Đề cương ôn tập kiểm tra học kì I môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phước Nguyên

doc3 trang | Chia sẻ: Duy Thuận | Ngày: 09/04/2025 | Lượt xem: 13 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập kiểm tra học kì I môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phước Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Phước Nguyên Tổ Lý - Hóa –Sinh – Công Nghệ - Tin Học ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HKI MÔN HÓA 8 NĂM HỌC 2O19 - 2O20 A. TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Trong các chất: O2, H3PO4, Ba(OH)2, Mg, N2, N2O5, S, có A. 2 đơn chất, 5 hợp chất. C. 3 đơn chất, 4 hợp chất. B. 3 hợp chất, 4 đơn chất. D. 2 hợp chất, 5 đơn chất. Câu 2: Trong các câu sau câu có cách diễn đạt sai: A. 4 Mg: Bốn nguyên tử ma giê. C. 3CO2: Ba phân tử khí cacbonic. B. 7H2O: Bảy nguyên tử nước. D. 6H2: Sáu phân tử hiđro. Câu 3: Biết S có hóa trị IV, hãy chọn công thức hóa học nào phù hợp với quy tắc hóa trị trong số các công thức sau đây: . . . A. SO B. S2O3 C. SO2 D. SO3 Câu 4: Trong các công thức hóa học sau công thức hóa học nào viết đúng: A. NaCl2 B. K2PO4 C. Ba3SO4 D. MgCO3 Câu 5: Nhóm chỉ gồm các chất: A. Nhôm, bút chì, than chì. C. Nước cất, muối ăn, đường B. Tủ nhôm, bạc, li nhựa D. Tivi, thau nhôm, giá sách. Câu 6: Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi A. electron, proton. C. proton, nơtron. B.nơtron, electron. D. electron. Câu 7: Nhóm chỉ có các vật thể là: A. Bàn gỗ, bút chì, tivi. C. Nhôm, muối ăn, Cặp xách. B. Đường, chén, vàng. D. Xoong nhôm, nước, ly nhựa. Câu 8: Trong một nguyên tử luôn có A. số proton bằng số nơtron. C. số electron bằng số nơtron. B. số electron bằng số proton. D. số electron bằng tổng số proton và nơtron Câu 9: Chất nào sau đây là chất tinh khiết: A. Nước cất. B. Nước ngọt. C. Sữa tươi. D. Nước sông. Câu 10: Trong một phản ứng hóa học các chất sản phẩm và các chất tham gia phản ứng phải chứa cùng A. số phân tử tạo ra chất. C. số phân tử của mỗi nguyên tố. B. số nguyên tử của chất. D. số nguyên tử của mỗi nguyên tố. Câu 11: Dùng ống thủy tinh thổi hơi thở lần lượt vào ống nghiệm (1) đựng nước và ống nghiệm (2) đựng nước vôi trong. Kết quả là A.ở ống (1) không có hiện tượng, ở ống (2) xuất hiện kết tủa trắng. B. cả hai ống không có hiện tượng gì. C.ở cả hai ống đều xuất hiện kết tủa trắng. D.ở ống (1) xuất hiện kết tủa trắng, ở ống (2) không có hiện tượng. Câu 12: Cho một ít bột than vào một bình cầu có sẵn oxi và đậy nút kín. Đun nóng bình cầu một thời gian, sau đó để nguội. khối lượng của bình cầu sau khi đun so với khối lượng của bình cầu trước khi đun A. tăng lên. B. giảm xuống. C. không thay đổi. D. vừa tăng vừa giảm. B.TỰ LUẬN: Câu 1: Phát biểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng và viết công thức về khối lượng thể hiện định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng: A + B C + D + E Câu 2: Em hãy viết: a/ Công thức chuyển đổi giữa lượng chất (n) và khối lượng chất(m). b/ Công thức chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí (V) ở điều kiện tiêu chuẩn. Câu 3: Hãy chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp điền vào những chỗ có dấu chấm hỏi(?) trong các phương trình hóa học chưa hoàn chỉnh sau: 1. Ca + ?HCl → CaCl2 + ? t0 2. Fe2O3 + ?CO  ?Fe + ?CO2 3. K2CO3 + ? → CaCO3 + ?KCl t0 4. ? + ?O2  2Al2O3 t0 5. Fe3O4 + ?  ?Fe + 4H2O t0 6. ?Fe S2 + ?O2  ?Fe2O3 + ?SO2 Câu 4: Em hãy lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi: a. Al (III) và O. b. Fe (II) và nhóm PO4 (III). Câu 5: A là một hợp chất của nguyên tố R với oxi. Biết R là nguyên tố phi kim có hóa trị V và tỉ khối của A so với khí hiđro là 54. Em hãy xác định công thức hóa học của A. Câu 6: Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của từng nguyên tố trong các hợp chất sau: a. KClO3 b. Ca3(PO4)2 Câu 7: Em hãy tính thể tích của hỗn hợp khí khí (đ.k.t.c) gồm: 1,6 gam khí oxi; 3,55 gam khí clo(Cl2); 8,8 gam khí cacbonđioxit (CO2). Câu 8: Xác định công thức hóa học của hợp chất A, biết thành phần% theo khối lượng của A là: 40 % S; 60 % O và A nặng hơn khí oxi 2,5 lần. Câu 9: Cho kim loại kẽm tác dụng với dung dịch axitclohiđric (HCl), thu được muối kẽm clorua (ZnCl2) và 3,36 lit khí hiđro(ởđktc). a. Lập phương trình hóa học của phản ứng. b. Tính khối lượng của kẽm cần dùng. c. Khối lượng muối kẽm clorua thu được là bao nhiêu gam? Câu 10: Cho 8,4 gam kim loại sắt cháy trong bình chứa khí oxi, thu được oxitsắt từ (Fe3O4). a. Lập phương trình hóa học của phản ứng. b. Tính khối lượng của oxit sắt từ thu được. c. Tính thể tích khí oxi cần dùng (ở đktc). Hết.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc.doc