Đề cương ôn tập kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD&ĐT Quận 1

docx3 trang | Chia sẻ: Duy Thuận | Ngày: 09/04/2025 | Lượt xem: 12 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD&ĐT Quận 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN: Giáo Dục Công Dân khối 9 I. NỘI DUNG: 1. Bài 2: Tự chủ. 2. Bài 6: Hợp tác cùng phát triển. 3. Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp cũa dân tộc. 4. Bài 8: Năng động, sáng tạo II. LÝ THUYẾT 1. Bài TỰ CHỦ 1. Thế nào người biết tự chủ? Người biết tự chủ là người làm chủ bản thân; làm chủ suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống. Biểu hiện: bình tĩnh tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình 2. Vì sao phải tự chủ? Giúp ta sống đúng đắn và cư xử có văn hóa, có đạo đức. Đứng vững trước những khó khăn và thử thách. 3. Rèn luyện: Tập suy nghĩ trước khi nói và hành động Sau mỗi việc làm cần xem lại thái độ, lời nói và hành động của mình là đúng hay sai và kịp thời rút kinh nghiệm. 2. Bài HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN 1. Thế nào là hợp tác? Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ nhau trong công việc vì lợi ích chung. Hợp tác phải dựa trên cơ sở: + Bình đẳng; + Hai bên cùng có lợi; + Không phương hại đến lợi ích người khác. 2. Ý nghĩa: Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn. Giải quyết những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho các nước cùng phát triển. Để đạt mục tiêu cho toàn nhân loại 3. Nguyên tắc hợp tác của Đảng và Nhà nước: Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước; Không can thiệp vào nội bộ; không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực; Bình đẳng và cùng có lợi; Giải quyết bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hoà bình; Phản đối âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt cường quyền. 4. Rèn luyện: Quan tâm, có thái độ hữu nghị, đoàn kết với người nước ngoài. Giữ gìn phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam trong giao tiếp. Tham gia hoạt động hợp tác trong học tập, lao động. 3. Bài KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC 1. Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần được: hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc. truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 2. Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Truyền thống yêu nước, đoàn kết, cần cù lao động, chống ngoại xâm; Truyền thống nhân nghĩa, hiếu học, tôn sư trọng đạo; Các truyền thống về văn hóa, nghệ thuật 3. Ý nghĩa: Là vô cùng quý giá; Góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân; Góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam. 4. Trách nhiệm của công dân - học sinh: Cần tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; Lên án và ngăn chận những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc. 4. Bài NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO 1. Thế nào là năng động sáng tạo? Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm. Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới. Người năng động, sáng tạo luôn say mê tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí những tình huống trong học tập, lao động, công tác nhằm đạt hiệu quả cao. 2. Vì sao phải năng động sáng tạo? Là phẩm chất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Giúp con người vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích nhanh chóng và tốt đẹp. Làm nên những kì tích vẻ vang, mang lại vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước. 3. Rèn luyện Rèn luyện tính siêng năng, tích cực chủ động trong học tập, lao động. Tìm ra phương pháp học tốt nhất cho bản thân và biết cách vận dụng. III. CÂU HỎI (tham khảo) 1. Em hiểu thế nào là người biết tự chủ? 2. Tự chủ giúp ích gì cho ta trong cuộc sống? 3. Em đã rèn luyện sự tự chủ của bản thân như thế nào? 4. Nêu một việc làm thể hiện sự tự chủ của bản thân? 5. Em hiểu thế nào là hợp tác? 6. Nêu việc làm thể hiện sự hợp tác trong học tập, trong cuộc sống của bản thân 7. Em hãy kể tên những vấn đề có tính bức xúc toàn cầu cần sự hợp tác quốc tế. 8. Em hãy kể tên những tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên. 9. Em hãy kể tên những truyền thống tốt đẹp, đáng tự hào của dân tộc ta. 10. Thế nào là năng động, sáng tạo? 11. Năng động, sáng tạo giúp ích gì cho ta trong cuộc sống? 12. Em đã rèn luyện sự năng động, sáng tạo của bản thân như thế nào? 13. Nêu việc làm thể hiện sự năng động, sáng tạo trong học tập, trong cuộc sống của bản thân 14. Nhận xét và giải thích vì sao về những việc làm sau đây: a. Tích cực tham gia hoạt động về nghệ thuật tuồng, chèo trong giờ học lịch sử. b. Quân thường tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau trong học tập và trong cuộc sống. c. Vận động các bạn và tích cực tham gia hoạt động quyên góp cho đồng bào bị thiên tai. d. Nam thường đem bài tập Toán ra làm trong giờ học các môn khác. e. Hùng vẫn đồng ý đi chơi với Minh dù chưa làm xong bài tập. . .

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop.docx
Giáo án liên quan