Đề cương ôn tập môn Địa lý

Câu 1

Vị trí : Ở phía Bắc nước ta, giữa sông Hồng và sông Đà

Chiều dài : Khoảng 180km

Chiều rộng : Gần 30km

Độ cao : Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam

Đỉnh : Có nhiều đỉnh nhọn

Sườn : Rất dốc

Thung lũng : Hẹp và sâu

Khí hậu : Lạnh quanh năm

Đỉnh núi Panxi păng cao:

3140m 3143m 2149m

 

Câu 2: Điền Đ hoặc S vào ô trống

a) Vùng núi Hoàng Liên Sơn là nơi có

1. Dân cư thưa thớt

2. Dân cư đông đúc

b) Dân tộc ít người là dân tộc

 

doc29 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập môn Địa lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu là Thái Bình. - Đời sống của nhân dân dưới thời Đinh Bộ Lĩnh: Nhân dân không còn phiêu tán, họ trở về quê hương làm ruộng, đời sống dần dần ấm no. Câu 10: Diễn biến kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược. a. Diễn biến: * Đường thuỷ: Vua Lê trực tiếp chỉ huy binh thuyền. Ông cho quân cắm cọc ở sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền địch. Cuối cùng quân thuỷ bị đánh lui. * Đường bộ: Quân ta đánh chặn quân Tống ở Chi Lăng buộc chúng phải rút quân. Ta truy kích tiêu diệt quân địch. Quân địch chết quá nửa. Tướng giặc bị giết cuộc kháng chiến thắng lợi. b. Kết quả: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược thắng lợi đã giữ vững được nền độc lập của nước nhà và đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào, lòng tin ở sức mạnh của dân tộc. Câu 11: - Năm 1010 vua Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long. - Vị trí địa lí thì vùng Hoa Lư không phải là trung tâm của đất nước, còn Đại La lại là trung tâm của đất nước. - Về địa hình thì vùng Hoa Lư là vùng núi non chật hẹp hiểm trở, đi lại khó khăn còn vùng Đại La ở giữa đồng bằng rộng rãi, bằng phẳng, cao ráo, đất đai màu mỡ. - Vua Lý Thái Tổ tin muốn con cháu đời sau xây dựng được cuộc sống ấm no thì phải dời đô từ miền núi Hoa Lư về Đại La. Câu 12: Dưới thời Lý đạo phật rất thịnh đạt - Đạo phật được truyền bá rộng rãi trong cả nước, nhân dân theo đạo phật rất đông, nhiều nhà vua thời này cũng theo đạo phật (Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông). Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình. - Chưa mọc lên khắp kinh thành, làng xã. - Dưới thời Lý, chùa là nơi tu hành của các nhà sư. Là nơi tế lễ của đạo phật nhưng cũng là trung tâm văn hoá của các làng xã. Nhân dân đến chùa lễ phật hội họp. Câu 13: Quân Tống xâm lược nước ta năm 1076. Chúng kéo 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu dưới sự chỉ huy của Quách Quỳ ồ ạt tiến vào nước ta. Trận chiến diễn ra trên phòng tuyến sông Như Nguyệt. * Trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt khi đã đến bờ Bắc sông Như Nguyệt, Quách Quỳ nóng lòng chờ quân thuỷ tiến vào phối hợp vượt sông nhưng quân thuỷ của chúng đã bị quân ta chặn đứng ngoài bờ biển. Quách Quỳ liều mạng cho quân đóng bè tổ chức tiến công ta. Hai bên giao chiến ác liệt, phòng tuyến sông Như Nguyệt tưởng như sắp vỡ. Lý Thường Kiệt tự mình thúc quân xông tới tiêu diệt kẻ thù. Quân địch bị quân ta phản công bất ngờ không kịp chống đỡ vội tìm đường chạy. Trận Như Nguyệt đại thắng. Câu 14: Đánh dấu X vào trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây: a. Nhà Trần làm gì để xây dựng quân đội? Tuyển tất cả các trai tráng từ 16 đến 30 tuổi vào quân đội x Trai tráng khoẻ mạnh được tuyển vào quân đội, thời bình thì ở làng sản xuất, lúc có chiến tranh thì tham gia chiến đấu. b. Nhà trần làm gì để phát triển nông nghiệp Đặt thêm chức quan hà đê sứ để trông coi đê điều Đặt thêm chức quan khuyến nông sứ để khuyến