Đề cương Khoa học lớp 5 - Bài 1 đến bài 70

Câu 1: Nêu một vài điểm giống và khác nhau giữa bạn trai và bạn gái?

Trả lời

- Giống nhau: Đều có đầy đủ các bộ phận của cơ thể: tay, chân, mắt, mũi, các cơ quan tuần hoàn, hệ tiêu hoá, cơ quan hô hấp,

- Khác nhau: Ngoài những điểm chung, giữa nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác biệt cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục. Đến một độ tuổi nhất định, cơ quan sinh dục mới phát triển, làm cho cơ thể nam và nữ có sự khác biệt như:

+ Nam thường có râu, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng.

+ Nữ có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng.

Câu 2: Điền các từ sau vào cột thích hợp trong bảng dưới đây: dịu dàng, có râu, mạnh mẽ, kiên nhẫn, tự tin, chăm sóc con, cơ quan sinh dục tạo ra trứng, trụ cột gia đình, đá bóng, giám đốc, cho con bú, làm bếp giỏi, mang thai, cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng, thư kí.

Trả lời

- Nam: Cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng, Có râu.

- Nữ: Cơ quan sinh dục tạo ra trứng; Cho con bú; Mang thai.

- Cả nam và nữ: dịu dàng, mạnh mẽ, kiên nhẫn, tự tin, chăm sóc con, trụ cột gia đình, đá bóng, giám đốc, làm bếp giỏi, thư kí.

 

