Đề cương ôn tập học kì II - Lớp 4 môn lịch sử

Câu 2 (1,5 điểm): Hãy khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng nhất:

2.1/. Các vua nhà Lý rất quan tâm đến việc xây dựng các công trình:

A. Trường học. C. Chùa chiền.

B. Đê điều. D. Lăng tẩm.

2.2/. Ở thời nào giáo dục được phát triển và quan tâm nhất ?

A. Nhà Lý. C. Nhà Trần.

B. Nhà hậu Lê. D. Nhà Nguyễn.

2.3/. Thành thị nào nổi tiếng ở thế kỉ XVI - XVII ?

A. Thăng Long C. Hội An.

B. Phố Hiến. D. cả 3 ý trên.

 

doc12 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 6757 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì II - Lớp 4 môn lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II- LỚP 4 MÔN LỊCH SỬ I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Câu 1 (3 điểm): Hãy nối các mốc thời gian (ở cột A) với các sự kiện (ở cột B) sao cho đúng nhất: A B 1. Năm 40 a. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất. 2. Năm 938. b. Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long tiêu diệt chính quyền họ Trịnh. 3. Năm 981 c. Nguyễn Ánh lật đổ triều đại Tây Sơn, lập nên triều Nguyễn. 4. Năm 1786 d. Khởi nghĩa hai bà Trưng. 5. Năm 1789 e. Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo. 6. Năm 1802 g. Quang Trung đại phá quân thanh. Câu 2 (1,5 điểm): Hãy khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng nhất: 2.1/. Các vua nhà Lý rất quan tâm đến việc xây dựng các công trình: A. Trường học. C. Chùa chiền. B. Đê điều. D. Lăng tẩm. 2.2/. Ở thời nào giáo dục được phát triển và quan tâm nhất ? A. Nhà Lý. C. Nhà Trần. B. Nhà hậu Lê. D. Nhà Nguyễn. 2.3/. Thành thị nào nổi tiếng ở thế kỉ XVI - XVII ? A. Thăng Long C. Hội An. B. Phố Hiến. D. cả 3 ý trên. II. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 3 (2,5 điểm): Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn dưới đây để điền vào chỗ chấm () trong đoạn văn sau cho phù hợp: Sau khi lật đổ chính quyền (1)., làm chủ toàn bộ vùng đất (2)... . Nguyễn Huệ quyết định tiến ra (3).., lật đổ chính quyền ..(4). thống nhất (5) . Đó là năm 1786. (họ Nguyễn, họ Trịnh, Đàng trong, giang sơn, Thăng Long). Câu 4 (1 điểm): Em hãy trình bày tình hình nước ta vào cuối thời Trần ? Câu 5 (2 điểm): Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào ? MÔN ĐỊA LÍ I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Câu 1 (2 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất: a/. Đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa lớn nhất cả nước là do: A. Đất đai màu mỡ. B. Khí hậu nóng ẩm. C. Người dân cần cù lao động. D. Tất cả các ý trên. b/. Chợ nổi trên sông ở đồng bằng Nam Bộ thường bán: A. Rau quả. B. Quần áo. C. Thịt cá. D. Rất nhiều thứ. c/. Trong các thành phố ở nước ta, thành phố Hồ Chí Minh có diện tích và dân số đứng : A. Thứ nhất C. Thứ ba. B. Thứ hai. D. Thứ tư. d/. Thành phố Cần Thơ nằm bên bờ: A. sông Tiền. C. sông Thái Bình. B. sông Hậu D. sông Sài Gòn Câu 2 (2 điểm): Nối địa danh (dãy A) với các thông tin (dãy B) sao cho phù hợp: A B 1. Tây Nguyên a. Vựa lúa lớn thứ hai cả nước, trồng nhiều rau xứ lạnh. 2. Đồng bằng Bắc Bộ. b. Trồng lúa nước trên ruộng bậc thang, có quặng a-pa-tít để làm phân bón. 3. Hoàng Liên Sơn c. Nhiều đất đỏ badan, trồng nhiều cà phê nhất nước ta. 4. Trung du Bắc Bộ d. Trồng rừng để phủ xanh đất trồng, có nhiều vùng chè nổi tiếng. II. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 3 (2 điểm): Em hãy sắp xếp lại quy trình thu hoạch lúa và chế biến gạo xuất khẩu của người dân ở Đồng bằng Nam Bộ: (Phơi thóc, xếp gạo lên tàu để xuất khẩu, tuốt lúa, gặt lúa, xay xát gạo và đóng bao). Câu 4 (2,5 điểm): Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn dưới đây để điền vào chỗ chấm sao cho đúng nhất. Vùng biển nước ta có (1).. và là một bộ phận của biển Đông: phía Bắc có vịnh Bắc Bộ, phía Nam có vịnh Thái Lan. Biển Đông là ...(2)., đồng thời có nhiều khoáng sản, hải sản quý và có vai trò .(3). Ven bờ có nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc phát triển .(4).. và xây dựng ..(5). . (Du lịch, điều hòa khí hậu, kho muối vô tận, cảng biển, diện tích rộng). Câu 5 (1,5 điểm): Em hãy nêu đặc điểm vùng Duyên hải Miền Trung ? KHOA HỌC I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất: Câu1: Vật nào sau đây tự phát sáng? Trái đất B. Mặt trời C. Mặt trăng Câu 2: Tác hại mà bão gây ra là : Làm đổ nhà cửa, phá hoại hoa màu. Gây ra tai nạn cho con người. Cả hai ý trên. Câu 3: Những việc nên làm để bảo vệ bầu không khí trong lành là: Vứt xác động vật xuống nước. Đổ rác ra vệ đường. Trồng cây xanh. Câu 4: Khi bị bệnh bạn cảm thấy : Khó chịu , đau đầu, sốt, mệt mỏi. Bình thường, muốn tham gia các hoạt động thể dục thể thao. Bình thường, muốn tham gia các hoạt động học tập trong lớp. Câu 5: Để sống và phát triển bình thường, động vật cần: Ánh sáng, không khí, nước uống, thức ăn. Ánh sáng, không khí, Nước và ánh sáng. Câu 6: 3 Loài cây có thể sống ở xứ lạnh : Cây phi lao, cây thông, cây tràm. Cây xương rồng, cây bạch đàn, cây thông. Cây bạch đàn, cây xoan , cây mỡ. Câu 7: Bộ phận của cây chủ yếu thực hiện quá trình quang hợp : Lá cây B. Rễ cây C. Cành cây Câu 8: Không khí gồm những thành phần : Các- bo- níc Ôxi , Ni tơ, Ô xi; Ni tơ; Các- bô - níc II. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1: Thế nào là quá trình trao đổi chất ở người ? Câu 2: Điều gì sẽ xảy ra với thực vật nếu không có ánh sáng ? Đáp án Khoa học I. ( 4 điểm) - Mỗi ý đúng 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B C C A A B A C II. ( 6 điểm) Câu 1: ( 3 điểm ): Quá trình trao đổi chất ở người là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa cặn bã. Câu 2: ( 3 điểm): Không có ánh sáng thực vật sẽ mau chóng tàn lụi vì chúng cần ánh sáng để duy trì sự sống. Mặt trời đem lại sự sống cho thực vật, thực vật cung cấp thức ăn sạch cho động vật và con người. Đáp án Địa lý Câu 1 (2 điểm): Khoanh tròn đúng mỗi ý được 0,5 điểm: a/. D. Tất cả các ý trên. b/. D. Rất nhiều thứ. c/. A. Thứ nhất d/. B. sông Hậu Câu 2 (2 điểm): Nối đúng mỗi dữ kiện đươc,5 điểm. 1-c; 2-a; 3-b; 4-d Câu 3 (2 điểm): Mỗi ý đúng được 0,4 điểm. 1/. Gặt lúa. 2/. Tuốt lúa. 3/. Phơi thóc. 4/. Xay xát gạo và đóng bao. 5/. Xếp gạo lên tàu để xuất khẩu. Câu 4 (2,5 điểm): Mỗi ý đúng 0,5 điểm. 1 – diện tích rộng. 2 – kho muối vô tận. 3 – điều hòa khí hậu. 4 – du lịch. 5 – cảng biển. Câu 5 (1,5 điểm): -Vào mùa hạ, tại đây thường có khí hậu khô, nóng và bị hạn hán. (0,5 điểm) -Cuối năm thường có mưa lớn, bão dễ gây ngập lụt. (0,5 điểm). -Khu vực phía Bắc dãy núi Bạch Mã có mùa đông lạnh. (0,5 điểm) Đáp án Lịch sử Câu 1 (3 điểm): Mỗi ý đúng được 0,5 điểm 1 – d ; 2 – e ; 3 – a ; 4 – b ; 5 – g ; 6 – c. Câu 2 (1,5 điểm): Mỗi ý đúng 0,5 điểm: 2.1/. Các vua nhà Lý rất quan tâm đến việc xây dựng các công trình: C. Chùa chiền. 