? Tại sao sản xuất công nghiệp ở Trung Quốc lại tập trung ở Miền Đông và vùng duyên hải ven biển ?
Vì miền Đông có nhiều thuận lợi trong phát triển công nghiệp.
+ Vị trí địa lí: Dễ giao lưu với bên ngoài trong việc xuất nhập khẩu.
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi: Địa hình bằng phẳng, nhiều khoáng sản, nguồn nước dồi dào,.
+ Dân cư đông đúc: Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn
+ Nguyên liệu từ nông nghiệp, thủy sản dồi dào (là miền có nông nghiệp trù phú).
+ Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật mạnh
+ Thu hút đầu tư nước ngoài.
+ Là nơi tập trung các trung tâm công nghiệp lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải và Hồng Kông.
- Khó khăn: nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, kĩ thuật.
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 21456 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập địa lý 11 học kỳ 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông lớn.
- Miền tây chủ yếu phát triển chăn nuôi gia súc lớn: Cừu, Lạc đà,...
- Tuy nhiên, bình quân lương thực đầu người vẫn còn thấp.
■ Bài 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
A. Tự nhiên, dân cư và xã hội:
I. Tự nhiên:
1. Vị trí địa lí và lãnh thổ:
* Vị trí địa lí: Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía đông nam châu Á, nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có vị trí cầu nối giữa lục địa Á – Âu với lục địa Australia.
* Lãnh thổ: Đông Nam Á bao gồm một hệ thống các bán đảo, quần đảo đan xen giữa các biển và vịnh biển rất phức tạp.
=> Ý nghĩa: có ý nghĩa địa chính trị rất quan trọng:
- Cầu nối giữa 2 đại dương: Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương và 2 lục địa Á Âu – châu Đại Dương
- Là nơi giao thoa 2 nền văn hóa lớn: Trung Quốc, Ấn Độ
- Là trung tâm phát triển kinh tế năng động => cạnh tranh ảnh hưởng quốc kinh tế
- Là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên
* Khó khăn:
- Hay có thiên tai
- Bị cạnh tranh bởi các quốc gia lớn
- Bất ổn về chính trị
2. Tự nhiên:
- Gồm 2 bộ phận: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo
Yếu tố tự nhiên
Đông Nam Á lục địa
Đông Nam Á biển đảo
Địa hình
- Bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi (chiếm 60%)
- Núi chủ yếu chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và Bắc – Nam
- Có nhiều đồng bằng lớn phù sa, màu mỡ: sông Cửu Long, sông Hồng, sông Mê Nam
- Có nhiều cao nguyên và thung lũng: Lâm Viên, Xiêm Khoảng, San
- Nhiều đảo, gồm đồi núi xen lẫn núi cao và núi lửa
- Ít đồng bằng, chủ yếu là các đồng bằng nhỏ và hẹp
Khí hậu
Nhiệt đới gió mùa
Nhiệt đới gió mùa, xích đạo
Sông ngòi
Có nhiều sông lớn, nhỏ: sông Hồng, sông Mêkông, sông Mê Nam
Sông nhỏ, ngắn, dốc, hướng chảy đa dạng
Khoáng sản
Than đá, sắt, thiếc, dầu mỏ, khí tự nhiên, …
Than đá, đồng, dầu mỏ
Đất đai
Đất phù sa, đất pheralit
Màu mỡ, nhiều khoáng chất
Biển
Tất cả các nước đều giáp biển (trừ Lào)
Xung quang đều là biển
Đánh giá
- Thuận lợi: phát triển nông nghiệp và công nghiệp đa ngành; có tiềm năng kinh tế biển
- Khó khăn: phải cạnh tranh kinh tế với các nước khác; hay xảy ra thiên tai, cháy rừng
- Thuận lợi: phát triển kinh tế biển; du lịch; công nghiệp
- Khó khăn: nằm trong vành đai núi lửa nên hay xảy ra thiên tai, động đất, sóng thần…
II. Dân cư và xã hội:
1. Dân cư:
- Đông Nam Á là khu vực đông dân (556,2 triệu người – 2005)
- Mật độ dân số cao: 124 người / km2 (2005) – thế giới: 48 người / km2
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao (1,4%) nhưng đang có xu hướng giảm
- Cơ cấu dân số trẻ
+ Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, thị trường tiêu thụ rộng
+ Khó khăn: lao động có tay nghề hạn chế; vấn đề giáo dục, y tế, việc làm, chất lượng cuộc sống,… gây sức ép cho kinh tế
- Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung đông ở đồng bằng hoặc ven các con sông lớn
2. Xã hội:
- Là khu vực đa dân tộc, đa tôn giáo
- Phong tục, tập quán có nhiều nét tương đông
- Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới
* Thuận lợi:
- Các quốc gia hợp tác cùng phát triển
- Tạo nên 1 khu vực có nền văn hóa đa dạng
* Khó khăn: việc quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi nước sẽ khó khăn
? Những khó khăn về đặc điểm dân cư đến việc phát triển kinh tế ở khu vực Đông Nam Á ?
