Đề cương ôn tập học kỳ I môn Địa lí Lớp 10 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Tân Lang
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ I môn Địa lí Lớp 10 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Tân Lang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2019-2020
MÔN: ĐỊA LÍ 10
A. Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm ( 7 điểm ) và Tự luận (3 điểm )
B. Nội dung ôn tập:
I. LÍ THUYẾT:
1. Tự luận:
Chủ đề 1: Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.
Chủ đề 2: Địa lí dân cư
2. Trắc nghiệm
Bài 11.Khí quyển. sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất
- Khái niệm, vai trò khí quyển.
- Các khối khí, frong
- Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất.
Bài 12. Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính
- Sự phân bố khí áp trên Trái Đất.
- Một số loại gió chính.
Bài 13. Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.
- Phân bố lượng mưa trên Trái Đất.
Bài 15. Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông.
- Khái niệm thủy quyển, các vòng tuần hoàn của nước.
- Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông.
Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển
- Sóng biển
- Thủy triều.
- Dòng biển
Bài 17. Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành đất.
- Thổ nhưỡng
- Các nhân tố hình thành đất.
Bài 18. Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật
- Sinh quyển
- Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật
Bài 19. Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất
Bài 20: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí
1. Lớp vỏ địa lí
- Khái niệm, đặc điểm của lớp vỏ địa lí
- So sánh sự khác nhau giữa lớp vỏ địa lí và lớp vỏ Trái Đất
2. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí
- Khái niệm, nguyên nhân
- Biểu hiện của quy luật
- ý nghĩa thực tiền của quy luật
Bài 21. Quy luật địa đới và phi địa đới 1. Quy luật địa đới
- Khái niệm, nguyên nhân
- Biểu hiện của quy luật
+ Các vành đai nhiệt
+ Các đai khí áp và đới gió
+ Các đới khí hậu
+ Các nhóm đất và kiểu thảm thực vật
2. Quy luật phi địa đới
- Khái niệm, nguyên nhân
- Biểu hiện
+ Quy luật đai cao
+ Quy luật địa ô
Bài 22. Dân số và sự gia tăng dân số
1. Dân số và tình hình phát triển dân số thế giới
2. Gia tăng dân số
- Tỉ suất sinh thô
- Tỉ suất tử thô
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên
- Ảnh hưởng của gia tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Bài 23. Cơ cấu dân số
1. Cơ cấu sinh học
- Cơ cấu dân số theo giới
+ Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa
- Cơ cấu dân số theo tuổi
+ Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa
+ Các kiểu tháp dân số
2. Cơ cấu xã hội
- Cơ cấu dân số theo lao động
+ Nguồn lao động
+ Cơ cấu dân số theo khu vực kinh tế
- Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa
Bài 24.Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa
1. Phân bố dân cư
- Khái niệm, tiêu chí đánh giá
- Đặc điểm
+ không đều trong không gian
+ biến động theo thời gian
- Các nhân tố ảnh hưởng
+ Tự nhiên
+ Kinh tế - xã hội
2. Đô thị hóa
- Khái niệm
- Đặc điểm + Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh
+ Dân cư tập trung trong các thành phố lớn, cực lớn
+ Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị
Bài 26. Cơ cấu nền kinh tế
1. Các nguồn lực phát triển kinh tế
- khái niệm
- các nguồn lực
- Vai trò
2. Cơ cấu nền kinh tế
- Khái niệm
- Các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế
+ Cơ cấu ngành kinh tế
+ Cơ cấu thành phần kinh tế
+ Cơ cấu lãnh thổ
Bài 27. Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến NN.
1. Vai trò, đặc điểm
2. Các nhân tố ảnh hưởng
- Tự nhiên
- Kinh tế - xã hội
Bài 28. Địa lí ngành trồng trọt
- Vai trò ngành trồng trọt
- Cây lương thực
+ Vai trò
+ các cây lương thực chính
- Cây công nghiệp
+ Vai trò
+ Đặc điểm
+ các cây công nghiệp chính
Bài 29. Địa lí ngành chăn nuôi
- Vai trò
- Đặc điểm
- Các vật nuôi chủ yếu
II. PHẦN THỰC HÀNH
- Nhận xét bảng số liệu.
