Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Địa lý 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lê Lợi
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Địa lý 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lê Lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 1 - MÔN ĐỊA LÝ 6
Năm học: 2019-2020
Câu 1: Trình bày chuyển động tự quay quanh trục của trái đất.
Gợi ý trả lời:
- Trái Đất quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực và
nghiêng 66033’ trên mặt phẳng quỹ đạo .
- Hướng tự quay trái đất từ Tây sang Đông
- Thời gian tự quay1vòng quanh trục là 24 giờ.
- Chia bề mặt Trái Đất thành 24 khu vực giờ
- Mỗi khu vực có 1giờ riêng đó là giờ khu vực
- Giờ gốc (GMT)khu vực có kinh tuyến gốc đi qua chính giữa làm khu
vực giờ gốc và đánh số 0(còn gọi giờ quốc tế )
Câu 2: Trình bày chuyển động quay quanh Mặt Trời của Trái
Đất.
Gợi ý trả lời:
- Chuyển động theo quỹ đạo có hình elip gần tròn.
- Hướng : từ Tây sang Đông.
- Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là 365
ngày 6 giờ
- Khi chuyển động quanh Mặt trời, trục Trái Đất lúc nào cũng giữ
nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục không đổi.
- Đó là sự chuyển động tịnh tiến.
Câu 3: Nêu cấu tạo bên trong của Trái Đất.
Gợi ý trả lời:
- Gồm 3 lớp : Vỏ Trái Đất , lớp trung gian và lớp lõi
+ Đặc điểm lớp vỏ :
- Độ dày : từ 5 đến 70 km
- Trạng thái : rắn chắc
- Nhiệt độ : càng xuống sâu nhiệt độ càng cao , tối đa là 10000C
+Đặc điểm của lớp trung gian
- Độ dày :gần 3000km
- Trạng thái :quánh dẻo đến lỏng
- Nhiệt độ : từ 15000 - 47000C
+Đặc điểm lớp lõi
- Độ dày :trên 3000km
- Trạng thái : lớp ngoài lỏng lớp trong rắn - Nhiệt độ: khoảng 50000C
Câu 4: Vai trò của lớp vỏ Trái Đất ?
Gợi ý trả lời:
Vỏ Trái Đất là nơi tồn tại các thành phần khác của trái đất như không
khí, nước, sinh vật và là nơi sinh sống của con người, hoạt động của
xã hội loài người?
Câu 5: Giải pháp góp phần bảo vệ lớp vỏ trái đất
Gợi ý trả lời:
- Giữ gìn vệ sinh môi trường sống xanh, sạch, đẹp.
- Không chặt phá rừng bừa bãi.
- Các hoạt động công nghiệp cần xử lý chất thải trước khi đưa ra
môi trường ..
Câu 6: Tại sao nói nội lực và ngoại lực là 2 lực đối nghịch nhau?
Gợi ý trả lời:
+ Nội lực là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất
+ Ngoại lực là lực sinh ra từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
- Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề, còn tác
động của ngoại lực lại thiên về san bằng, hạ thấp địa hình.
- Do tác động của nội, ngoại lực nên địa hình bề mặt Trái Đất có nơi
cao, thấp, có nơi bằng phẳng, có nơi gồ ghề.
Câu 7: Đặc điểm của dạng địa hình núi.
Gợi ý trả lời:
- Núi là một dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên bề mặt đất.
- Núi gồm ba bộ phận : đỉnh , sườn , chân.
- Độ cao trên 500 m
- Có 2 cách đo độ cao của núi:
+ Đo độ cao tuyệt đối( so với mực nước biển)
+ Đo độ cao tương đối (đo ở bất kì vị trí nào ở chân núi )
- Có 3 loại núi:
+Núi thấp: <1000m
+Núi trung bình: từ 1000 - 2000m.
+Núi cao:>2000m.
Câu 8: Ý nghĩa của dạng địa hình núi đối với sự phát triển kinh
tế- xã hội? Gợi ý trả lời:
Dạng địa hình núi để phát triển các ngành: Lâm nghiệp, trồng cây công
nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc theo đàn...
Câu 9: Giải pháp phòng chống thiệt hại do động đất và núi lửa gây
ra ?
Gợi ý trả lời:
- Xây nhà chịu được các chấn động lớn.
- Lập các trạm nghiên cứu dự báo động đất.
- Khi dự báo trước được động đất, kịp thời sơ tán dân ra khỏi
vùng nguy hiểm.
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_hoc_ky_1_mon_dia_ly_6_nam_hoc_2019_2020_truo.doc