Đề cương ôn tập Học Kỳ II môn Giáo dục công dân lớp 7

I> Lý Thuyết

Câu 1: Hãy nêu ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa ?

Trả lời: Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa:

• Nói lên truyền thống của dân tộc.

• Thể hiện công đức của tổ tiên và kinh nghiệm của dân tộc.

• Đóng góp vào sự nghiệp xây dựng phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến,

đậm đà bản sắc dân tộc.

• Đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới.

Câu 2: Hãy nêu quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo mà em

biết ?

Trả lời: Một số quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo là:

 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Điều 70 quy

định:

• Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo

nào.

• Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.

• Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo đều được pháp luật bảo hộ.

• Không ai được xâm phạm tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng

tôn giáo để làm điều trái pháp luật.

Câu 3: Em hãy kể tên một số tôn giáo mà em biết ?

Trả lời: Một số tôn giáo hiện nay như: Phật giáo, Thiên chúa giáo, đạo Cao Đài, đạo Hòa

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 4431 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Học Kỳ II môn Giáo dục công dân lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ƠN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK2 MÔN GDCD LỚP 7 I> Lý Thuyết Câu 1: Hãy nêu ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa ? Trả lời: Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa: • Nói lên truyền thống của dân tộc. • Thể hiện công đức của tổ tiên và kinh nghiệm của dân tộc. • Đóng góp vào sự nghiệp xây dựng phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. • Đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới. Câu 2: Hãy nêu quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo mà em biết ? Trả lời: Một số quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo là: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Điều 70 quy định: • Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. • Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. • Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo đều được pháp luật bảo hộ. • Không ai được xâm phạm tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để làm điều trái pháp luật. Câu 3: Em hãy kể tên một số tôn giáo mà em biết ? Trả lời: Một số tôn giáo hiện nay như: Phật giáo, Thiên chúa giáo, đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo, đạo Tin Lành, đạo Hồi .. Câu 4: Tôn giáo và tín ngưỡng giống và khác nhau như thế nào ? Trả lời: Giống nhau: Tôn giáo và tín ngưỡng đều là lòng tin vào một cái gì đó thần bí như Thượng đế, Thần linh, Chúa trời Khác nhau: Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống, tổ chức với những quan niệm giáo lý. Còn Tín ngưỡng chỉ là lòng tin vào cái gì đó thần bí. Câu 5: Hãy giải thích vì sao Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân ? Trả lời: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân vì: • Của dân: Nhà nước do nhân dân lập ra và luôn củng cố cho nhà nước vững mạnh. • Do dân: Công cuộc bảo vệ và kiến thiết đất nước phải do nhân dân làm. • Vì dân: Nhà nước hoạt động vì lợi ích và hạnh phúc của nhân dân. Câu 6: Hãy giải thích câu thành ngữ “Rừng vàng biển bạc” Gợi ý: Câu thành ngữ muốn nói: Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp, tài nguyên thiên nhiên phong phú chính vì thế chúng ta phải có trách nhiệm khai thác hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cũng chính là góp phần bảo vệ sự sống của chúng ta. Vì cho dù nguồn tài nguyên có vô tận nhưng nếu không biết bảo vệ thì sẽ đến một lúc nào đó cạn kiệt (HS có thể giải thích theo ý mình thêm). Câu 7: Hãy giải thích câu “Rừng là lá phổi xanh của con người” Gợi ý: Rừng có tác dụng hút bụi, tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch không khí. Ngoài ra rừng còn hấp thụ khí cac-bon-nic và nhả khí oxy, hấp thụ một phần những chất thải do nhà máy thải ra. Chính vì vậy mà người ta nói : “Rừng là lá phổi xanh của con người” (HS có thể giải thích theo ý mình thêm). II> Bài tập Dạng 1: Nhận xét hành vi • Thả động vật hoang dã về rừng. -> • Tích cực tham gia bầu cử khi đủ tuổi. -> • Cản trở người khác theo tôn giáo mới. -> • Thắp hương khấn vái tổ tiên, ông bà. -> • Ép buộc người khác theo tôn giáo mà mình đang theo. -> • Làm chứng minh nhân dân khi đủ tuổi. -> • Tham gia các buổi trao đổi, tìm hiểu về di sản văn hóa. -> • Săn bắn động vật quý hiếm trong vườn quốc gia để bán. -> Gợi ý: Nhận xét hành vi đó là đúng hay sai. Giải thích lý do rồi nêu tên nội dung bài học. Ví dụ: Dùng mìn để đánh bắt cá. • Đây là hành vi sai. Vì làm vậy sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống của các sinh vật ở dưới biển đồng thời làm ô nhiễm môi trường trên diện rộng. Liên quan đến bài “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên” Dạng 2: Em sẽ làm gì qua các trường hợp sau • Thấy bạn mang xác một con mèo chết định vứt xuống hồ nước ngay trước nhà. -> • Bạn rủ em đi xem bói để biết bài thi có được điểm cao không. -> • Thấy kẻ gian đang ăn cắp cổ vật, di vật quốc gia. -> • Thấy một người lớn đang bóc lột sức lao động của trẻ nhỏ. -> • Thấy bạn đang vẽ bậy lên khu di tích lịch sử. -> • Thấy bạn lấy cắp cổ vật đem về nhà. -> • Có người rủ em đi xem bói để biết về tương lai bản thân. -> • Thấy bạn đang xả rác trong sân trường. -> Gợi ý: Bản thân em sẽ làm gì khi tình huống trên xảy ra thì em hãy nêu câu trả lời của mình. Dạng 3: Tình huống TÌNH HUỐNG 1: Ông Quốc là thợ sửa xe đạp. Mỗi khi có chậu nước bẩn là ông đổ ngay xuống dòng sông bên cạnh. Hoàng nhìn thấy mới khuyên ông đừng làm thế vì sẽ gây ô nhiễm môi trường. Ông mới nói: Sông chảy liên tục thế sao mà ô nhiễm được. Em đồng ý với ý kiến của ai trong tình huống trên. Vì sao ? -> TÌNH HUỐNG 2: Trên xe buýt đông người, một thanh niên thản nhiên hút thuốc lá. Hành khách trên xe ngột ngạt vì khói thuốc. Em có nhận xét gì về hành vi của anh thanh niên đó. Giải thích ? -> (HS tự trả lời phần bài tập)

File đính kèm:

  • docde cuong on tap GDCD 7 hk2.doc