- Kỹ năng tính toán.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Câu 1. Khí quyển là
A. khoảng không gian bao quanh Trái Đất.
B. quyển chứa toàn bộ chất khí.
C. lớp không khí bao quanh Trái Đất, chịu ảnh hưởng của vũ trụ.
D. lớp không khí có độ dày khoảng 500 km.
Câu 2. Thành phần chính trong không khí là khí
A. Nitơ. B. Ô xi. C. Cacbonic. D. Hơi nước. Câu 3. Khối khí xích đạo có tính chất là
A. lạnh. B. rất lạnh. C. nóng ẩm. D. rất nóng.
Câu 4. Mặt ngăn cách khối khí ôn đới và chí tuyến được gọi là
A. Frông ôn đới. B. Frông địa cực. C. Frông nội chí tuyến. D. hội tụ nhiệt đới.
Câu 5. Tính chất rất nóng (kí hiệu: T) là khối khí
A. cực B. ôn đới. C. chí tuyến. D. xích đạo.
Câu 6. Frông khí quyển là bề mặt ngăn cách
A. giữa hai khối khí di chuyển ngược chiều nhau.
B. giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất hóa học.
C. giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lý.
D. giữa một khối khí với mặt đất nơi khối khí hình thành.
Câu 7. Ở mỗi bán cầu, từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao lần lượt là các khối khí
A. Chí tuyến, cực, ôn đới, xích đạo. B. Cực, chí tuyến, ôn đới, xích đạo.
C. Xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực. D. Cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.
Câu 8. Khu vực nào có nhiệt độ trung bình năm cao nhất?
A. Xích đạo. B. Chí tuyến. C. Ôn đới. D. Cực.
Câu 9. Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa vì
A. Đại dương là nơi chứa nước nên mát mẻ hơn lục địa.
B. Bề mặt lục địa trồi lên nhận nhiều nhiệt hơn đại dương.
C. Đất hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt nhanh hơn nước.
D. Nhiệt độ trung bình của lục địa lớn hơn đại dương.
Câu 10. Ý nào sau đây không đúng với sự phân bố nhiệt độ không khí theo lục địa và đại
dương ?
A.Lục địa có nhiệt độ trung bình năm cao nhất.
B. Lục địa có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất.
C. Biên độ nhiệt năm ở lục địa nhỏ.
D. Biên độ nhiệt năm ở đại dương nhỏ.
Câu 11. Khí áp là
A. sức nén của không khí xuống mặt Trái Đất
B. lớp vỏ bảo vệ Trái Đất
C. lớp không khí bao quanh Trái Đất
D. mặt ngăn cách giữa hai khối khí
Câu 12. Khí áp giảm khi nhiệt độ
A. tăng lên
B. giảm đi
C. không tăng
D. không giảm
Câu 13. Hiện tượng xảy ra khi nhiệt độ giảm là
B. không khí nở ra, tỉ trọng giảm nên khí áp tăng
C. không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng
D. không khí nở ra, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng
Câu 14: Tên gọi của gió Tây ôn đới là do
A. hoạt động mạnh ở ôn đới với hướng chủ yếu là hướng Tây B. thổi chủ yếu ở phương Tây
C. thổi theo hướng chính Tây
D. chỉ thổi ở vùng ôn đới
Câu 15: Các hoang mạc lớn trên thế giới thường phân bố ở khu vực cận chí tuyến là do
A. đây là khu vực nhận được nguồn bức xạ từ Mặt Trời lớn
B. chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh
C. đây là khu vực áp cao
D. có lớp phủ thực vật thưa thớt
Câu 16: Khu vực chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch thường mưa ít là do
A. gió Mậu dịch chủ yếu là gió khô
B. gió Mậu dịch không thổi qua đại dương
C. gió Mậu dịch thổi yếu
D. gió Mậu dịch xuất phát từ áp cao
