Đề cương ôn tập học kỳ II-Khối 12

1. Khái quát chung

 - Gồm 2 khu vực: Tây Bắc (4 tỉnh: .), Đông Bắc (11 tỉnh: .)

 - Diện tích lớn nhất nước ta: 101.000 km2

 - Dân số >12 triệu người (2006)

 - Tiếp giáp:

 + Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí đặc biệt: (giáp với ĐBSH, Bắc Trung Bộ, giáp với Trung Quốc, Lào) => tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở; thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

 + Tiếp giáp với Vịnh Bắc Bộ, vùng biển giàu tiềm năng: =>thuận lợi cho phát triển các ngành KT biển (du lịch, GTVT, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản).

 

2. Các thế mạnh kinh tế của vùng

 a. Khai thác khoáng sản và thuỷ điện

 Là vùng có khoáng sản và trữ năng thủy điện lớn nhất cả nước.

 * Thế mạnh về khoáng sản: Có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng khá lớn.

- Than:

 + Có trữ lượng lớn khoảng 3 tỉ tấn và chất lượng thuộc loại tốt nhất Đông Nam Á, tập trung ở Quảng Ninh

 + Sản lượng than khai thác trên 30 triệu tấn một năm (năm 2005: 34 triệu tấn)

 + Than chủ yếu phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện và xuất khẩu

- Quặng kim loại (Sắt, đồng, chì, thiếc ) có trữ lượng khá lớn, mỗi năm khai thác 1000 tấn thiếc phục vụ cho các nhà máy luyện kim và chế tạo máy.

- Quặng phi kim loại: apatit ( Lào Cai ) khai thác khoảng 600 nghìn tấn mỗi năm dùng để sản xuất phân lân

 - Đá vôi, đất sét: dùng để sản xuất vật liệu xây dựng

 * Thế mạnh về thuỷ điện:

- Sông Hồng có trữ năng thuỷ điện lớn nhất cả nước (11triệu kW), chiếm 1/3 trữ năng thuỷ điện của cả nước, riêng sông Đà 6 triệu kW

- Các nhà máy thuỷ điện đã xây dựng:

 + Hoà Bình (1920 MW)

 + Thác Bà ( 110 MW)

 + Sơn La ( 2400 MW)

 + Tuyên Quang ( 342 MW)

