Đề cương Lịch sử Lớp 12 (Chuẩn và nâng cao) - Năm học 2013-2014 - Châu Tiến Lộc

I/ SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH

1. Hoàn cảnh lịch sử :

- Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh:

+ Việc nhanh chóng đánh bại phát xít.

+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

+ Việc phân chia thành quả chiến thắng.

- Từ ngày 4 đến 11/2/1945, Mỹ, Anh, Liên Xô họp hội nghị quốc tế ở Ianta (Liên Xô) để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức thiết sau chiến tranh và hình thành một trật tự thế giới mới.

2. Nội dung của hội nghị :

• Xác định mục tiêu quan trọng là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật, nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.

• Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới

• Thỏa thuận việc đóng quân, giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và Á

+ Ở châu Âu : Liên Xô chiếm Đông Đức, Đông Âu; Mỹ, Anh, Pháp chiếm Tây Đức, Tây Âu.

+ Ở châu Á :

• Vùng ảnh hưởng của Liên Xô: Mông Cổ, Bắc Triều Tiên, Nam Xakhalin, 4 đảo thuộc quần đảo Curin;

• Vùng ảnh hưởng của Mỹ và phương Tây: Nhật Bản, Nam Triều Tiên; Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á

3. Ảnh hưởng với thế giới : Những quyết định của hội nghị Ianta đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là “Trật tự hai cực Ianta”.

o Thế giới phân thành hai cực, hai phe  hiện tượng đầu tiên trong Lịch sử thế giới.

o Quan hệ thù địch Mĩ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

o Bao gồm nhiều mặt :

+ Chính trị : đối đầu, cô lập, đả kích

+ Kinh tế: bao vây, cấm vận

+ Tư tưởng: chủ nghĩa chống Cộng, bài Xô, đe doạ diễn biến hoà bình.

+ Quân sự: chạy đua vũ trang, chiến tranh cục bộ

II/ SỰ THÀNH LẬP LIÊN HIỆP QUỐC

1. Hoàn cảnh lịch sử: Từ 25/4 đến 26/6/1945, đại biểu 50 nước họp tại San Francisco (Mỹ), thông qua Hiến chương thành lập tổ chức Liên hiệp quốc.

2. Mục đích :

o Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

o Phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

3. Nguyên tắc hoạt động:

o Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

o Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.

o Không can thiệp vào nội bộ các nước.

 

