Tìm hiểu trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Liên hệ đến một vài tấm gương về thanh niên đã phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
* Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
- Học tập văn hóa, khoa học kỹ thuật, tu dưỡng đạo đức.
- Có lối sống lành mạnh, rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực.
- Rèn luyện sức khoẻ.
- Tham gia lao động và các hoạt động xã hội.
* Nhiệm vụ của thanh niên, học sinh.
- Ra sức học tập, rèn luyện toàn diện.
- Xác định lý tưởng đứng đắn.
- Có kế hoạch học tập, rèn luyện lao động để phấn đấu trở thành chủ nhân đất nước thời kỳ đổi mới.
* Phương hướng phấn đấu.
- Thực hiện tốt nhiệm vụ của học sinh.
- Tích cực tham gia hoạt động tập thể, xã hội.
- Xây dựng tập thể lớp vững mạnh.
Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
1) Khái niệm hôn nhân?
Hôn nhân
- Là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được pháp luật công nhận.
- Tình yêu chân chính là cơ sở của hôn nhân.
6 trang |
Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 845 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Giáo dục công dân Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất, các giá trị tinh thần cho xã hội.
Lao động là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại.
Mọi hoạt động lao động, miễn là có ích đều đáng quí trọng.
Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
a/ Quyền lao động của công dân: Công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm việc làm, chọn nghề, nơi làm việc có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho mình và gia đình.
b/ Nghĩa vụ lao động của công dân: Mọi người có nghĩa vụ lao động để nuôi sống bản thân, gia đình, góp phần tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước.
Hợp đồng lao động.
- Là sự thỏa mãn giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
- Dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng.
Qui định của Bộ luật lao động đối với trẻ chưa thành niên.
- Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc.
- Cấm sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm việc nặng, nguy hiểm, độc hại.
- Cấm lạm dụng, cưỡng bức ngược đãi người lao động.
5) Nhà nước đã có những chính sách gì để bảo hộ người lao động? Qui định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi, bảo hiểm lao động. Khuyến khích các hình thức bảo hiểm xã hội khác. Ủng hộ mọi hoạt động tạo ra việc làm cho người lao động
Chú ý xử lí các tình huống đưa ra ở các bài tập.
Bài tập 2: Hà: Không được tuyển vào biên chế nhà nước vì lí do gì?
Bài tập 4: Ý kiến về 2 quan niệm và giải thích.
Hợp đồng lao động: là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động và việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
6) Người nghiện ma túy có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ lao động của công dân vì: người nghiện ma túy sẽ bị suy kiệt về tinh thần và thể xác, mất dần khả năng lao động, vì thế không thể thực hiện nghĩa vụ lao động để nuôi sống bản thân gia đình mà ngược lại còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội
Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân.
Khái niệm vi phạm pháp luật? Chú ý các loại vi phạm pháp luật. Cho ví dụ từng loại.
Vi phạm pháp luật.
- Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
- Là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý
Các loại vi phạm pháp luật:
- Vi phạm pháp luật hình sự ( tội phạm ): là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự.
- Vi phạm pháp luật hành chính: là hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm.
- Vi phạm pháp luật dân sự: là hành vi trái pháp luật, xâm hại tới các quan hệ tài sản ( quan hệ sở hữu, chuyển dịch tài sản.) và quan hệ pháp luật dân sự khác được pháp luật bảo vệ, như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp.
- Vi phạm kỉ luật: là những hành vi trái với quy định, quy tắc, quy chế, xác định trật tự, kỉ luật trong nội bộ cơ quan , xí nghiệp, trường học
Trách nhiệm pháp lý? Các loại trách nhiệm pháp lý? Cho ví dụ từng loại. ( đã thi)
Trách nhiệm pháp lý:
Là nghĩa vụ đặc biệt mà cá nhân, tổ chức cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước qui định.
Các loại trách nhiệm pháp lý:
Trách nhiệm hình sự.
Trách nhiệm dân sự.
Trách nhiệm hành chính.
Trách nhiệm kỷ luật.
Thế nào là người có năng lực trách nhiệm pháp lý (thi)
Là người có khả năng nhận thức, điều khiển được việc làm của mình, được tự do lựa chọn cách xử sự và chịu trách nhiệm về hành vi đó
Trách nhiệm:
+ Đối với công dân:
Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật.
Chống các hành vi vi phạm pháp luật.
+ Đối với học sinh:
Vận động mọi người tuân theo pháp luật.
Học tập, lao động tốt.
Đấu tranh chống các hiện tượng vi phạm pháp luật.
Ý nghĩa việc áp dụng chế độ trách nhiệm pháp lý để: Trừng phạt, ngăn ngừa cải tạo người vi phạm pháp luật; giáo dục họ có ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật; Răn đe mọi người không được vi phạm pháp luật giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; hoàn thành, bồi dưỡng lòng tin vào pháp luật và công lý trong nhân dân; Ngăn chặn, hạn chế, từng bước xóa bỏ hiện tượng vi phạm pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
So sánh trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức
Giống: - Làm cho quan hệ giữa người với người tốt đẹp, công bằng, trật tự, kỷ cương.
