a. Tính chất vật lí: -Chất lỏng, không màu, không mùi, không vị.
- Sôi ở 1000C, hoá rắn ở 00C
- Khối lượng riêng là d = 1g/ml (tại 50C)
- Là dung môi của nhiều chất
b. Tính chất hoá học
* Tác dụng với kim loại (K, Na, Ba, Ca) bazơ + H2
2Na + 2H2O 2NaOH + H2
* Tác dụng với oxit bazơ (K2O, Na2O, BaO, CaO) bazơ
CaO + H2O Ca(OH) 2 (dd bazơ: làm quỳ tím xanh, phenolphtalein không màu đỏ)
* Tác dụng với oxit axit (CO2 , SO2, SO3, P2O5 , N2O5 ) axit
SO2 + H2O H2SO3 (Dung dịch axit làm quỳ tím hoá đỏ)
5 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 2292 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i(OH)2,NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2,.
- Bazơ không tan trong nước:Cu(OH)2,Fe(OH)2
Có hai loại :
- Muối trung hoà: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hiđro: Na2SO4, KCl …
- Muối axit: là muối mà gốc axit còn nguyên tử: NaHCO3, Ca(HCO)3…
Gọi tên
- Tên oxit = tên nguyên tố + oxit
VD: K2O : kali oxit
CaO : canxi oxit
- Nếu kim loại có nhiều hóa trị :
+ Tên oxit bazơ: Tên kim loại ( kèm theo hóa trị) + oxit
VD : FeO : sắt ( II) oxit
Fe2O3 : sắt ( III) oxit
- Nếu Phi kim có nhiều hóa trị:
Tên oxit : tên phi kim ( tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit (tiền tố chỉ nguyên tử oxi)
SO3 : Lưu huỳnh trioxit
CO2 : Cacbon đioxit
- Axit không có oxi :
Tên axit : axit + tên phi kim + hiđric
VD : HCl : Axit clohidric
HBr: Axit bromhiđric.
- Axit có oxi :
+ Axit có nhiều nguyên tử oxi :
Tên axit : axit + tên phi kim + ic
VD : H2SO4 : axit sunfuric
HNO3 : axit nitric
+ Axit có ít nguyên tử oxi :
Tên axit : axit + tên phi kim + ơ
H2SO3 : axit sunfurơ
Tên bazơ = tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hiđroxit
Ví dụ :
NaOH : Natri hiđroxit
Fe (OH)2:
sắt (II) hiđroxit
Fe(OH)3:
sắt (III) hiđroxit
Cu(OH)2
Đồng (II) hiđoxit
Tên muối: tên kim loại
( kèm hóa trị nếu có
nhiều hóa trị ) + tên gốc
axit
NaCl: Natri clorua
MgSO4: Magie sunfat
Cu(NO3)2: Đồng(II)
Nitrat
ZnCO3: kẽm cacbonat
K3PO4: kaliphotphat
Ca(HCO3)2:
canxi hiđrocacbonat
5. Dung dịch – Nồng độ dung dịch
- Dung môi là chất có khả năng hoà tan chất khác để tạo thành dung dịch .
- Chất tan là chất bị hoà tan trong dung môi .
- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan .
Nồng độ phần trăm: là số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch
C % =
Nồng độ phần trăm: C% (%)
Khối lượng chất tan: mct (gam)
Khối lượng dd: mdd (gam)
Nồng độ mol: Cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch
CM =
CM: nồng độ mol (M hoặc mol/l)
n: số mol chất tan (mol)
V: thể tích dung dịch (lít)
Độ tan của một chất trong nước (S): là số gam chất đó tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định
II, Bài tập trắc nghiệm
1/ Đốt cháy hoàn toàn 8,4 gam Fe trong khí oxi. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là:
a) 22,4 lít. b) 2,24 lít. c) 33,6 lít. d) 3,36 lit.
2/ Cho dãy CTHH của các chất sau: KClO3, O2 , SiO2 , KMnO4 , Fe3O4. Phát biểu nào dưới đây là chính xác:
a) Cả năm chất đều là oxit.
c) Chỉ có hai chất SiO2 , Fe3O4 là oxit.
b) Chỉ có hai chất KClO3, KMnO4 không là oxit.
d) Không có chất nào là oxit.