doc30 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 714 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương Lịch sử Lớp 12 (Chuẩn và nâng cao) - Năm học 2013-2014 - Châu Tiến Lộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộc chiến này ngày càng chịu sự tác động của hai phe. - Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được ký kết (7/1954) đã công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương, nhưng Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền ở vĩ tuyến 17. Hiệp định Giơnevơ là thắng lợi của nhân dân Đông Dương nhưng cũng phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai phe. 2. Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) - Sau chiến tranh thế giới, Triều Tiên tạm thời chia làm hai miền: Bắc vĩ tuyến 38Ģ do Liên Xô cai quản và phía Nam là Mĩ. Năm 1948, trong bối cảnh chiến tranh lạnh, hai miền Triều Tiên đã thành lập hai quốc gia riêng ở hai bên vĩ tuyến 38Ģ: Đại Hàn dân quốc (phía Nam) và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên (phía Bắc). - Từ 1950 – 1953, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ có sự chi viện của Trung Quốc (miền Bắc) và Mĩ (miền Nam). Hiệp định đình chiến 1953 công nhận vĩ tuyến 38 Ģ là ranh giới quân sự giữa hai miền. Chiến tranh Triều Tiên là sản phẩm của “chiến tranh lạnh” và là sự đụng đầu trực tiếp đầu tiên giữa hai phe. 3. Cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ ở Việt Nam (1954 – 1975). - Sau 1954, Mĩ hất cẳng Pháp, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. Việt Nam đã trở thành điểm nóng trong chiến lược toàn cầu của Mĩ nhằm đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và làm suy yếu phe xã hội chủ nghĩa. - Chiến tranh Việt Nam trở thành cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất, phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe. Cuối cùng, mọi chiến lược chiến tranh của Mĩ bị phá sản, Mĩ phải ký Hiệïp định Paris (1973), cam kết tôn trọng độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; phải rút quân và cam kết không dính líu về quân sự hoặc can thiệp về chính trị đối với Việt Nam. Năm 1975, nhân dân Đông Dương kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ. III/ XU THẾ HÒA HOÃN ĐÔNG TÂY VÀ “CHIẾN TRANH LẠNH” CHẤM DỨT. 1. Những biểu hiện của xu thế hòa hoàn Đông - Tây Đầu những năm 70, xu hướng hòa hoãn Đông – Tây xuất hiện với những cuộc thương lượng Xô – Mỹ. - Ngày 9/11/1972, hai nước Đức ký Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức làm tình hình châu Âu bớt căng thẳng. - 1972, Xô – Mỹ thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến lược, ký Hiệp ước ABM, SALT-1, đánh dấu sự hình thành thế cân bằng về quân sự và vũ khí hạt nhân chiến lược giữa hai cường quốc. - Tháng 8/1975, 35 nước châu Âu và Mỹ, Canađa đã ký Định ước Hen-xin-ki, khẳng định quan hệ giữa các quốc gia và sự hợp tác giữa các nước, tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu lục này. - Từ 1985, nguyên thủ Xô – Mỹ tăng cường gặp gỡ, ký kết nhiều văn kiện hợp tác kinh tế – khoa học kĩ thuật, trọng tâm là thuận thủ tiêu tên lửa tầm trung châu Âu, cắt giảm vũ khí chiến lược vàhạn chế chạy đua vũ trang. 2. Chiến tranh lạnh kết thúc - Tháng 12/1989, tại Manta, Xô – Mỹ tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh” để ổn định và củng cố vị thế của mình. * Nguyên nhân khiến Xô – Mỹ kết thúc “chiến tranh lạnh”: - Cả hai nước đều quá tốn kém và suy giảm “thế mạnh” nhiều mặt. - Đức, Nhật Bản, Tây Âu vươn lên mạnh, trở thành đối thủ cạnh tranh gay gắt với Mỹ. - Liên Xô lâm vào tình trạng trì trệ, khỉng hoảng. * Ý nghĩa: chiến tranh lạnh chấm dứt mở ra chiều hướng giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột ở nhiều khu vực: Campuchia, Namibia IV/ THẾ GIỚI SAU “CHIẾN TRANH LẠNH”. - Từ 1989 – 1991, chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu tan rã. Ngày 28/6/1991, khối SEV giải thể và ngày 01/07/1991, Tổ chức Vácsava chấm dứt hoạt động ª thế “hai cực” Ianta sụp đổ, phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu và châu Á mất đi, ảnh hưởng của Mỹ cũng bị thu hẹp ở nhiều nơi. - Từ 1991, tình hình thế giới có nhiều thay đổi to lớn và phức tạp: Một trật tự thế giới đang dần dần hình thành. Mỹ đang ra sức thiết lập một trật tự thế giới đơn cực” để làm bá chủ thế giới. Sau “chiến tranh lạnh”, nhiều khu vực thế giới không ổn định, nội chiến, xung đột quân sự kéo dài (Bancăng, châu Phi, Trung Á). - Sang thế kỷ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đang diễn ra thì vụ khủng bố 11/09/2001 ở nước Mỹ đã đặt các quốc gia, dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường, gây ra những tác động to lớn, phức tạp với tình hình chính trị thế giới và trong quan hệ quốc tế. Ngày nay, các quốc gia dân tộc vừa có những thời cơ phát triển thuận lợi, đồng thời vừa phải đối mặt với những thách thức vô cùng gay gắt. v CÂU HỎI ÔN TẬP Trình bày những sự kiện dẫn đến sự đối đầu Đông – Tây trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tóm lược nội dung các cuộc chiến tranh cục bộ đã xảy ra từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1975. Anh (chị) có nhận xét gì về chính sách đối ngoại của Mỹ ? Trình bày và phân tích những sự kiện chứng tỏ xu thể hoà hoãn giữa hai siêu cường Liên Xô và Mĩ; giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Trình bày các xu thể phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt. Liên hệ với công cuộc Đổi mới ở nước ta. CHÖÔNG VI CAÙCH MAÏNG KHOA HOÏC – COÂNG NGHEÄ VAØ XU THEÁ TOAØN CAÀU HOAÙ c & d Baøi 11 CAÙCH MAÏNG KHOA HOÏC – COÂNG NGHEÄ VAØ XU THEÁ TOAØN CAÀU HOAÙ I/ CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ. 