- Dân số đông, mật dộ dân số cao thiếu việc làm thu nhập thấp.
- Lao động có trình độ chuyên môn cao còn thiếu khó khăn trong việc phát triến các ngành công nghệ đòi hỏi trình độ cao.
- Phân bố dân cư không đồng đều khai thác tài nguyên, nguồn lực ở miền núi gặp khó khăn, quản lí xã hội ở các vùng đông dân cũng gặp nhiều khó khăn, quản lí xã hội ở các vùng đông dân gặp nhiều trở ngại
- Đa dân tộc, đa tôn giáo dễ nảy sinh các mâu thuẫn, xung đột cuất phát từ quyền lợi, định kiến về phong tục, tập quán, văn hóa, tôn giáo... dễ mất ổn định về an ninh, chính trị.. từ đó làm ảnh hưởng, làm chậm tốc độ phát triển kinh tế.
B. KINH TẾ:
I. Cơ cấu kinh tế:
- Đang có sự chuyển dịch theo xu hướng tiến bộ
- Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, III
=> Chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp, dịch vụ
II. Công nghiệp:
- Có điều kiện cho phát triển công nghiệp (nhiều khoáng sản, có rừng, biển lớn, nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn)
- Xu hướng phát triển công nghiệp:
+ Tăng cường liên doạn, liên kết với nước ngoài
+ Hiện đại hóa trang thiết bị, cơ sở hạ tầng
+ Chú trọng đào tạo lao động
+ Sản xuất các mặt hàng hướng vào xuất khẩu
+ Thu hút vốn, khoa học kĩ thuật, kinh nghiệm quản lí,… nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Các ngành cơ bản:
+ Công nghiệp khai khoáng: công nghiệp dầu khí, khai thác than
+ Công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử
+ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
- Sản lượng: có xu hướng tăng
+ Điện: 139 tỉ kwh
III. Dịch vụ:
- Xu hướng: có nhiều thay đổi, ngày càng hiện đại hóa
+ Giao thông vận tải được nang cấp, đầu từ
+ Hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông, ngân hàng tài chính ngày càng được củng cố
=> Đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân dân; tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài
IV. Nông nghiệp:
1. Trồng lúa nước:
- Điều kiện phát triển: có đất, nước, khí hậu, lao động, thị trường tiêu thụ, lịch sử, chính sách,…
- Tinh hình phát triển:
+ Sản lượng liên tục tăng: 161 triệu tấn (2004),
+ Nước đứng đầu là Indonesia
+ Đứng đầu về xuất khẩu: Thái Lan, Việt Nam
+ Phân bố: Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Mi-an-ma
2. Trồng cây công nghiệp:
- Điều kiện phát triển: có đất, khí hậu, nước, lao động, cơ sở hạ tầng,…
- Khó khăn:
+ Cơ sở hạ tầng, chế biến còn ít
+ Thị trường nhiều biến động
+ Thiếu nước vào mùa khô
- Tình hình phát triển:
+ Sản lượng: cao su (64 triệu tấn), cà phê (1,8 triệu tấn) và đang có xu hướng tăng qua các năm
+ Các cây công nghiệp chính: cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa
+ Sản phẩm của các cây công nghiệp ở Đông Nam Á phục vụ chủ yếu cho việc xuất khẩu
+ Cây ăn quả được trồng ở hầu hết các nước Đông Nam Á
3. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản:
- Chăn nuôi:
+ Trâu bò: Mi-an-ma, Thái Lan, Việt Nam
+ Lợn, gà: Việt Nam, Thái Lan, Philippine
- Đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản: phát triển mạnh ở các quốc gia: Indonesia, Thái Lan, Philippine, Việt Nam, Malaysia
C. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
I. Mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN:
1. Lịch sử hình thành và phát triển:
- 8/8/1967, tại Bangkok (Thái Lan), ASEAN được ra đời với 5 nước thành viên
- Hiện nay, số lượng các nước thành viên đã được tăng lên