Câu 17: Khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa thường có lượng mưa lớn là do
A. gió mùa mùa Đông thường đem mưa đến
B. gió mùa mùa hạ thổi từ biển vào thường xuyên đem mưa đến
C. cả gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa Đông đều đem mưa lớn đến
D. thường xuyên chịu ảnh hưởng của áp thấp
Câu 18: Gió đất thổi ra biển vào ban đêm là do
A. ban đêm ở đất liền lạnh hơn biển
B. ban đêm ở biển lạnh hơn đất liền
C. ban đêm ở đất liền có khí áp cao hơn biển
D. ban đêm ở đất liền có khí áp thấp hơn biển
Câu 19: Các hoang mạc lớn trên thế giới thường phân bố ở khu vực cận chí tuyến là do
A. đây là khu vực nhận được nguồn bức xạ từ Mặt Trời lớn
B. chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh
C. đây là khu vực áp cao
D. có lớp phủ thực vật thưa thớt
Câu 20: Khu vực chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch thường mưa ít là do
A. gió Mậu dịch chủ yếu là gió khô
B. gió Mậu dịch không thổi qua đại dương
C. gió Mậu dịch thổi yếu
D. gió Mậu dịch xuất phát từ áp cao
Câu 21: Khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa thường có lượng mưa lớn là do
A. gió mùa mùa Đông thường đem mưa đến
B. gió mùa mùa hạ thổi từ biển vào thường xuyên đem mưa đến
C. cả gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa Đông đều đem mưa lớn đến
D. thường xuyên chịu ảnh hưởng của áp thấp
Câu 22: Gió đất thổi ra biển vào ban đêm là do
A. ban đêm ở đất liền lạnh hơn biển
B. ban đêm ở biển lạnh hơn đất liền
C. ban đêm ở đất liền có khí áp cao hơn biển
D. ban đêm ở đất liền có khí áp thấp hơn biển Câu 23. Miền có Frông, nhất là dãy hội tụ nhiệt đới đi qua thường
A. không mưa. B. mưa nhiều. C. thời tiết khô hạn. D. mưa
rất ít .
Câu 24. Nơi có dòng biển nóng chảy qua thì
A.mưa nhiều. B. trung bình. C. mưa ít. D. không mưa.
Câu 25. Yếu tố nào không ảnh hưởng đến lượng mưa là
A.dòng biển. B. địa hình. C. khí áp. D. sinh
vật .
Câu 26. Miền có gió mùa thì có mưa nhiều vì
A.gió luôn thổi từ đại dương đem mưa vào lục địa.
B. gió luôn thổi từ lục địa ra đại dương.
C.gió hay thổi theo mùa và gây mưa lớn liên tục.
D.trong năm có nửa năm là gió thổi từ đại dương vào lục địa.
Câu 27. Nhận định nào sau đây đúng về thuỷ quyển?
A. Nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa, nước ngầm.
B. Nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển.
C. Nước trong các đại dương và hơi nước trong khí quyển.
D. Nước trong các sông, hồ, ao, nước biển, hơi nước, băng tuyết.
Câu 28. Chế độ nước của một con sông phụ thuộc vào những nhân tố nào?
A. Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm, nhiệt độ trung bình năm.
B. Chế độ gió, địa hình, thảm thực vật, nhiệt độ trung bình năm.
C. Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm, địa hình, thảm thực vật, hồ đầm.
D. Nước ngầm, địa hình, thảm thực vật, nhiệt độ trung bình năm.
Câu 29. Biện pháp chủ yếu nhất để làm giảm tác hại của lũ trên các sông miền núi là?
A. Đắp đập ngăn chặn dòng chảy.
B. Xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện.
C. Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn.
D. Thường xuyên nạo vét lòng sông.
Câu 30. Sóng thần có đặc điểm nào sau đây?
