Chương trình âm nhạc ở trường tiểu học Cẩm Thuỷ thực hiện theo chương trình âm nhạc do Bộ Giáo dục và đạo tạo ban hành. Sách giáo khoa học sinh lớp 1 – 2 – 3 sử dụng là cuốn “tập bài hát”, đối với lớp 4 – 5 là sách “âm nhạc”
Học sinh học 35 tiết âm nhạc/ năm, chia đều cho cả năm học là 1 tiết âm nhạc/tuần với thời lượng của mỗi tiết học là 35 phút.
Giáo trình giảng dạy: Tập bài hát 1, 2, 3 và sách Âm nhac 4, 5 do BGD ban hành
4 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3385 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương Báo cáo thu hoạch âm nhạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương báo cáo thu hoạch
1. Tình hình chung về dạy học Âm nhạc trường tiểu học Cẩm Thuỷ
Chương trình âm nhạc ở trường tiểu học Cẩm Thuỷ thực hiện theo chương trình âm nhạc do Bộ Giáo dục và đạo tạo ban hành. Sách giáo khoa học sinh lớp 1 – 2 – 3 sử dụng là cuốn “tập bài hát”, đối với lớp 4 – 5 là sách “âm nhạc”
Học sinh học 35 tiết âm nhạc/ năm, chia đều cho cả năm học là 1 tiết âm nhạc/tuần với thời lượng của mỗi tiết học là 35 phút.
Giáo trình giảng dạy: Tập bài hát 1, 2, 3 và sách Âm nhac 4, 5 do BGD ban hành.
Trường được cấp phát trang thiết bị phục vụ cho dạy – học môn âm nhạc song nhạc cụ gõ không đủ cho một lớp học có 30 á 35 học sinh. Trường cũng chưa có phòng học cách âm hay phòng học chức năng riêng nên giáo viên còn vất vả khi phải chuyển các thiết bị dạy học từ lớp này sang lớp khác.
2. Hoạt động âm nhạc trường tiểu học Cẩm Thuỷ.
Hoạt động âm nhạc là một bộ phận vốn đã diễn ra từ lâu trong trường học. Phần lớn các em yêu thích hoạt động âm nhạc.
+ Ca hát
3. Hoạt động dạy học âm nhạc
3.1. Nội dung của bộ môn âm nhạc bậc tiểu học
Nội dung của môn âm nhạc mà trường tiểu học Cẩm Thuỷ thực hiện đối với lớp 1-2 -3 gồm 2 nội dung chính đó là học hát và phát triển khả năng nghe nhạc. ở lớp 1-2-3 không có SGK cho HS, chỉ có tập bài hát, môn âm nhạc được soạn chung với môn thủ công và mĩ thuật trong SGV và có tên gọi chung là bộ môn nghệ thuật.
Lên lớp 4-5 bộ môn âm nhạc được tách độc lập có SGK cho HS, và có thêm nội dung TĐN.
3.2. Phương pháp
Phương pháp chủ yếu trong chương trình âm nhạc bậc tiểu là phương pháp tích hợp, giúp HS chủ động sáng tạo, HS được học hát với các hình thức gõ đệm, vận động phụ hoạ, hay trò chơi, HS được nghe nhạc và cảm thụ âm nhạc.
3.3. Phương tiện dạy học
Đối với GV: do đặc thù của bộ môn, môn âm nhạc đồ dùng quan trọng nhất là nhạc cụ, GV phải sử dụng nhạc cụ, cụ thể là đàn trong mỗi tiết dạy, kết hợp với tranh ảnh, hay bản đồ, đồ vật, băng đĩa, đài vv...
Đối với HS có nhạc cụ gõ đơn giản như thanh phách, trống mõ song loan vv...
Tuỳ từng phân môn mà GV vận dụng linh hoạt các đồ dùng dạy học, như dạy hát phần giới thiệu bài có thể dùng tranh ảnh, hay bản đồ, đồ vật,vv...
3.4. Tổ chức tiết học
3.4.1. Qui trình dạy hát
Bước 1: giới thiệu bài
Bước 2 :nghe hát mẫu
Bước 3: Đọc lời ca.
Bước 4: Khởi động giọng
Bước 5:Tập hát từng câu
Bước 6: Tập hát cả bài
Bước 7: Hát kết hợp với các hoạt động.
Bước 8: Củng cố kiểm tra
3.4.2. Qui trình dạy TĐN
Bước 1: giới thiệu bài
Bước 2 :Tập xác định tên nốt
Bước 3:Luyện tập ca độ.
Bước 4: Luyện tập tiết tấu
Bước 5:Tập đọc từng câu
Bước 6: Tập đọc cả bài
Bước 7: ghép lời ca
Bước 8: Củng cố kiểm tra.
3.4.3.Qui trình dạy phát triển khả năng nghe nhạc
Đối với phân môn này được qui thành 3 dạng bài cơ bản đó là:
a.Dạng bài giới thiệu nhạc cụ::
Bước1: giới thiệu tên hình dáng của nhạc cụ
Bước 2: NGhe âm sắc tính năng của nhạc cụ đó
Bước 3: Củng cố để HS nhớ được hình dáng tên gọi.
