
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2008-2009
Khóa ngày 18, 19-6-2008
Đề thi môn Ngữ văn của Sở GD-ĐT TP.HCM
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2008-2009
Khóa ngày 18, 19-6-2008
Đề thi môn Ngữ văn của Sở GD-ĐT TP.HCM
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Câu 1 (1 điểm):
Chép nguyên văn bốn câu cuối bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
Câu 2 (1 điểm):
Tìm nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của các từ in đậm trong các câu thơ sau:
Đuề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Câu 3 (3 điểm):
Viết một văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về đức hy sinh.
Câu 4 (5 điểm):
Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn thơ:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe,
Đêm thở : sao lùa nứơc Hạ Long.
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao,
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)
Đề thi môn Ngữ văn của Sở GD-ĐT Hà Nội năm học 2008 -2009
THURSDAY, 19. JUNE 2008, 08:36:24
ĐỀ THI TUYỂN SINH THPT
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC: 2008 – 2009 Hà Nội
Môn thi : NGỮ VĂN
Phần I: (4 điểm)
Cho đoạn trích sau:
() Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình.
Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!” ()
(Lê Minh Khuê – Sách Ngữ văn 9, tập 2)
1. Những câu văn này được rút từ tác phẩm nào? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy.
2. Xác định câu có lời dẫn trực tiếp và câu đặc biệt trong đoạn trích trên.
3. Giới thiệu ngắn gọn (không quá nửa trang giấy thi) về nhân vật tôi trong tác phẩm đó.
4. Kể tên một tác phẩm khác viết về người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 và ghi rõ tên tác giả.
Phần II (6 điểm)
Trong bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã viết rất xúc động về người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp:
() Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. ()
1. Từ Đồng chí nghĩa là gì? Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên bài thơ của mình là Đồng chí?
2. Trong câu thơ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính, nhà thơ đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ấy.
3. Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp trong đó có sử dụng phép thế và một phủ định để làm rõ sự đồng cảm, sẻ chia giữa những người đồng đội. (Gạch dưới câu phủ định và những từ ngữ dùng làm phép thế).
File đính kèm:
- De cuong On tap Van 9(1).doc