A. Tốc độ truyền ngang rất nhanh.
B. Gió càng mạnh sóng càng to.
C. Tàn phá ghê gớm ngoài khơi.
D. Càng gần bờ sóng càng yếu.
Câu 31. Thủy triều hình thành do:
A. Sức hút của dải ngân hà.
B. Sức hút của các hành tinh.
C. Sức hút của các thiên thạch.
D. Sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời.
Câu 32. Các dòng biển nóng thường hình thành ở khu vực nào của Trái Đất?
A. Xích đạo.
B. Chí tuyến.
C. Ôn đới.
D. Vùng cực. Câu 33. Thổ nhưỡng là
A. lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
B. lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa - nơi con người sinh sống.
C. lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa và đại dương.
D. lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa.
Câu 34. Nhân tố nào sau đây quyết định thành phần khoáng vật của đất ?
A. Đá mẹ. B. Khí hậu. C. Sinh vật. D. Địa hình.
Câu 35. Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất thông qua
A. độ ẩm và lượng mưa. B. lượng bức xạ và lượng mưa.
C. nhiệt độ và độ ẩm. D. nhiệt độ và nắng.
Câu 36. Tác động đầu tiên của nhiệt và ẩm đến quá trình hình thành của đất là
A. làm cho đá gốc bị phá huỷ thành những sản phẩm phong hoá.
B. làm cho đất giàu chất dinh dưõng hơn.
C. làm cho đất ẩm, tơi xốp hơn.
D. làm cho đất có khả năng chống xói mòn tốt hơn.
Câu 37. Nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất là
A. đá mẹ. B. khí hậu C. sinh vật. D. địa hình
Câu 38. Nhân tố vừa ảnh hưởng trực tiếp, vừa gián tiếp đến sự hình thành đất là
A. đá mẹ. B. khí hậu C. sinh vật. D. địa hình.
Câu 39. Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành đất thông qua
A. ánh sáng. B. nước. C. lớp phủ thực vật. D. nhiệt độ.
Câu 40. Đất được hình thành do tác động đồng thời của các nhân tố
A. đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, con người.
B. khí hậu, đất, sinh vật, địa hình, con người.
C. đá mẹ, sông ngòi, sinh vật, địa hình, con người.
D. khí hậu, sinh vật, địa hình, con người, khoáng sản.
Câu 41. Nguyên nhân do đâu mà các tỉnh miền núi phía Bắc của nước ta thường bị lũ quét?
A. Địa hình dốc, dễ xói mòn, mất lớp phủ thực vật.
B. Địa hình dốc, tầng đất mỏng, ít chất dinh dưỡng.
C. Địa hình thấp, trũng, có nhiều sông lớn.
D. Địa hình thấp, đất phù sa màu mỡ.
Câu 42. Giới hạn của sinh quyển bao gồm
A. phần trên thủy quyển, phần thấp của khí quyển và lớp phủ thổ nhưỡng.
B. toàn bộ thủy quyển và khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá và phần trên
của đá gốc.
C. phần trên thủy quyển và toàn bộ khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá và
phần trên của đá gốc.
D. toàn bộ thủy quyển, phần thấp của khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong
hoá.
Câu 43. Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ các địa quyển nào sau đây?
A. Khí quyển và thủy quyển.
B. Thủy quyển và thạch quyển.
C. Thủy quyển và thổ nhưởng quyển. D. Thạch quyển và thổ nhưởng quyển.
Câu 44. Thực vật có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố động vật chủ yếu do
A. Thực vật là nguồn cung cấp thức ăn cho nhiều loại đông vật.
B. Thực vật là noi trú ngụ cho nhiều loại đông vật.
C. Sự phát triển thực vật làm thay đổi môi trường sống của động vật.
D. Sự phát tán một số loài thực vật mang theo một số loài động vật.
Câu 45. Yếu tố nào của khí hậu quyết định sự sống của sinh vật?