Đối với dạng bài này tuỳ từng điều kiện cụ thể mà sử dụng P2 cách linh hoạt và sinh động để tiết dạy đạt hiệu quả cao.
b.Dạng bài nghe nhạc
Bước 1: Giới thiệu bản nhạc và tên tác giả
Bước 2:CHo HS nghe lần 1
Bước 3: trao đổi về tác tác phẩm
Bước 4: HS nghe lần 2.
Dạng bài nghe nhạc chiếm số lượng tương đối nhiều ở các lớp 5 - 3 -2, dung khác.
c. Phân môn kể chuyện âm nhạc rơi vào các Tiết 16 -25 ( ở lớp 2 ), T 30 ( ở lớp 3 ), T 4
( ở lớp 4 ), T 15 – 28 ( ở lớp 5 )
Quy trình :
Bước1 : giới thiệu khái quát về câu chuyện.
Bước 2 : kể chuyện ( giáo viên kể, đọc câu chuyện, hoặc kể chuyện theo tranh ).
Bước 3 : củng cố nội dung chuyện.
Bước 4 : học sinh tập kể.
Bước 5 : giáo dục thái độ cho học sinh.
Bước 6: học sinh được nghe nhạc có nội dung liên quan đến câu chuyện.
3.4.5. Hoạt động giáo dục thông qua dạy học âm nhạc:
Cuối mỗi tiết học, giáo viên liên hệ thực tế để giáo dục tư tưởng tình cảm cho HS. Các em có thể đóng vai “chú ếch chăm học”, những “con ong chăm làm”...., Qua mỗi bài hát, các em ý thức được việc mình cần làm hàng ngày một cách nhẹ nhàng thay cho những lí thuyết rườm rà về đạo đức
Kính thưa hội nghị!
Chương trình đổi mới nội dung và P2 môn âm nhạc theo hướng nhằm giúp HS tích cực chủ động sáng tạo,GV vận dụng nhiều p2 để giảng dạy, do vậy tuỳ từng bài mà GV vận dụng các bước theo qui trình một cách linh hoạt hơn, qui trình dạy hát bước 1 giới thiệu bài ở tiết dạy vừa rồi mà các đồng chí vừa được dự, người dạy giới thiệu bài áp đã áp dụng nhiều P2 vừa thuyết trình,P2 trực quan và diễn giải để HS thấy được xuất sứ của bài hát một cách thật sinh động vv.. Các đồng chí đều biết dạy hát trong trường TH P2 chủ yếu là truyền khẩu,GV làm mẫu dẫn dắt và điều chỉnh nhưng quá trình dạy người dạy đã phát huy tính tính cực của HS đó là: Cho HS nghe nhiều lần câu hát và HS tự hát GV chỉ làm mẫu những câu khó,tuy nhiên sự phát huy tính tính cực này phải tuỳ từng câu hát tuỳ từng đối tượng mà GV áp dụng, với câu hát dễ, HS có năng khiếu âm nhạc tốt thì chúng ta sẽ phát huy được tính tích cực của HS, nếu như đối tượng HS năng khiếu âm nhạc kém, cùng với câu hát khó thì kết quả sẽ khó mà lường trước được.
Hoặc ở bước đọc lời ca đối với HS lớp 1-2 Gv đọc mẫu từ 1-2 lần rồi mới bắt nhịp cho HS đọc theo, thì lên lớp 4-5 GV có thể đọc mẫu toàn bài 1 lần cho HS nghe rồi bắt nhịp cho HS đọc toàn bài như đ/c Thuỷ vừa thực hiện ở tiết dạy vừa rồi. Tóm lại mỗi GV trong mỗi tiết dạy là cả một quá trình sáng tạo, không áp dụng một cách máy móc và cứng nhắc các qui trình có có sẵn. Hơn nữa môn học của chúng ta là môn nghệ thuật, lại là nghệ thuật của âm thanh vì thế GV tránh tình trạng giảng giải, hay thuyết trình quá nhiều, mà hãy để HS được nghe nhiều những âm thanh tuyệt vời từ câu hát câu nhạc dần dần hình thành cho HS năng lực cảm thụ âm nhạc phát triển tai nghe cho HS.
III. Sử dụng thiết bị.
IV Cách đánh giá HS
Chúng ta đều biết cách đánh giá HS trong đổi mới hiện nay là bằng định tính, ở 3 mức hoàn thành tốt A+ hoàn thành A chưa hoàn thành là B.Quá trình đánh giá kết quả học tập của HS, GV phải căn cứ vào sự tiến bộ từng bước, không nên yêu cầu quá cao, GV cần động viên khuyến khích tất cả các em cùng hào hứng tham gia học tập môn âm nhạc.
Trên đây là báo cáo về chương trình bộ môn âm nhạc bậc tiểu học nói chung và bộ môn âm nạhc lớp 5 nói riêng.Kính mong các đồng chí đóng góp ý kiến. Cuối cùng tôi xin thay mặt cho trường kính chúc các đồng chí mạnh khoẻ gia đình HP chúc hội nghị chuyên đề thành công tốt đẹp. Xin chân thành cảm ơn!
File đính kèm:
- bai thu hoach thuc tap lop DHSP nhac K1 Quang Ninh.doc