doc46 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 876 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương Khoa học lớp 5 - Bài 1 đến bài 70, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước, không khí, ánh sáng, đất, ------------------------------------------------------------------- Bài 63: tài nguyên thiên nhiên Câu 1: Tài nguyên thiên nhiên là gì? Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên. Con người khai thác, sử dụng chúng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng. Câu 2: Kể tên và nêu công dụng của một số tài nguyên: - Nước: Cung cấp cho hoạt động sống của con người, thực vật, động vật. Năng lượng nước chảy được sử dụng trong các nhà máy thuỷ điện, được dùng để làm quay bánh xe nước, đưa nước lên cao. Là môi trường sống của thực vật, động vật. - Gió: Sử dụng năng lượng gió để chạy cố xay, máy phát điện, chạy thuyền buồm, - Dầu mỏ: Được dùng để chế tạo ra xăng, dầu hoả, dầu nhờn, nhựa đường, nước hoa, thuốc nhuộm, các chất làm ra tơ sợi tổng hợp. - Mặt trời: Cung cấp ánh sáng và nhiệt cho sự sống trên trái đất. Cung cấp năng lượng sạch cho các máy sử dụng năng lượng mặt trời. - Thực vật - động vật: Tạo ra chuỗi thức ăn trong tự nhiên (sự cân bằng sinh thái), duy trì sự sống trên trái đất. -Vàng: Dùng để làm nguồn dự trữ cho các ngân sách nhà nước, cá nhân,; làm đồ trang sức, để mạ trang trí, - Đất: Môi trường sống của thực, động vật và con người. - Than đá: Cung cấp nguyên liệu cho đời sống và sản xuất điện trong các nhà máy nhiệt điện, chế tạo than cốc, khí than, nhựa đường, nước hoa, thuốc nhuômh, tơ sợi tổng hợp, ------------------------------------------------------- Bài 64: vai trò của môI trường tự nhiên đối với đời sống con người Câu 1: Môi trường đã cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì? * Môi trường cung cấp cho con người: - Thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở, nơi làm việc, nơi vui chơi giải trí, - Các nguyên liệu và nhiên liệu (quặng kim loại, than đá, dầu mỏ, năng lượng mặt trời, gió, nước,) dùng trong sản xuất, làm cho đời sống của con người được nâng cao hơn. * Môi trường còn là nơi tiếp nhận những chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt động khác của con người. Câu 2: Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại? Tài nguyên thiên nhiên sẽ bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm. ----------------------------------------------------------------- Bài 65: tác động của con người đến môi trường rừng Câu 1: Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì? Con người khai thác gỗ và phá rừng để lấy đất canh tác, trồng các cây lương thực, cây ăn quả hoặc cây công nghiệp; Phá rừng để lấy chất đốt (làm củi, đốt than,); Phá rừng để lấy gỗ xây nhà, đóng đồ đạc hoặc dùng vao nhiều việc khác. Câu 2: Nêu các nguyên nhân khiến rừng bị tàn phá: Có nhiều lí do khiến rừng bị tàn phá: Do con người đốt rừng làm nương rẫy; lấy củi, đốt than, lấy gỗ làm nhà, đóng đồ dùng, ; phá rừng để lấy đất làm nhà, làm đường,. Ngoài nguyên nhân do chính con người khai thác, rừng còn bị tàn phá do những vụ cháy rừng. Câu 3: Nêu hậu quả (tác hại) của việc phá rừng: - Khí hậu bị thay đổi; lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên. - Đất bị xói mòn trở nên bạc màu. - Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ tuyệt chủng. -------------------------------------------------------------- Bài 66: tác động của con người đến môi trường đất Câu 1: Nêu nguyên nhân dẫn đén việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp: Nguyên nhân chính là do dân số tăng, con người cần nhiều diện tích đất để ở hơn. Ngoài ra, khoa học kĩ thuật phát triển, đời sống con người nâng cao cũng cần diện tích đất vào những công việc khác như thành lập các khu vui chơi gải trí, páht triển công nghiệp, giao thông, Câu 2: Những nguyên nhân dẫn đến đất trồng ngày càng bị thu hep và suy thoái: - Dân số gia tăng, nhu cầu chỗ ở tăng, nhu cầu lương thực tăng, đất trồng bị thu hẹp. Vì vậy người ta tìm cách tăng năng suất cây trồng, trong đó có biện pháp bón phân hoá học, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, Những việc làm đó khiến môi trường đất nước bị ô nhiễm. - Dân số tăng, lượng rác thải tăng, việc xử lí rác thải không vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất. ------------------------------------------------------------- Bài 67: tác động của con người đến môi trường không khí và nước Câu 1: Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và nước: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí và nước, trong đó phải kể đến sự phát triển của các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên và sản xuất ra của cải vật chất. - Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: Khí thải, tiếng ồn do sự hoạt động của nhà máy và các phương tiện giao thông gây ra. - Nguyên nhân gây ô nhiễm nước: + Nước thải từ các thành phố, nhà máy và các đồng ruộng bị phun thuốc trừ sâu, phân bón hoá học chảy ra sông, biển, + Sự đi lại của tàu thuyền trên sông, biển, thỉa ra khí độc, dầu nhớt, Câu 2: Điều gì sẽ xảy ra nếu tàu biển bị đắm hoặc những đường ống dẫn dầu qua đại dương bị rò rỉ? Tàu biển bị đắm hoặc những đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ dẫn đến hiện tượng biển bị ô nhiễm làm chết những động vật, thực vật sống ở biển và chết cả những loài chim kiếm ăn ở biển. Câu 3: Nêu mối liên quan giữa ô nhiễm môi trường không khí với ô nhiễm môi trường đất và nước? Trong không khí chứa nhiều khí thải độc hại của các nhà máy, khu công nghiệp. Khi trời mưa cuốn theo những chất độc hại đó xuống làm ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước, khién cho cây cối ở những vùng đó bị trụi lá và chết. Câu 4: ở địa phương em, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và nước là do: đun than tổ ong gây khói, vứt rác xuống hồ, ao; vứt rác bừa bãi; cho nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện chảy trực tiếp ra sông hồ; người dân sử dụng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu nhiều Câu 5: Tác hại của việc ô nhiễm môi trường không khí và nước: Làm ảnh hưởng tới sức khoẻ và điều kiện sinh hoạt ăn ở của con người; ảnh hưởng xấu tới sự sinh trưởng và phát triển của động, thực vật. ------------------------------------------------------------------ Bài 68: một số biện pháp bảo vệ môi trường Câu 1: Các biện pháp bảo vệ môi rtường: - Ngày nay, ở nhiều nước trên thế giới đã có luật bảo vệ rừng, khuyến khích trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc. - Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện nghiêm ngặt việc xử lí nước thải bằng cách để nước thải chảy vào hệ thống cống thoát nước rồi đưa vào bộ phận xử lí nước thải. - Để chống việc mưa lớn có thể rửa trôi đất ở những sườn núi dốc, người ta đã đắp ruộng bậc thang. Ruộng bậc thang vừa giúp giữ đất, vừa giúp giữ nước để trồng trọt. - Bọ rùa chuyên ăn các loại rệp cây. Việc sử dụng bọ rùa để tiêu diẹt các loại rệp phá hoạimùa màng là một biện pháp sinh học gps phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sự cân bằng sinh thái trên đồng ruộng. - Mọi người trong đó có chúng ta phải luôn có ý thức giữ vệ sinh và thường xuyên dọn vệ sinh cho môi trường sạch sẽ. Như vậy, bảo vệ môi trường không phải là việc rieng của một quốc gia nào, một tổ chức nào. Đó là nhiệm vụ chung của mọi người trên thế giới. Mỗi chúng ta, tuỳ lứa tuổi, công việc và nơi sống đều có thể góp phần bảo vệ môi trường. Bài 69: Ôn tập môI trường và tài nguyên thiên nhiên Phần 1: Đoán chữ: - Dòng 1: Tính chất của đát đã bị xói mòn (bạc màu) - Dòng 2: Đồi cây bị đốn hoặc đốt trụi (đồi trọc) - Dòng 3: Là môi trường sống của nhiếu loài động vật hoang dã, quý hiếm; nếu bị tàn phá sẽ làm khí hậu thay đổi, lũ lụt, hạn hán sẽ xảy ra thường xuyên (rừng) - Dòng 4: Của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên mà con người sử dụng (tài nguyên) - Dòng 5: Hởu quả mà rừng phải chịu do việc đốt rừng làm nương rẫy, chặt cây lấy gỗ (bị tàn phá) - Cột dọc màu xanh: Một loài bọ chuyên ăn các rệp cây : bọ dừa Phần bài tập: Chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau: Bài 1 - b: Điều gì sẽ xảy ra khi có qúa nhiều khói, khí độc thải vào không khí? (b. không khí bị ô nhiễm) Bài 2 – c: Yếu tố nào được nêu ra dưới đây có thể làm ô nhiễm nước: c) chất thải. Bài 3 – d: Trong các biện pháp làm tăng sản lượng lương thực trên diện tích đất canh tác, biện pháp nào sẽ làm ô nhiễm môi trường đất? d) Tăng cường phân hoá học và thuốc trừ sâu. Bài 4 – c: Theo bạn, đặc điểm nào quan trọng nhất của nước sạch? c) Giúp phòng tránh được các bệnh về đường tiêu hoá, bệnh ngoài da, đau mắt, ------------------------------------------------ Bài 70: ôn tập và kiểm tra cuối năm Câu 1: 1.1: Gián đẻ trứng vào tủ; bướm đẻ trứng vào cây bắp cải; ếch đẻ trứng dưới nước ao, hồ; muỗi đẻ trứng vào chum, vại đựng nước; chim đẻ trứng vào tổ ở cành cây. 1.2: Để diệt trừ gián và muỗi ngay từ trứng hoặc ấu trùng của nó cần giữ vệ sinh nhà ở sạch sẽ; chum, vại đựng nước cần có nắp đậy, Câu 2: Tên giai đoạn còn thiếu trong chu trình sống của các con vật trong từng hình như sau: a) Nhộng. b) Trứng. c) Sâu. Câu 3: Chọn câu trả lời đúng: Loài vật nào dưới đây đẻ nhiều nhất trong một lứa: g) Lợn. Câu 4: Hãy sắp xếp lại những nội dung ghi trong cột tài nguyên thiên nhiên cho tương ứng với những nội dung ghi trong cột vị trí: 1 – c : Không khí – Bao quanh Trái Đất. 2 – a: Các loại khoáng sản – Dưới lòng đất. 3 – b: Sinh vật, đất trồng, nước – Trên mặt đất. Câu 5: Bạn đồng ý với ý kiến nào dưới đây: b) Tài nguyên trên trái đất là có hạn nên phải sử dụng có kế hoạch và tiết kiệm. Ví dụ: Câu 6: Khi những cây trong rừng bị tàn phá như hình vẽ SGK thì đất ở đó sẽ bị xói mòn, bạc màu. Câu 7: Tại sao lũ lụt xảy ra khi rừng đầu nguồn bị phá huỷ? Tại vì, Khi rừng đầu nguồn bị phá huỷ, không còn cây cối giữ nước, nước thoát nhanh gây lũ lụt. Câu 8: Chọn câu trả lời đúng: Trong các nguồn năng lượng dưới đây, nguônf năng lượn nào không phải là nguồn năng lượng sạch (Khi sử dụng năng lượng đó sẽ tạo ra khí thải gây ô nhiễm môi trường). d) Năng lượng từ than đá, xăng, dầu, khí đốt, Câu 9: Kể tên các nguồn năng lượng sạch đang được sử dụng ở nước ta? Năng lượng sạch đang được sử dụng ở nước ta là: năng lượng mặt trời, năng lượng nước chảy, năng lượng gió.

File đính kèm:

  • docDE CONG KHOA HOC 5 CHI TIET HOAN CHINH.doc
Giáo án liên quan