3/ Dãy chất chỉ gồm các oxit axit là:
A. CaO; CaCO3; MgO; Na2O
C. HCl; Fe2O3; CO2
B. P2O5; SO3; CO2; SO2
D. H2SO4, SO2; FeO
4/ Phản ứng nào dưới đây là phản ứng hoá hợp:
a) CuO + H2 Cu + H2O
b) CaO + H2O Ca(OH)2
c) 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
d) CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
5/ Trong phòng thí nghiệm, người ta thu khí oxi bằng cách:
a) Đẩy dung dịch. b) Đẩy không khí hoặc đẩy nước
c) Đẩy hóa chất. d) Đẩy oxi hoặc đẩy hiđro
6. Các chất thường được dùng điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm là:
A. H2O; CaCO3
B. Zn; HCl
C. H2O; CO2 D. KMnO4; KClO3
7. Sự cháy là:
A. Sự oxi hóa không toả nhiệt và phát sáng
C. Sự phát sáng
B. Sự oxi oxi hóa có toả nhiệt và phát sáng
D. Sự toả nhiệt
8. Không khí là một hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần theo thể tích của không khí là:
A. 18% O2; 12% N2; 1% các khí khác (CO2, hơi nước, khí hiếm…)
C. 78% CO2; 21% O2; 1% các khí khác (Hơi nước, khí hiếm…)
B. 78% N2; 21% O2; 1% các khí khác (CO2, hơi nước, khí hiếm…)
D. 78% N2; 21% CO2; 1% các khí khác (O2, hơi nước, khí hiếm…)
9/ Sự oxi hoá chậm là:
a) Sự oxi hoá mà không toả nhiệt . b) Sự oxi hoá mà không phát sáng.
c) Sự oxi hoá toả nhiệt mà không phát sáng. d) Sự tự bốc cháy.
10. Tính chất vật lí của khí hiđro là:
A. Không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong nước, nhẹ nhất trong các khí
C. Không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, nhẹ nhất trong các khí
B. Có ứng dụng nhiều nhất
D. Có tỉ khối với không khí lớn nhất
11. Axit thường được dùng để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm là:
A. HCl đặc hoặc H2SO4 đặc
C. HCl hoặc H2SO4 loãng
B. HNO3 hoặc H2CO3
D. H2SO4 đặc hoặc HNO3 đặc
12. Những ứng dụng của hiđro chủ yếu do tính chất:
A. Nhẹ, có tính khử, cháy tỏa nhiều nhiệt
C. Ít tan trong nước
B. Nhẹ
D. Khử được đồng (II) oxit
13. Phản ứng thế là phản ứng hóa học xảy ra giữa:
A. Đơn chất và đơn chất
C. Hợp chất và hợp chất
B. Đơn chất và hợp chất
D. Không xác định được
14/ Hóa trị của gốc axit bằng
a/ số nguyên tử hiđro. b) Số nguyên tử hiđro trong phân tử axit.
c) Số nguyên tử hiđro trong phân tử axit. d) Số nguyên tử hiđro trong phân tử axit đã bị thay thế
II. Bài tập tự luận
1. Cho Sắt (III) oxit phản ứng với axit sunfuric.
a) Viết PTHH?
b) Hòa tan 3,2 gam Fe2O3 bằng dung dịch H2SO4 2M. Tính lượng muối sắt thu được?
c) Tính lượng H2SO4 đã tham gia phản ứng?
2. Có 3 bình chứa riêng biệt các khí sau: khí oxi, khí hidro, khí cacbonic. Hãy nhận biết các khí đã cho?
3. Cho 13g kẽm phản ứng hoàn toàn với dung dịch axit clohiđric.
A, Viết phương trình hoá học?
b, Tính thể tích hiđro sinh ra (đktc)?
c, Nếu dùng toàn bộ lượng hiđro thu được ở trên đem khử 12g bột CuO ở nhiệt độ cao, thì sau khi phản ứng kết thúc thu được bao nhiêu gam Cu?
4. Cho 6,5 gam kẽm phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl.
a) Hãy viết các phương trình hoá học xảy ra.
b) Tính thể tích khí hidro thu được ở đktc.
c) Tính thể tích dung dịch HCl 1M đã dùng.
5. Đốt cháy hoàn toàn 12,4 gam P trong khí O2. Hòa tan hoàn toàn lượng oxit thu được vào nước thu được
20 ml dung dịch.
A, Viết PTHH? B, Tính thể tích O2 (đktc) cần dùng? C, Tính nồng độ mol của dung dịch thu được?
6. Viết các phương trình hoá học biểu diễn chuyển đổi sau (ghi rõ điều kiện của phản ứng nếu có):
A, Natri ® Natri oxit ® Natri hiđroxit; B, Lưu huỳnh ® Lưu huỳnh đioxit ® Axit sunfurơ
7. Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các lọ không nhãn đựng riêng biệt các chất rắn trắng: P2O5, BaO, CaCO3. Giải thích và viết PTHH?
8. Viết PTHH minh họa cho các PƯHH sau:
a. Kim loại phản ứng với oxi tạo thành oxit bazơ
b. Phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit
c. Oxit bazơ phản ứng với nước tạo thành bazơ tan trong nước.
d. Oxit axit phản ứng với nước tạo thành axit tan trong nước.
9. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế Fe3O4 bằng cách đốt cháy sắt ở nhiệt độ cao.
a. Tính khối lượng Fe và thể tích O2 (đktc) cần dùng để điều chế được 2,32 gam Fe3O4?
b. Tính khối lượng KMnO4 cần dùng để điều chế đủ lượng O2 cho phản ứng trên?
c. Tính khối lượng KClO3 cần dùng để điều chế đủ lượng O2 cho phản ứng trên?