1. Nguồn gốc và đặc điểm: a. Nguồn gốc: Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người. Diễn ra trong bối cảnh đặc biệt: sự bùng nổ dân số, sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên, chiến tranh Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất là tiền đề thúc đẩy cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai và cách mạng công nghệ bùng nổ. b. Đặc điểm: Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kỹ thuật, đi trước mở đường cho kỹ thuật. Kỹ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất. Khoa học là nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ. 2. Những thành tựu: a. Thành tựu: Khoa học cơ bản: có nhiều phát minh lớn trong các lĩnh vực toán, lý, hóa, sinh, tạo cơ sở lý thuyết cho kỹ thuật phát triển và là nền móng của tri thức. Công cụ sản xuất mới: máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động, robot... Năng lượng mới: nguyên tử, nhiệt hạch, mặt trời, thủy triều, gió Vật liệu mới: pôlyme, vật liệu tổ hợp composite, gốm cao cấp (siêu bền, siêu cứng, siêu dẫn) Công nghệ sinh học: có những đột phá phi thường trong công nghệ di truyền tế bào, vi sinh, enzim góp phần giải quyết nạn đói, chữa bệnh Giao thông vận tải – Thông tin liên lạc: máy bay siêu âm, tàu hỏa siêu tốc, cáp sợi thủy tinh quang dẫn, Chinh phục vũ trụ: vệ tinh nhân tạo, thám hiểm mặt trăng, du hành vũ trụ, b. Tác động: * Tích cực: - Tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của con người. - Thay đổi cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, đòi hỏi mới về giáo dục, đào tạo. - Thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa. * Tiêu cực: ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động và giao thông, các dịch bệnh mới, chế tạo vũ khí hủy diệt đe dọa sự sống trên hành tinh. II/ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ. a. Bản chất : Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới. b. Biểu hiện của toàn cầu hóa: Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực (EU, IMF, WTO, APEC, ASEM) ª Là xu thế khách quan không thể đảo ngược. c. Tác động của toàn cầu hóa * Tích cực: Thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao (nửa đầu thế kỷ XX, GDP thế giới tăng 2,7 lần, nửa cuối thế kỷ tăng 5,2 lần). Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi cải cách sâu rộng để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. * Tiêu cực: Làm trầm trọng thêm bất công xã hội và phân hóa giàu nghèo. Làm cho mọi mặt của cuộc sống con người kém an toàn, tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của các quốc gia. Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, cơ hội lớn cho các nước phát triển mạnh, đồng thời cũng tạo ra những thách thức lớn đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, là nếu bỏ lỡ thời cơ sẽ tụt hậu nguy hiểm. v CÂU HỎI ÔN TẬP Nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai là gì ? Cho biết những nét chính về nội dung, thành tựu và tác động của cuộc cách mạng đó đối với đời sống xã hội loài người. Theo anh (chị), vai trò của cách mạng khoa học – kĩ thuật đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay quan trọng như thế nào ? Vì sao ? Trình bày những biểu hiện cụ thể của xu thế toàn cầu hoá. Vì sao nói : toàn cầu hoá vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển ? Baøi 12 TOÅNG KEÁT LÒCH SÖÛ THEÁ GIÔÙI SAU CHIEÁN TRANH THEÁ GIÔÙI THÖÙ HAI ÑEÁN NAÊM 2000 I/ NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM 1945 Sự xác lập của trật tự hai cực Ianta. Chủ nghĩa xã hội đã vượt khỏi phạm vi một nước và trở thành một hệ thống thế giới Sự phát triển mạnh của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mỹ Latinh Sự đối đầu giữa hai siêu cường dẫn đến tình trạng “chiến tranh lạnh” Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ II/ XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI NGÀY NAY. Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm và mở rộng hợp tác. Quan hệ theo hướng đối thoại, thỏa hiệp, với đặc điểm nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế Ở nhiều khu vực lại bùng nổ các cuộc nội chiến và xung đột, thế giới bị đe dọa bởi chủ nghĩa ly khai, khủng bố. Toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế tất yếu. Các quốc gia dân tộc đang đứng trước thời cơ thuận lợi và thách thức gay gắt để vươn lên.

File đính kèm:

  • docdecuongsutg.doc