Khác: - Trách nhiệm pháp lý: Bắt buộc thực hiện bằng phương pháp cưỡng chế của Nhà Nước
- Trách nhiệm đạo đức Lương tâm cắn rứt, xã hội lên án, cười chê
Bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước quản lý xã hội của công dân.
Quyền tham gia quản lý nhà nước, xã hội là gì? Gồm 3 quyền
+ Quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội.
+ Tham gia bàn bạc.
+ Tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của Nhà nước và xã hội.
Ai có quyền tham gia quản lí nhà nước? Toàn bộ công dân Việt Nam đang sinh sống trong và ngoài nước
Công dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng cách:
+ Trực tiếp, cho ví dụ cụ thể? -Trực tiếp: tham gia các công việc của nhà nước, bàn bạc đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động của các cơ quan cán bộ công chức nhà nước
( VD:Tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội; Tham gia ứng cử vào Hội đồng nhân dân)
+ Gián tiếp, cho ví dụ cụ thể? Gián tiếp: Thông qua đại biểu nhân dân để họ kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
(VD: Góp ý xây dựng phát triển kinh tế địa phương, góp ý việc làm của cơ quan quản lí nhà nước trên báo chí)
Chú ý: Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyề ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo qui định của pháp luật
Trách nhiệm của nhà nước: tạo điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ mọi mặt của mình.
- Liên hệ học sinh thực hiện quyền này như thế nào trong nhà trường và địa phương
(+ Học tập, lao động tốt, rèn luyện ý thức kỉ luật.
+ Tham gia, góp ý, xây dựng lớp, chi đoàn
+ Tham gia các hoạt động ở địa phương
+ Tham gia hoạt động ủng hộ người nghèo, tuyên truyền kế hoạch hoá gia đình, bài trừ các tệ nạn xã hội.)
Quyền
Nội dung
Khiếu nại
Tố cáo
- Người thực hiện
Công dân từ 18 tuổi trở lên hoặc người đại diện
Tất cả mọi người
- Đối tượng
Các quyết định hành chính và hành vi hành chính
Tất cả các hành vi vi phạm pháp luật
- Cơ sở
Quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân bị xâm phạm
Các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của mọi người
- Mục đích
Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân
Xử lí , ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm của pháp luật
Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Thế nào là bảo ve Tổ quốc: Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ XHCN và Nhà nước CHXHCN Việt Nam
Chú ý học sinh thường cho rằng bảo vệ Tổ quốc chỉ là thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nên hiểu rõ: Bảo vệ Tổ quốc bao gồm cả việc tham gia xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện chính sách hậu phương quân đội, bảo vệ trật tự, an ninh, xã hội.
Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc? Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ và trách nhiệm của ai? Của toàn thể công dân Việt Nam sống trên thế giới
Theo em, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc thời bình có gì khác thời đất nước có chiến tranh? (Trong chiến tranh, bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ nền độc lập dân tộc, còn trong giai đoạn cách mạng hiện nay bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ chế độ XHCN)
Để bảo vệ Tổ quốc trách nhiệm công dân và học sinh cần làm gì? Liên hệ giới thiệu các hoạt động bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự an ninh ở địa phương.
Trách nhiệm công dân: Tham gia xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện chính sách hậu phương quân đội
Trách nhiệm học sinh
Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức.
Rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự.
Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong trường học và nơi cư trú.
Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, đồng thời tổ chức vận động người khác thực hiện nghĩa vụ quân sự.
5) Luật nghĩa vụ quân sự qui định lứa tuổi gọi nhập ngũ: công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi ( theo điều 12 luật nghĩa vụ quân sự năm 1994) ; công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi ( theo điều 12 luật nghĩa vụ quân sự bổ sung năm 2005)
Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
Sống có đạo đức là suy nghĩ hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó.
Tuân theo pháp luật là luôn sống và hành động theo những quy định của pháp luật
Cho các ví dụ, hành vi biểu hiện là người có đạo đức, hành vi thể hiện tuân theo pháp luật (BT 2 SGK)
Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có mối quan hệ với nhau:
Đạo đức là những phẩm chất bền vững của mỗi cá nhân, nó là động lực điều chỉnh nhận thức, thái độ và tình cảm của mỗi người, trong đó có hành vi pháp luật. Người có đạo đức thì biết tự nguyện thực hiện những qui định của pháp luật.
Người sống có đạo đức thể hiện như thế nào trong các mối quan hệ
a.Quan hệ với mọi người: biết chăm lo đến mọi người, sống có tình có nghĩa, thương yêu giúp đỡ mọi người vì sự tiến bộ chung
b. Quan hệ với công việc: phải có trách nhiệm cao, năng động sáng tạo trong mọi hoạt động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
c. Quan hệ với môi trường sống: biết giữ gìn bảo vệ hạnh phúc và tự giác góp phần xây dựng gia đình, bảo vệ môi trường tự nhiên, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
d. Quan hệ với lí tưởng sống của dân tộc: lấy lí tưởng của Đảng, của dân tộc làm mục tiêu sống của cá nhân “Dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh”
Trách nhiệm của bản thân: Học tập, lao động tốt. Rèn luyện đạo đức, tư cách. Quan hệ tốt với bạn bè, gia đình và xã hội. Nghiêm túc thực hiện pháp luật, trong đó đặc biệt Luật giao thông đường bộ
File đính kèm:
- de cuong on tap ki II.doc