10.Viết các phương trình phản ứng lần lượt xảy ra theo sơ đồ:
C CO2 CaCO3 CaO Ca(OH)2
11. Hoàn thành các PTHH tương ứng sơ đồ khuyết sau:
a) Al + O2 ---› ...... b) Fe + H2SO4 ---› ..... + ........ c) PbO + H2 ---›...... + ...........
d) H2 + Fe3O4 ---› ..... + ........ e) KClO3 ---› ........ + O2 g) Mg + HCl ---› ........ + ........
h) Na + H2O ---› ... + ... i) CaO + H2O ---› ......... k) SO3 + H2O ---› .....................
Phân loại các phản ứng hóa học tương ứng PTHH trên?
12. Cho 6,5 g kẽm tác dụng với một lượng dung dịch H2SO4 loãng dư.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính thể tích khí hiđro thoát ra (đktc).
c) Với lượng hidro trên, có thể khử được bao nhiêu gam đồng (II) oxit?
13. Nêu cách nhận biết các hoá chất sau: Nước cất, dung dịch natri hiđrixit, dung dịch axit sunfuric?
14. Viết CTHH của các chất có CTHH sau: Natri clorua; Sắt (III) clorua; Canxi photphat, Sắt (II) sunfat,
Kali đihiđrophotphat, Natri hiđrosunfat, Nhôm hiđroxit, Đồng (II) oxit; Axit sunfuhiđric; sắt (II) oxit?
Phân loại các hợp chất trên, cho biết tính tan trong nước của các chất là axit, bazơ, muối?
15. Viết tên các chất có CTHH sau: CaO, FeO, AgCl, Ca(HCO3)2, Ba(OH)2, PbSO4, KH2PO4, HBr, Cu(OH)2
Phân loại các hợp chất trên, cho biết tính tan trong nước của các chất là axit, bazơ, muối?
16. Khử hết 20 gam sắt (III) oxit (chứa 20% tạp chất) bằng khí H2 ở nhiệt độ cao.
a/ Viết PTHH? b/ Tính khối lượng sắt thu được? c/ Tính khối lượng H2O thu được bằng hai cách?
27. Cho 16,25 gam Zn tác dụng với một vừa đủ HCl.
a/ Viết PTHH? b/ Tính thể tích khí H2 thu được (đktc)? c/ Tính khối lượng muối thu được
d/ Dẫn toàn bộ lượng H2 thu được đi qua ống sứ nung nóng đựng lượng dư PbO. Tính khối lượng Pb thu được?
17. Nêu hiện tượng và viết PTHH (nếu có) khi:
a. Đốt lưu huỳnh trong không khí rồi đưa nhanh vào lọ oxi.
b. Lấy một đoạn dây sắt nhỏ đưa vào lọ chứa oxi.
c. Đưa dây sắt (có quấn mẩu than gỗ đang cháy) vào lọ khí oxi.
d. Cho một viên Zn vào dung dịch axit HCl.
e. Cho một mẩu Cu vào dung dịch axit H2SO4 loãng
g. Cho một mẫu kim loại Natri (bằng hạt đậu xanh) vào cốc nước có hòa tan vài giọt dung dịch phenolphtalein
h. Cho mẫu vôi sống vào chén sứ đựng nước. Thử dung dịch bằng giấy quỳ tím.
i. Đưa giấy quỳ tím ẩm (ướt) vào bình chứa khí: cacbonđioxit, lưu huỳnh đioxit
18. Tính nồng độ % của dd thu được khi cho 50 gam dd KOH 20% vào 150 gam dd KOH 10%
19. Tính nồng độ mol/lít trong mỗi trường hợp sau:
a. Hoà tan 1.4 gam KOH vào nước thu được 20 ml dung dịch
b. Hoà tan 4.48 lít khí HCl (đktc) vào 500ml nước
20. Cho các chất rắn dạng bột có CTHH sau: NaCl, KNO3, CuSO4. Từ nước cất và các chất đã cho, trình bày cách pha chế.
a. Ba dung dịch tương ứng ba chất rắn đã cho nồng độ 0,1 M, thể tích riêng biệt là 250 ml?
b. Ba dung dịch tương ứng ba chất rắn đã cho nồng độ 10%, khối lượng riêng biệt là 200 g?
21. Hãy tính toán và pha chế các dung dịch sau:
a. 50 gam dung dịch NaCl 10% từ dung dịch NaCl nồng độ 30%?
b. 50 ml dung dịch H2SO4 nồng độ 0,5 M từ dung dịch H2SO4 1M?
22. Xác định nồng độ NaOH thu được khi, trộn 500 ml dung dịch NaOH nồng độ 1 M với 500 ml dung dịch NaOH nồng độ 2 M ?
23. Tính khối lượng NaCl có thể tan trong 750 gam nước ở 250C. Biết ở nhiệt độ này, độ tan của NaCl là 36,2 g
24. Tính khối lượng AgNO3 có thể tan trong 250 gam nước ở 250C. Biết ở 250C độ tan của AgNO3 là 222 g
File đính kèm:
- De cuong HH8 HKII 1314.doc