khích nông dân sản xuất Đặt thêm chức quan đồn điền sứ để tuyển mộ người đi khẩn hoang x Tất cả các ý trên. Câu 15: Nhà Trần có biện pháp (B) gì và thu được kết quả (K) như thế nào trong việc đắp đê? B Hàng năm con trai từ 18 tuổi phải dành một số ngày tham giam gia sửa đê, đắp đê B Khi có lũ lụt tất cả mọi người không phân biệt trai gái, giàu nghèo đều phải tham gia bảo vệ đê. B Các vua nhà Trần cũng có khi tự mình trông nom việc đắp đê. K Đến thời nhà Trần, hệ thống đê đã hình thành dọc theo sông Hồng và các con sông lớn khác ở Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ K Hệ thống đê điều này đã góp phần giúp cho nông nghiệp phát triển Câu 16: ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược Mông Nguyên của quân dân nhà Trần được thể hiện như thế nào? - Trần Thủ Độ: Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo. - Trần Hưng Đạo: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng cam lòng". - Các vị bô lão: đồng thanh hô to: Đánh! - Các chiến sĩ: Thích vào cánh tay hai chữ "Sát Thát" "giết giặc Mông Cổ". Câu 17: Năm 1400 Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ. Nhà Hồ đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khó khăn. Tuy nhiên, do chưa đủ thời gian đoàn kết được nhân dân nên nhà Hồ đã thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Nhà Hồ sụp đổ, nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh. Câu 18: Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của trận chiến thắng Chi Lăng a. Diễn biến: Quân địch đến ải Chi Lăng, bị binh ta nghênh chiến rồi quay đầu giả vờ thua để nhử địch vào ải. Khi ngựa chúng đang bì bãn vượt qua đầm lầy thì bỗng nhiên một loạt pháo nổ vang như sấm dây. Lập tức từ hai bên sườn núi, những chùm tên và những mũi lao phóng xuống, Liễu Thăng bị giết. Quân địch hoảng loạn. Hàng vạn quân Minh bị giết, số còn lại rút chạy. b. Kết quả: Quân ta đại thắng, quân địch thua trận, số sống sót chạy về nước. Tướng địch là Liễu Thăng chết ngay tại trận. c. ý nghĩa: Trận Chi Lăng chiến thắng vẻ vang, mưa đồ cứu viện cho Đông quan của nhà Minh bị tan vỡ. Quân Minh xâm lược phải đầu hàng, rút về nước. Nước ta hoàn toàn độc lập. Lê lợi lên ngôi vua, mở đầu thời Hậu Lê. Câu 19: Thời Hậu Lê (Lê Thánh Tông) Nội dung chính của Bộ luật Hồng Đức Bảo vệ quyền lợi của nhà vua, quan lại, địa chỉ bảo vệ chủ quyền của quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ. Câu 20: Đôi nét về giáo dục dưới thời Hậu Lê - Tổ chức trường học: Dựng nhà Thái học, dựng lại Quốc Tử Giám. - Người được đi học: Con cháu vua quan và anh em gia đình thường dân nếu học giỏi. - Nội dung học: Nho giáo (Học thuộc lòng những đầu nho giáo dục). - Nền nếp thi cử: 3 năm có 1 kì thi Hương Hội, Đình kiểm tra trình độ các quan (định kì). Câu 21: Những việc nhà Hậu Lê đã làm để khuyến khích việc học - Tổ chức lễ xứng danh (đọc tên người đỗ). - Lễ Vinh Quy (lễ đón rước người đỗ cao về làng) - Khắc tên tuổi người đỗ đạt cao (tiến sĩ) vào bia đá dựng ở văn miếu để tôn vinh người có tài. - Kiểm tra định kì trình độ của quan lại Câu 22: a) Các tác giả, tác phẩm khoa học tiêu biểu thời Hậu Lê Ngô Sĩ Liên: Đại sứ kí toàn thư Nguyễn Trãi: Lam Sơn thực lạc Dư địa chí Lương Thế Vinh: Đại thành toán pháp b) Các tác giả tác phẩm văn học tiêu biểu thời Hậu Lê Nguyễn Trãi: Bình Ngô Đại Cáo, ức Trai thi tập Vua Lê Thánh Tông Các tác phẩm thơ Hội Tao Đàn Lý Tử Tấn, Nguyễn Húc: Các bài hơ Câu 23: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của chiến tranh Trịnh - Nguyễn. a) Nguyên nhân: Khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay nắm toàn bộ triều chính đã đẩy con trai của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng Thuận Hoá, Quảng Nam. Hai thế lực phong kiến Trịnh Nguyễn tranh giành quyền lực đã gây nên cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn. b. Diễn biến: Trong khoảng 50 năm, hai họ Trịnh Nguyễn đánh nhau bảy lần, vùng đất miền Trung trở thành chiến trường ác liệt. c. Kết quả: Hai họ lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới chia cắt đất nước. Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra, Đàng Trong từ sông Gianh trở vào làm cho đất nước bị chia cắt hơn 200 năm. Câu 24: Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong diễn ra như thế nào? - Cuối thế kỷ XVI các chúa Nguyễn rất quan tâm tới việc khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích sản xuất. - Nông dân, quân lính được phép mang cả gia đình vào Nam khẩn hoang lập làng, lập ấp. - Những người khẩn hoang được cấp lương thực trong nửa năm cùng một số nông cụ rồi chia thành từng đoàn đi khai phá đất hoang. - Đoàn người khai hoang cứ dần dần tiến vào phía Nam. Từ Phú Yên đến Khánh Hoà rồi toàn bộ miền Nam Trung Bộ rồi tiếp tục tiến sâu và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. * Kết quả: Làm cho bờ cõi đất nước được phát triển diện tích đất nông nghiệp tăng, sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ấm no hơn. Câu 25: Mô tả một số thành thị của nước ta ở thế kỉ XVI - XVII Thăng Long, Phố Hiến, Hội An. Dân cư ở các thành thị này tập trung đông và có nhiều người dân nước ngoài hàng hoá nhiều, hoạt động buôn bán diễn ra tấp nập. Câu 26: Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn. * Chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn. Quân bộ và quân thuỷ của Nguyễn Huệ tiến như vũ bão về Thăng Long. Quân Tây Sơn đánh mạnh vào trận địa của quân Trịnh. Tướng sĩ quân Trịnh nhìn nhau không dám tiến. Lợi dụng cơ hội ấy, quân Tây Sơn bắn đạn lửa vào quân Trịnh. Phút chốc quân Trịnh đã bại. Trịnh Khải bị dân bắt trói nộp cho quân Tây Sơn. * Kết quả: Nguyễn Huệ làm chủ được Thăng Long, lại đổ họ Trịnh giao quyền cai trị ở đây trong cho Vua Lê (năm 1786) đặt cơ sở cho việc thống nhất đất nước sau hơn 2000 năm bị chia cắt. Câu 27: Khi nghe tin quân Thanh xâm lược nước ta. Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế và kéo quân từ Nam ra Bắc để đánh giặc. Ông chọn đúng tết Kỷ Dậu (1789) để đánh giặc. Trước khi vào Thăng Long vua cho quân ăn tết trước ở Tam Điệp. Trận Ngọc Hồi vua cho quân ghép các mảnh gỗ thành tấm lá chắn lấy rơm dấp nước quấn ngoài. Quân ta đánh thắng được 29 vạn quân Thanh. Câu 29: Những chính sách về kinh tế, văn hoá, giáo dục của vua Quang Trung. a. Kinh tế: - Ban hành "chiến khuyến nông" - Đúc đồng tiền mới - Mở cửa biên giới, mở cửa biển b. Văn hoá: Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm Coi chữ Nôm là chữ chính thức của quốc gia c. Giáo dục ban hành chiếu lập học Câu 29: Nhà Nguyễn thành lập trong hoàn cảnh: Sau ki Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn suy yếu dần. Lợi dụng thời cơ đó Nguyễn ánh đã huy động lực lượng tấn công Tây Sơn. Năm 1802 Tây Sơn bị lật đổ. Nguyễn ánh lên ngôi Hoàng Đế lấy niên hiệu Gia Long định đô ở Phú Xuân (Huế). Ngay từ khi nắm quyền cai trị đất nước, các vua triều Nguyễn đã chỉ chú trọng vào việc củng cố quyền lợi cho dòng họ, giữ gìn ngai vàng, không quan tâm đến đời sống nhân dân, đời sống nhân dân khổ cực. Câu 30: Kinh thành Huế là một công trình kiến trúc đẹp đẽ, sáng tạo của nhân dân ta. Ngày 11/12/1993 UNESCO công nhân kinh thành Huế là di sản văn hoá thế giới.

File đính kèm:

  • docDE CUONG KSD.doc