Đề 1 : Chứng minh rằng: bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người?
a/ Mở bài: Thiên nhiên bao giờ cũng gắn bó và có vai trò rất quan trọng đối với con người. Do đó, ta cần phải bảo vệ môi trường thiên nhiên.
b/ Thân bài:
- Môi trường bao gồm: không khí, nước, đất, cây xanh
+ Luận điểm: con người chịu tác động trực tiếp từ môi
trường xung quanh:
- Không khí: hít thở
- Nước: uống, sinh hoạt hang ngày
- Cây xanh: che mát, làm thức ăn, chống xói mòn
- Đất: sinh sống, canh tác tạo ra nguồn lương thực
+ Luận điểm: Nếu môi trường ô nhiễm sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng:
- Không khí ô nhiễm, gây ung thư phổi và các bệnh về hô hấp
- Nước bị ô nhiễm: không có nước để uống, sinh hoạt, gây các bệnh tiêu chảy và các bệnh nguy hiểm
- Cây xanh bị chặt phá làm trái đất nóng lên gây các bệnh ung thư, lũ lụt xảy ra, thiếu không khí để thở.
- Đất đai ô nhiễm làm đất canh tác bị thiếu hụt gây ra tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm
c/ Kết bài: Kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực: không xả rác bừa bãi, tiết kiệm nước, không chặt phá cây xanh
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì 2 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Liêng Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. ( liệt kê)
à Nuôi cá có lãi nhất, rồi đến làm vườn, rồi làm ruộng
èThứ tự nguồn lợi kinh tế của các ngành nghề
Câu 7 : - Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống (liệt kê)
è Trong nghề làm ruộng, cần đảm bảo đủ 4 yếu tố thì lúa tốt, mùa màng bội thu
Câu 8: Nhất thì, nhì thục
àThứ nhất là thời vụ, thứ 2 là đất canh tác
è Trong trồng trọt phải đủ 2 yếu tố thời vụ và đất đai
2
Tục ngữ về con người và xã hội
Câu 1 : Một mặt người bằng mười mặt của
à Đề cao giá trị con người quý báu hơn của cải
à so sánh , hoán dụ
Câu 2 : Cái răng cái tóc là góc con người
à Nét đẹp thẩm mỹ bên ngoài phản ảnh vẻ đẹp bên trong
Câu 3: Đói cho sạch, rách cho thơm
®Đối , ẩn dụ
à Phải giữ gìn phẩm giá dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào
Câu 4 : Học ăn, học nói, học gói, học mở
à Lời khuyên về tinh thần học hỏi, sự khéo léo trong cách ứng xử, giao tiếp
à điệp ngữ
Câu 5 : không thầy đố mày làm nên
à Tầm quan trọng của người thầy
à nói quá
Câu 6 : Học thầy không tày học bạn
à Đề cao việc học hỏi bạn bè
Câu 7 : Thương người như thể thương thân
à Nên hết lòng, hết dạ giúp đỡ thương yêu người có hoàn cảnh gia đình khó khăn
Câu 8: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
à Lời khuyên về lòng biết ơn đối với người đã làm nên thành quả cho ta hưởng thụ
à ẩn dụ
Câu 9 : Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
à Tinh thần đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh to lớn
à ẩn dụ, lục bát
2
Tục ngữ về con người và xã hội
Câu 1 : Một mặt người bằng mười mặt của
à Đề cao giá trị con người quý báu hơn của cải
à so sánh , hoán dụ
Câu 2 : Cái răng cái tóc là góc con người
à Nét đẹp thẩm mỹ bên ngoài phản ảnh vẻ đẹp bên trong
Câu 3: Đói cho sạch, rách cho thơm
®Đối , ẩn dụ
à Phải giữ gìn phẩm giá dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào
Câu 4 : Học ăn, học nói, học gói, học mở
à Lời khuyên về tinh thần học hỏi, sự khéo léo trong cách ứng xử, giao tiếp
à điệp ngữ
Câu 5 : không thầy đố mày làm nên
à Tầm quan trọng của người thầy
à nói quá
Câu 6 : Học thầy không tày học bạn
à Đề cao việc học hỏi bạn bè
Câu 7 : Thương người như thể thương thân
à Nên hết lòng, hết dạ giúp đỡ thương yêu người có hoàn cảnh gia đình khó khăn
Câu 8: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
à Lời khuyên về lòng biết ơn đối với người đã làm nên thành quả cho ta hưởng thụ
à ẩn dụ
Câu 9 : Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
à Tinh thần đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh to lớn
à ẩn dụ, lục bát
II. TIẾNG VIỆT:
1.Các phép biến đổi câu
STT
Phép biến đổi
Khái niệm/ Đặc điểm
Ví dụ
1
Rút gọn câu
Khi nói viết, ta có thể lược bỏ một số thành phần của câu tạo thành câu rút gọn bớt thành phần câu
VD : Thương người như thể thương thân
à Rút gọn chủ ngữ
à Khôi phục lại chủ ngữ: Người ta / thương người như thể thương thân
2
Câu đặc biệt
Câu đặc biệt không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ
* Tác dụng :
VD: Một đêm mùa đông. Cái lạnh se người len lỏi vào từng căn nhà, góc phố.