2.2/. Ở thời nào giáo dục được phát triển và quan tâm nhất ? B. Nhà hậu Lê. 2.3/. Thành thị nào nổi tiếng ở thế kỉ XVI - XVII ? D. cả 3 ý trên. Câu 3 (2,5 điểm): Điền đúng mỗi ý được 0,5 điểm: 1 - họ Nguyễn; 2 - Đàng trong; 3 - Thăng Long; 4 - họ Trịnh; 5 - giang sơn Câu 4 (1 điểm): Từ giữa thế kỉ XIV, nhà Trần bước vào thời kì suy yếu. Vua quan không quan tâm tới dân. Dân oán hận, nổi dây khởi nghĩa. Câu 5 (2 điểm): -Sau khi Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn suy yếu dần. Lợi dụng thời cơ đó, Nguyễn Ánh đã huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn. (1 điểm) -Năm 1802, Nguyễn Ánh lật đổ triều Tây Sơn, lập lân triều Nguyễn.(1 điểm) KHOA HỌC Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (từ câu 1 đến câu 16): Câu 1: Bão có tác hại gì ? A.Chỉ làm cây cối ngã đổ. B.Thiệt hại về cây trồng, vật nuôi. C.Thiệt hại về người và của. Câu 2: Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là: A. Do khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn. B. Do rác thải. C. Do khói bụi của xe cộ lưu thông. Câu 3: Theo em biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch là: A. Thu gom và xử lí rác thải hợp lí. B. Giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ và nhà máy. C. Giảm bụi, khói đen bếp, bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh. D. Tất cả các ý trên. Câu 4: Nước sôi ở bao nhiêu độ C : 80oC B. 90oC C. 100oC Câu 5: Âm thanh có thể truyền qua những chất nào ? A. Chất rắn. B. Chất khí. C. Chất lỏng. D. Tất cả đều đúng. Câu 6: Tác hại của tiếng ồn là : Gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người (đau đầu, mất ngủ). Gây mất tập trung trong công việc và học tập. Cả A và B đều đúng. Câu 7: Ta nhìn thấy vật khi nào ? A. Khi mắt ta truyền ánh sáng tới vật. B. Khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt. C. Cả A và B đều sai. Câu 8: Bóng tối xuất hiện ở đâu: A. Khi trời tối. B. Vào lúc cúp điện. C. Ở phía sau vật cản sáng có bóng của vật đó. Câu 9: Điều gì sẽ xảy ra với thực vật nếu không có ánh sáng: A. Thực vật sẽ chậm phát triển. B. Thực vật sẽ mau chóng tàn lụi. C. Thực vật sẽ phát triển to lớn không bình thường. Câu 10: Ánh sáng rất cần thiết cho sự sống của con người vì: Nhờ có ánh sáng mà con người nhìn thấy đường đi. Con người có thể học tập, vui chơi, giải trí. Giúp cho chúng ta có thức ăn, sưởi ấm và cho ta sức khỏe. Câu 11: Để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra đối với mắt ta cần: A. Không nhìn thẳng vào mặt trời. B. Không chiếu đèn bin vào mắt nhau. C. Tránh đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu. D. Tất cả đều đúng. Câu 12: Chất lỏng nở ra khi nào ? Khi lạnh đi. Khi nóng lên. Tất cả đều sai. Câu 13: Sự trao đổi khí trong hô hấp ở thực vật vào ban đêm là: A. Hấp thụ khí ôxi và thải ra khí cácbôníc. B. Hấp thụ khí cácbôníc và thải ra khí ôxi. C. Không hấp thụ gì và cũng không thải ra gì. Câu 14: Động vật cầ gì để sống: A. Không khí, thức ăn. B. Thức ăn, nước uống và không khí. C. Cần có đủ không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng. Câu 15: Vật nóng hơn ở gần vật lạnh sẽ: A. Tỏa nhiệt. B. Thu nhiệt. C. Vừa tỏa nhiệt, vừa thu nhiệt. Câu 16: Khi bỏ một thìa bằng kim loại vào một cốc nước nóng thì sẽ xảy ra hiện tượng: A. Thìa sẽ nóng lên. B. Thìa sẽ lạnh đi. C. Không có hiện tượng gì. Câu 17: Dùng các sự kiện trong ngoặc đơn (khí ôxi, nước tiểu, khí cácbôníc, nước, các chất thải, các chất hữu cơ trong thức ăn) để hoàn thành sơ đồ sau: Hấp thụ Thải ra Động vật Câu 18: Nêu vai trò của nhiệt đối với con người, động vật và thực vật

File đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP HKII KSD.doc
Giáo án liên quan