A. Nhiệt độ. B. Nước và độ ẩm không khí.
C. Nước. D. Ánh sáng.
Câu 46. Năm 2005 dân số thế giới là ( nghìn người )
A. 6.477 B. 6744 C. 7644 D. 6447
Câu 47: Cơ cấu dân số được phân ra thành hai loại là
A. Cơ cấu sinh học và cơ cấu theo trình độ.
B. Cơ cấu theo giới và cơ cấu theo tuổi.
C. Cơ cấu theo lao động và cơ cấu theo trình độ.
D. Cơ cấu sinh học và cơ cấu xã hội.
Câu 48. Nhận định nào sau đây chưa chính xác:
A. Quy mô dân số thế giới ngày càng lớn
B. Bước vào thế kỉ XXI, dân số thế giới đạt mức 6 tỉ người
C. Trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ thì có 11 quốc gia chiếm 61% dân số trên thế giới
D. Quy mô dân số có sự khác nhau giữa các quốc gia
Câu 49. Châu lục chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng số dân trên thế giới là
A. Châu Âu B. Châu Á C. Châu Phi D. Châu Mĩ
Câu 50 : Nhận xét nào sau đây đúng về tình hình phân bố dân cư trên thế giới ?
A. Dân cư phân bố rất đều giữa các khu vực.
B. Khu vực Đông Á có mật độ dân số lớn nhất.
C. Phân bố dân cư không đều trong không gian.
D. Châu Phi có mật độ dân số cao nhất thế giới.
Câu 51: Cơ cấu dân số được phân ra thành hai loại là
A. Cơ cấu sinh học và cơ cấu theo trình độ.
B. Cơ cấu theo giới và cơ cấu theo tuổi.
C. Cơ cấu theo lao động và cơ cấu theo trình độ.
D. Cơ cấu sinh học và cơ cấu xã hội.
Câu 52. Các loại cây lương thực chính trên thế giới là
A. Lúa gạo, lúa mì, lúa mạch B. Lúa mì, lúa mạch, ngô
C. Lúa gạo, lúa mạch, ngô D. Lúa gạo, lúa mì, ngô
Câu 53. Vai trò nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi:
A. Cung cấp nguồn lương thực bổ dưỡng cho con người
B. Đảm bảo nâng cao dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày
C. Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
D. Mặt hàng xuất khẩu có giá trị Câu 54. Vai trò nào sau đây không phải của ngành nông nghiệp
A. Cung cấp lương thực thực phẩm
B. Cung cấp máy móc, thiết bị
C. Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm và công
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
D. Cung cấp các mặt hàng xuất khẩu
Câu 55. Vai trò nào sau đây đúng với ngành nuôi trồng thủy sản
A. Cung cấp nguồn thực phẩm có dinh dưỡng cao như thịt, trứng, sữa
B. Cung cấp lương thực, thực phẩm
C. Cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt
D. Cung cấp các nguyên tố vi lượng dễ tiêu hóa và hấp thụ như iốt, can xi
Câu 56. Nhân tố nào sau đây có ảnh hưởng quyết định đến sự phân bố dân cư của 1 vùng
lãnh thổ?
A. Điều kiện tự nhiên
B. Lịch sử khai thác lãnh thổ
C. Trình độ phát triển lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế
D. Chuyển cư
Câu 57. Các nước có dân số đông trên thế giới tập trung chủ yếu ở châu lục:
A. Châu Phi B. Châu Âu C. Châu Á D. Châu Mĩ
Câu 58. Tỉ trọng dân cư của Châu Mĩ trong thời kì 1650-2005 có xu hướng tăng là do
A. Tỉ suất sinh thô cao B. Tỉ suất tử thô thấp
C. Quy mô dân số cao D. Do dân nhập cư từ Châu Âu, châu Phi đến
Câu 59. Nhân tố nào có vai trò quyết định đến sự biến động dân cư trên thế giới
A. Sinh đẻ B. Tử vong
C. Sinh đẻ và tử vong D. Xuất cư và nhập cư
Câu 60. Vai trò quan trọng nhất của nông nghiệp mà không nghành nào có thể thay thế được
là
A. Cung cấp nguyên liệu cho các nghành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
B. Cung cấp lương thực, thực phẩm đảm bảo sự tồn tại và phát triern của xã hội loài người.
C. Tạo việc làm cho người lao động.
D. Sản xuất ra những mặt hàng xuất khẩu để tăng nguồn thu ngoại tệ.
Câu 61: Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt nông nghiệp với công nghiệp là
A. Sản xuất có tính mùa vụ.
B. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
C. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế.