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1869 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ II-Khối 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phê ở Tây Nguyên, các biện pháp nhằm phát triển ổn định cây cà phê ở vùng này. 3. Chứng minh rằng thế mạnh về thủy điện của Tây Nguyên đang được phát huy và điều này sẽ là động lực cho sự phát triển KT-XH của vùng. Hiểu-vận dụng Bài 39. VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ 1. Khái quát chung - Gồm 6 tỉnh và thành phố. DT là 23,5 nghìn km2, dân số 11,2 triệu người. - Là vùng có nền kinh tế phát triển mạnh nhất: Dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản xuất CN và XK. - Nền kinh tế hàng hoá sớm phát triển. - Cơ cấu kinh tế: CN - NN – DV phát triển hơn so với các vùng khác. . - Có ưu thế về vị trí địa lí, lao động lành nghề, cơ sở VC-KT, chính sách phù hợp, thu hút được các nguồn đầu tư trong và ngoài nước => Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên. - Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển của vùng. 2. ....(giảm tải) 3. Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu Khái niệm: “Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là việc nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư vốn, khoa học-công nghệ, nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và KTXH, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.” a. Trong công nghiệp * Thực trạng: - Giá trị sx CN chiếm tỉ trọng cao nhất cả nước: 55,6 % (2005) - Nổi bật là các ngành công nghệ cao: Chế tạo máy, điện tử, tin học, hóa chất… - Hình thành và phát triển các TTCN, dải CN, khu CN, khu chế xuất với các hướng chuyên môn hóa khác nhau. * Hướng giải quyết: - Xây dựng các công trình thủy điện, nhiệt điện trong vùng (SGK). - Sử dụng lưới điện quốc gia (500 kV) - Phát triển CN không tách rời xu thế mở rộng quan hệ đầu tư với nước ngoài, bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên du lịch của vùng. b. Trong dịch vụ * Thực trạng: - Dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong GDP của vùng. - Dẫn đầu cả nước về sự tăng trưởng nhanh và phát triển có hiệu quả các ngành dịch vụ. - Hoạt động dịch vụ phát triển đa dạng: Thương mại, ngân hàng, du lịch… * Hướng giải quyết: - Củng cố, hoàn thiện hơn nữa hệ thống cơ sở hạ tầng. - Đẩy mạnh việc đa dạng hoá các hoạt động dịch vụ. c. Trong nông – lâm nghiệp * Thực trạng: - Các công trình thuỷ lợi lớn, thuỷ điện kết hợp với thuỷ lợi => giải quyết được tình trạng thiếu nước vào mùa khô và tiêu nước cho các vùng thấp, tăng DT và hệ số sử dụng đất, khả năng đảm bảo lương thực và thực phẩm của vùng khá hơn. - Là vùng chuyên canh cây CN lớn nhất nước ta. - Các khu sinh thái, vườn quốc gia: Cát Tiên, Cần Giờ là các tâm điểm du lich hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. * Hướng giải quyết: - Đẩy mạnh hơn nữa công tác thuỷ lợi. - Thay đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp của vùng - Chú trọng việc bảo vệ vốn rừng, các khu vườn quốc gia hiện có và môi trường sinh thái biển. d. Trong phát triển tổng hợp kinh tế biển * Tiềm năng: - Nhiều bãi tôm cá, có ngư trường lớn => Sản lượng thuỷ sản đứng thứ 2 cả nước - Dầu mỏ, khí đốt ở thềm lục địa => CN dầu khí phát triển với qui mô ngày càng lớn, cơ cấu kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ của vùng thay đổi mạnh - Các bãi biển và phong cảnh biển đẹp => tạo đà cho Du lịch biển phát triển. - Cảng Sài Gòn là điểm nối giao thông hằng hải quốc tế => GTVT và dịch vụ hằng hải phát triển mạnh. * Hướng giải quyết: - Củng cố, mở rộng các cảng biển theo hướng HĐH. - Khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên biển. - Chú trọng việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái biển. Câu hỏi: Chứng minh rằng việc xây dựng các công trình thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên NN của vùng. Chứng minh rằng phát triển tổng hợp kinh tế biển có thể làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế của ĐNB Bài 41. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Biết-hiểu --------------------------------- 1. Các bộ phận hợp thành ĐBSCL - Gồm 13 tỉnh, thành phố. - Dân số: 17,4 triệu người, chiếm 20,7% dân số cả nước. - Diện tích: gần 4 triệu ha, chiếm 12% DTcả nước - Tiếp giáp:......... 2. Các thế mạnh và hạn chế a. Các thế mạnh - Chủ yếu là đất phù sa, nhưng tính chất phức tạp, gồm 03 nhóm đất chính: + Nhóm đất phù sa ngọt: DT gần 1,2 triệu ha, màu mỡ nhất, phân bố dọc theo sông Tiền và sông Hậu. + Nhóm đất phèn: Có DT lớn nhất (1,6 triệu ha), phân bố ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và vùng trũng bán đảo Cà Mau + Nhóm đất mặn: DT hơn 75 vạn ha, phân bố ven Biển Đông và Vịnh Thái Lan. => Thích hợp trồng cây lương thực, cây CN ngắn ngày và cây ăn quả quy mô lớn. - Các loại đất khác khoảng 40 vạn ha, phân bố rải rác trong vùng. - Khí hậu: cận xích đạo gió mùa, khá ổn định => thuận lợi để phát triển SX nông nghiệp nhiệt đới, nhất là lúa gạo. - Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt => thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản và phát triển giao thông đường thủy. - Sinh vật: là nguồn tài nguyên có giá