- 28/7/1995, Việt Nam trở thành thành viên ASEAN
- Hiện tại có 10/11 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là thành viên của ASEAN (trừ Đông Ti-mo)
2. Mục tiêu:
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên
- Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển
- Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế khác
=> Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển
3. Cơ chế hợp tác của ASEAN (và từng ví dụ cụ thể)
- Thông qua các diễn đàn (diễn đàn hợp tác Á – Âu ASEM với 3 lĩnh vực: kinh tế, an ninh, chính trị)
- Thông qua các hiệp ước (Hiệp ước hợp tác toàn diện giữa ASEAN và TQ)
- Thông qua tổ chức các hội nghị (Hội nghị thượng đỉnh ASEAN)
- Thông qua các dự án và chương trình phát triển (xây dựng cộng đồng ASEAN sau năm 2015, dự án phát triển năng lực du lịch)
- Thông qua “xây dựng khu vực thương mại tự do ASEAN” (Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Úc)
- Thông qua các hoạt động văn hóa – thể thao của khu vực (tổ chức thành công các kì SEAGames)
=> Đảm bảo thực hiện các mục tiêu của ASEAN
II. Thành tựu và tồn tại của ASEAN:
Thành tựu
Tồn tại
- Tốc độ tăng trưởng GDP khá cao (Singapore, Malaysia, Indonesia, Việt Nam)
- Tốc độ tăng trưởng không đồng đều, trình độ phát triển còn chênh lệch giữa các nước thành viên => có nguy cơ tụt hậu giữa các nước
- Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện (Singapore)
- Còn một bộ phận không nhỏ dân cư có thu nhập thấp (Lào, Cambodia) => cản trở sự phát triển của kinh tế, xã hội và dễ gây ra sự bất ổn định cho xã hội
- Biện pháp: thực hiện chương trình 134, 135 (Việt Nam); tăng cường xuất khẩu lao động (Thái Lan); đầu tư phát triển kinh tế (Philippine)
- Tạo dựng được 1 môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực
- Vẫn còn tình trạng khủng bố, bạo loạn ở các quốc gia, gây mất ổn định cục bộ
- Biện pháp: hợp tác với nhau để chống bạo loạn, khủng bố; giải quyết tận gốc sự bất bình đẳng xã hội; cải thiện đời sống của người dân
III. Việt Nam và quá trình hội nhập ASEAN:
1. Sự tham gia của Việt Nam trong tổ chức:
- Về kinh tế, giao dịch thương mại của Việt Nam trong khối đạt 30%
- Việt Nam tham gia hầu hết các hoạt động chính trị, văn hóa, giáo dục, xã hội, thể dục thể thao,…
- Vị thế của Việt Nam trong khu vực ngày càng được nâng cao
2. Cơ hội và thách thức:
a) Cơ hội:
- Tạo điều kiện hòa nhập cộng đồng khu vực, hòa nhập thị trường ASEAN
- Thu hút vốn, công nghệ, khoa học – kĩ thuật, cơ hội giao lưu
b) Thách thức:
- Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, công nghệ
- Sự khác biệt về thể chế chính trị
- Sự cạnh tranh quyết liệt về nhiều mặt: kinh tế, khoa học – kĩ thuật,…
- Một số giá trị văn hóa có nguy cơ bị mai một
? Tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định ?
- Trong lịch sử, trải qua các giai đoạn, ta đều nhìn thấy sự mất ổn định do chiến tranh và các mâu thuẫn khác như xung đột, bạo động,…
- Hiện nay, ngay trong không khí hòa bình cũng có tiềm ẩn những nguy cơ gây mất ổn định:
+ Tranh chấp: biển đảo, đất đai, biên giới, …
+ Khủng bố, bạo loạn (ở Thái Lan, Indonesia, Philippine)
+ Dân số, môi trường, tôn giáo, dân tộc,…
=> Đòi hỏi sự hợp tác để đàm phán, giải quyết các vấn đề một cách hòa bình
- Ngoài ra, còn để giảm thiểu sự can thiệp của các thế lực bên ngoài
=> Chỉ hòa bình, ổn định thì mới hợp tác một cách tốt nhất giữa các nước
File đính kèm:
- de cuong dia ly 11 hoc ki 2.doc