à Nêu thời gian nơi chốn
VD: Cháy. Tiếng thét. Chạy rầm rập.
à Liệt kê sự vật hiện tượng
VD: Trời ôi! Aí chà chà !
à Bộc lộ cảm xúc :
VD: Sơn ơi ! Đợi với.
à Gọi đáp
- VD : Bịch. Bốp. Chát. Chỉ nghe thấy tiếng khóc và tiếng rên rỉ
3
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
+ Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ chủ thể của hoạt động
+ Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ đối tượng của hành động
- Hùng Vương truyền ngôi cho Lang Liêu
- Lang Liêu được Hùng Vương truyền ngôi
2.Các phép tu từ cú pháp (Liệt kê)
Phân loại
a. Liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp
VD :Tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải à liệt kê không theo từng cặp
Tinh thần và lực lượng; tính mạng và của cải à Liệt kê theo từng cặp
b. Liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến
VD : Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau
à liệt kê không tăng tiến : khi thay đổi vị trí các thành phần liệt kê thì câu không thay đổi ý nghĩa
VD : Gia đình, dòng họ ai ai cũng yêu quý nó.
à Liệt kê tăng tiến : không thể thay đổi vị trí các thành phần liệt kê trong câu vì câu sẽ thay đổi ý nghĩa
II. TẬP LÀM VĂN:
Dàn ý một số đề Tập làm văn.
Đề 1 : Chứng minh rằng: bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người?
a/ Mở bài: Thiên nhiên bao giờ cũng gắn bó và có vai trò rất quan trọng đối với con người. Do đó, ta cần phải bảo vệ môi trường thiên nhiên.
b/ Thân bài:
- Môi trường bao gồm: không khí, nước, đất, cây xanh
+ Luận điểm: con người chịu tác động trực tiếp từ môi
trường xung quanh:
- Không khí: hít thở
- Nước: uống, sinh hoạt hang ngày
- Cây xanh: che mát, làm thức ăn, chống xói mòn
- Đất: sinh sống, canh tác tạo ra nguồn lương thực
+ Luận điểm: Nếu môi trường ô nhiễm sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng:
- Không khí ô nhiễm, gây ung thư phổi và các bệnh về hô hấp
- Nước bị ô nhiễm: không có nước để uống, sinh hoạt, gây các bệnh tiêu chảy và các bệnh nguy hiểm
- Cây xanh bị chặt phá làm trái đất nóng lên gây các bệnh ung thư, lũ lụt xảy ra, thiếu không khí để thở.
- Đất đai ô nhiễm làm đất canh tác bị thiếu hụt gây ra tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm
c/ Kết bài: Kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực: không xả rác bừa bãi, tiết kiệm nước, không chặt phá cây xanh
Đề 2: Giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”?
+ MB: - Giới thiệu vai trò của việc học tập với mỗi người: hết sức quan trọng, không học không thể thành người có ích.
- Đặt vấn đề: Vậy cần phải học tập như thế nào? ( Giới thiệu, trích dẫn lời khuyên của Lê-nin.)
+ TB:
* Giải thích ý nghĩa lời khuyên
- Lời khuyên như thúc giục mỗi người cố gắng học tập.
+ Học nữa: học thêm, nâng cao, bổ sung vào những điều đã học, đã biết.
+ Học mãi: học không ngừng, suốt đời.
- Học tập là công việc suốt đời, mãi mãi. Con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi đã có được vị trí nhất định trong xã hội.
* Vì sao phải “Học, học nữa, học mãi”?
- Kiến thức học ở trường chỉ là cơ bản ( phải luôn học tập nâng cao để có kiến thức sâu rộng.
- Hiểu biết của con người là nhỏ bé, học tập giúp làm cho tâm hồn, trí tuệ thêm phong phú, góp phần nâng cao giá trị của bản thân.
- Xã hội luôn vận động, phát triển, không chịu khó học hỏi sẽ tụt hậu về kiến thức.
* Làm thế nào để thực hiện lời khuyên đó?(Học ở đâu và như thế nào?)
- Học ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, học trên lớp, học trong sách vở, học từ thầy cô, bạn bè, cuộc sống.
- Có thể học mọi lúc, mọi nơi.