trị, thảm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn (Cà Mau, Bạc lieu), và rừng Tràm (Kiên Giang, Đồng Tháp), về động vật có giá trị hơn cả là cá và chim - Tài nguyên biển: có nhiều bãi tôm cá, ngư trường lớn nhất cả nước => Đánh bắt thủy sản với năng suất cao, sản lượng lớn nhất cả nước. - Khoáng sản: chủ yếu là đá vôi (Hà Tiên, Kiên Lương), than bùn (U Minh, Tứ giác Long Xuyên), muối và dầu khí ở thềm lục địa => thuận lợi phát triển một số ngành CN: Sán xuất VLXD, làm muối, khí điện đạm. b. Hạn chế - Do địa hình thấp, ảnh hưởng nhiều của triều biển => Đất dễ bị nhiễm mặn và phèn. - Do mùa khô kéo dài => Thiếu nước vào mùa khô, gây nhiều trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt. - Do địa hình thấp, mưa nhiều, lượng mưa lớn => ngập úng vào mùa mưa. - Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt => Phải xây dựng nhiều cầu cống. - Khoáng sản không nhiều => việc phát triển CN gặp nhiều trở ngại. 3. Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên - Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu, đảm bảo đủ nước ngọt, thau chua, rửa mặn - Mở rộng diện tích canh tác - Tạo ra các giống lúa chịu được phèn, mặn trong điều kiện tưới nước bình thường - Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ để nâng cao hệ số sử dụng ruộng đất - Cần duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng - Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây CN và cây ăn quả có giá trịnh kinh tế cao, kết hợp với nuôi trồng thủy sanrvaf phát triển CN chế biến. - Kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo để tạo ra thế kinh tế liên hoàn: Đất liền _Ven biển _Biển đảo. - Chủ động sốn chung với lũ. Bài 42. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG, CÁC ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO Biết-hiểu 1. Vùng biển và thềm lục địa của nước ta giàu tài nguyên * Thuận lợi: - Nước ta có vùng biển rộng lớn: gần 01 triệu km², bờ biển dài 3260 km. - Nguồn tài nguyên biển rất phong phú, đa dạng: + Sinh vật biển rất phong phú đa dạng, có các ngư trường tốt. + Khoáng sản : Dầu khí, muối, sa khoáng, cát trắng … + GTVT biển: Bờ biển dài, dọc bờ biển có nhiều vũng vịnh => XD cảng biển. + Du lịch biển dảo: Có nhiều bãi biển đẹp, phong cảnh biển đẹp * Khó khăn: - Sự phức tạp của tự nhiên ở Biển Đông, đòi hỏi vốn lớn, công nghệ hiện đại - Các hiện tượng thiên tai: Áp thấp nhiệt đới, bão hay xảy ra ở Biển Đông 2. Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển của nước ta a. Các đảo và quần đảo - Vùng biển của nước ta có khoảng 4000 đảo lớn nhỏ và 2 quần đảo: H.Sa, Tr.Sa… - Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu để bảo vệ đất liền, khai thác các nguồn lợi biển - Là cơ sở để khẳng định chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ nước ta. - Các đảo có dân cư đông đúc: Cái Bầu, Cát Hải, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc b. Các huyện đảo: - Vân Đồn, Cô Tô (Quảng Ninh) - Cát Hải, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) - Cồn Cỏ (Quảng Trị) - Hoàng Sa (Đà Nẵng) - Lý Sơn (Quảng Ngãi) - Trường Sa (Khánh Hòa) - Phú Quý (Bình Thuận) - Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) - Kiên Hải, Phú Quốc (Kên Giang) 3. Khai thác tổng hợp các nguồn tài nguyên biển đảo: a. Tại sao phải khai thác tổng hợp? - Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng: Nuôi trồng và khai thác thủy sản, GTVT và dịch vụ hằng hải, khai thác khoáng sản biển, du lịch biển => Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường. - Môi trường biển không chia cắt được. Vì vậy, một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, các vùng nước và đảo xung quanh. - Môi trường đảo rất nhạy cảm trước tác động của con người b. Vấn đề khai thác tổng hợp kinh tế biển *Tài nguyên sinh vật biển và đảo: - Tránh khai thác quá mức nguồn lơi ở ven bờ và các loài có giá trị kinh tế cao. - Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi SV biển. - Tăng cường đánh bắt xa bờ để nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lợi hải sản và giúp cho việc bảo vệ chủ quyền vùng biển được tốt hơn. * Khoáng sản - Nghề làm muối phát triển mạnh, theo hướng CNH ở Duyên hải Nam Trung Bộ - Thăm dò và khai thác dầu khí ngày càng phát triển mạnh. Cần chú ý việc bảo vệ môi trường biển. * Du lịch biển: - Các trung tâm du lịch biển đã được nâng cấp, bãi biển, phong cảnh biển đẹp ngày càng khai thác có hiệu quả - Hình thành và phát triển các khu du lịch: Quảng Ninh, Nha Trang, Vũng Tàu. * GTVT biển - Hệ thống cảng biển đã được cải tạo, nâng cấp theo hướng hiện đại hoá, nhất là các cụm cảng nước sâu và cảng biển quốc tế - Các tuyến vận tải hàng hoá và hành khách thường xuyên đã nối liền đảo với đất liền, góp phần quan trọng vào việc phát triển KTXH ở các tuyến đảo. 4. Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng: - Tăng cường đối thoại, hợp tác với các nước có chung Biển Đông để bảo vệ lợi ích chính đáng và chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nước ta. Tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực. - Mỗi công dân Việt Nam đều có bổn phận bảo vệ vùng biển và hải đảo của đất nước, cho hôm nay và cho các thế hệ mai sau.

File đính kèm:

  • docon tap HKII dia li 12.doc