D. Ứng dụng nhiều thành tựu của khoa học công nghệ và sản xuất.
Câu 62: Để đẩy mạnh thâm canh trong sản xuất nông nghiệp cần phải
A. Nâng cao hệ số sử dụng đất.
B. Duy trì và nâng cao độ phì nhiêu cho đất.
C. Đảm bảo nguồn nước trên mặt cho đất.
D. Tăng cường bón phân hóa học cho đất.
Câu 63: Tài nguyên rừng của thế giới bị suy giảm nghiêm trọng , chủ yếu là do A. Chiến tranh. B. Cháy rừng
C. Con người khai thác quá mức. D. Thiếu sự chăm sóc và bảo vệ.
Câu 64: Phát triển chăn nuôi góp phân tạo ra nền nông nghiệp bền vững vì
A. Chăn nuôi phát triển sẽ thúc đẩy nhanh trồng trọt phát triển và ngược lại.
B. Sản phẩm chăn nuôi sẽ dần thay thế cho sản phẩm của trồng trọt.
C. Chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng trọt.
D. Chăn nuôi có nhiều vai trò hơn so với trồng trọt.
Câu 65: Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có những tiến bộ vượt bậc là nhờ vao
A. Lực lượng lao động dồi dào.
B. Thành tựu khoa học kĩ thuật.
C. Sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên.
D. Kinh nghiệm sản xuất của con người.
Câu 66. Nhân tố quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng nhiều
đến tính chất của đất là
A. Khí hậu B. Đá mẹ C. Sinh vật D. Con người
Câu 67. Thổ nhưỡng là
A. Lớp vật chất nằm ở bề mặt lục địa được đặc trưng bởi độ phì
B. Lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa được đặc trưng bởi độ phì
C. Lớp vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt lục địa được đặc trưng bởi độ phì
D. Lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt lục địa nơi tiếp xúc với khí quyển, sinh
quyển, thạch quyển
Câu 68. Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần chỉ phát triển và phân bố trên loại đất
nào ?
A. Đất phù sa ngọt. B. Đất feralit đồi núi
C. Đất chua phen D. Đất ngập mặn.
Câu 69. Nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật là
A. Khí hậu B. Đất C. Địa hình D. Sinh vật
Câu 70: Cây lúa gạo thích hợp với điều kiện sinh thai nào sau đây ?
A. Khí hậu ẩm , khô ,đất màu mỡ. B. Khí hậu nóng , đất ẩm.
C. Khí hậu khô, đất thoát nước. D. Khí hậu nóng , ẩm , chân ruộng ngập nước , đất
phù sa.
Câu 71: Trâu và bò đều có đặc điểm phân bố gắn với các đồng cỏ tươi tốt, nhưng trâu lại
khác với bò là
A. Phân bố ở những nước có khí hậu nhiệt đới khô hạn.
B. Phân bố ở những nước có khí hậu nhiệt đới ẩm.
C. Phân bố ở những nước có điều kiện tự nhiên khắc nhiệt.
D. Phân bố ở những nước có khí hậu lạnh giá.
Câu 72: Ngoài các đồng cỏ tự nhiên , phần lớn thức ăn của nghành chăn nuôi hiện nay là do
A. Nghành trồng trọt cung cấp. B. Nghành thủy sản cung cấp.
C. Công nghiệp chế biến cung cấp. D. Nghành lâm nghiệp cung cấp.
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_hoc_ky_i_mon_dia_li_lop_10_nam_hoc_2018_2019.doc