- Cần có kế hoạch học tập cụ thể và ý chí thực hiện kế hoạch đó.
* Liên hệ bản thân: Em đã và sẽ học tập như thế nào?
+ KB: Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ trong lời khuyên của Lê-nin: Đây là lời khuyên đúng đắn và có ích với mọi người, đặc biệt là người học sinh.
Đề 3: Hãy giả thích ý nghĩa của câu tục ngữ “ Đi một ngày đàng học một sang khôn”?
a) Mở bài: (1 điểm)
- Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa là đúc kết kinh nghiệm và thể hiện khát vọng đi nhiều nơi để mở rộng hiểu biết.
b) Thân bài: (4 điểm)
- Học sinh giải thích rõ ràng và lập luận làm nổi rõ vấn đề:
- Nghĩa đen: Câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng” là ý nói đi nhiều đi xa và đi thì học được nhiều kinh nghiệm, kiến thức “một sàng khôn”.
- Nghĩa bóng : nghĩa của cả câu tục ngữ muốn khuyên răn, nhắc nhở và khuyến khích chúng ta kinh nghiệm của ông cha cần “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
- Thể hiện ước mơ của người nông dân xưa được đi xa mở rộng tầm hiểu biết của mình.
- Ngày nay chúng ta có đầy đủ các phương tiện xe cộ, kinh tế bớt khó khăn hơn, điều kiện để đi xa mở rộng tầm hiểu biết cũng thuận tiện hơn.
Ví dụ: Bác Hồ đi rất nhiều nơi, ra nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm các nước bạn để tìm ra con đường cứu nước.
- Liên hệ bản thân: không chỉ học hỏi, giao lưu với các bạn trong lớp mà còn học hỏi giao lưu với các bạn ở lớp khác, trường khác để học hỏi
c) Kết bài: (1 điểm)
- Câu tục ngữ ngày xưa vẫn còn ý nghĩa đối với ngày hôm nay. Khuyên bảo mọi người nên đi xa để học hỏi những điều hay, điều tốt.
Đề 4: Chứng minh người V.N luôn sống theo đạo lí ” Ăn quả nhớ ke trồng cây " và " Uống nước nhớ nguồn "?
+ MB: giới thiệu câu tục ngữ và nội dung vấn đề
+ TB:
- Giải thích ý nghĩa hai câu tục ngữ
- Nghĩa đen: ăn quả, uống nước là những người được hưởng thành quả. Kẻ trồng cây và nguồn là người tạo ra thành quả
- Nghĩa bóng: Khi được hưởng thành quả phải biết nhớ ơn người đã tạo ra thành quả đó.
- Dẫn chứng:
+ Ông bà, cha mẹ sinh ra ta, ta phải nhớ ơn họ bằng cách vâng lời, lễ phép, chăm sóc ông bà cha mẹ
+ Các anh hùng đã hi sinh để ta được sống trong độc lập => chúng ta phải bíêt trân trọng, biết ơn họ bằng cách tới thăm các chú bộ đội nhân ngày thương binh liệt sĩ 27/7
+ Biết ơn Bác Hồ đã hi sinh cả cuộc đời để tìm đường cứu nước cho dân tộc à ta phải học thật giỏi để xứng đáng là cháu ngoan bác Hồ.
- Rút ra bài học cho bản thân:
+ Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình khi gặp khó khăn, biết giúp đỡ bạn bè
+ Cố gắng học tốt để đền ơn cha mẹ, thầy cô, xứng đáng cháu ngoan Bác hồ.
+ Họ luôn nhớ ơn các anh hùng đời trước
+ Tự suy nghĩ thêm các dẫn chứng khác
+ KB: khuyên mọi người sống theo đạo lí trên
Đề 5: Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “ Có công mài sắt có ngày nên kim”?
+ MB:
- Giới thiệu vấn đề: Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống.
+ TB:
1. Lí lẽ:
- Dùng hình ảnh "sắt, kim" để nêu lên một vấn đề "Kiên trì".
- Kiên trì là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.
- Không có kiên trì thì không làm được gì.
2. Dẫn chứng: Những người có đức tính kiên trì đề thành công:
- Dẫn chứng : Tấm gương Bác Hồ...
3. Lí lẽ: Kiên trì giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được.
4. Dẫn chứng:
- Dẫn chứng (ngày nay): Thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay...
- Dẫn chứng (thơ văn): Xưa nay đều có những câu thơ văn tương tự:
"Không có việc gì khó
Chỉ sở lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"
+ KB:
- Rút ra bài học: Mọi người nên tu dưỡng đức tình kiên trì, bắt đầu từ những việc nhỏ. để khi ra đời làm được việc lớn.
File đính kèm:
- on tap van 7.doc