Đề án nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh năm 2015 và những năm tiếp theo

- Xuất phát từ yêu cầu ngày càng cao đối với sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ đổi mới và xu thế hội nhập;

- Xuất phát từ mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là yếu tố tiên quyết đảm bảo chất lượng.

- Để phát huy những thành đã tích đạt được, nhanh chóng khắc phục những khó khăn, hạn chế thời gian qua, tạo bước đột phá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

 - Việc xây dựng đề án nhằm đánh giá tình hình hiện nay, đề ra mục tiêu và những giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát triển sự nghiệp giáo dục huyện nhà một cách vững chắc giai đoạn 2013 - 2015 và những năm tiếp theo.

 

doc8 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề án nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh năm 2015 và những năm tiếp theo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, thiếu tính hấp dẫn. - Bệnh thành tích còn nặng nề, áp lực thi cử còn chi phối mạnh. Công tác kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng đang mang tính hình thức, chưa đánh giá đúng thực chất chất lượng giáo dục của nhà trường, dẫn đến chưa có biện pháp cải tiến chất lượng phù hợp. Việc đánh giá giữa cấp TH và THCS còn bất cập, HS lớp 5 lên lớp 6 THCS khó tiếp cận với nội dung, phương pháp học tập ở THCS. Phần thứ ba MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN ĐẾN NĂM 2015 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO I. Mục tiêu 1. Mục tiêu chung Tập trung nâng cao, tạo chuyển biến rõ rệt về chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục các trường khó khăn. Tập trung quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống trường lớp theo đề án của tỉnh; tăng cường cơ sở vật chất theo hướng kiên cố hóa, từng bước hiện đại hóa trường học, đảm bảo tốt các điều kiện dạy học, tiếp tục xây dựng, củng cố, phát triển các trường trọng điểm. 2. Mục tiêu cụ thể 2.1. Giáo dục tiểu học + Huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1. PC giáo dục tiểu học đúng độ tuổi: 96%. 100% xã đạt PCGDĐĐT mức 2 đến năm 2014. + Chất lượng giáo dục toàn diện: - Đạo đức: Thực hiện đầy đủ 100 % - Học lực: Giỏi: 28 - 30 %; Khá: 40 - 45 %; TB: 25 - 30 %; yếu dưới 1,5%. - Học sinh được học tiếng Anh từ lớp 3 (4 tiết/tuần): 100%; Khuyến khích các trường trung tâm, trường trọng điểm, học sinh được tiếp cận với môn Tiếng Anh từ lớp 1. 2.2. Giáo dục trung học cơ sở + 100% học sinh HTCT Tiểu học vào lớp 6. + Chất lượng giáo dục toàn diện: - Hạnh kiểm: Tốt: 75 - 80%; Khá: 20 - 25%; TB: dưới 5%. - Học lực: Giỏi: 5 - 7 %; Khá: 35 - 40%; TB: 55 - 60%; yếu kém dưới 7 %. - Học sinh giỏi: Xếp từ thứ 1 - thứ 3 toàn tỉnh. - TN THCS: 97 - 98 % - Tuyển sinh vào lớp 10 THPT: Xếp từ thứ 1 - 5 toàn tỉnh. Tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên từ 55 - 60 hs/năm học. - Thực hiện tốt công tác phân luồng sau TN THCS đi học nghề: 10 – 15 %. II. Nhiệm vụ và giải pháp 1. Tăng cường giáo dục chính tri, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh trong toàn ngành - Đẩy mạnh phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với các cuộc vận động và phong trào thi đua khác trong toàn ngành bằng các hoạt động thiết thực, chương trình hành động cụ thể. - Xây dựng khối đoàn kết, nhất trí cao trong mỗi đơn vị và trong toàn ngành, tạo sức mạnh tổng hợp và quan tâm cao để hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị. 2. Công tác quy hoạch hệ thống trường lớp - Giáo dục Tiểu học: Duy trì 24 trường TH. - Giáo dục Trung học cơ sở: Đảm bảo mỗi trường có ít nhất 16 lớp trở lên. - Quan tâm đúng mức tới việc xây dựng khuôn viên, cảnh quan theo hướng xanh - sạch - đẹp và an toàn. Đẩy mạnh phong trào xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”. - Tiếp tục củng cố và tăng cường đầu tư đội ngũ, cơ sở vật chất trường trọng điểm Thu hút, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và CBQLGD cho trường trọng điểm. Xây dựng một trường điển hình tiên tiến nòng cốt của từng cấp học để làm mô hình cho các đơn vị khác học tập, nhân rộng. 3. Đổi mới công tác quản lí giáo dục - Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lí, tạo động lực để cán bộ, giáo viên tự giác, tự chủ đối với hoạt động chuyên môn thông qua một cơ chế khoa học, chặt chẽ, lấy hiệu quả chuyên môn làm thước đo để đánh giá hiệu quả công việc. - Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong công tác quản lí, coi đây là một tiêu chí đánh giá năng lực quản lí. - Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, tạo nề nếp chủ động trong hoạt động dạy học, hạn chế hiện tượng đối phó trong hoạt động chuyên môn. Thực hiện tốt công tác công khai giáo dục, kiểm định chất lượng. - Kiểm tra, đánh giá đúng thực chất chất lượng học sinh. Tổ chức bàn giao chất lượng học sinh từ lớp 5 lên lớp 6, từ lớp dưới lên lớp trên một cách nghiêm túc. - Giao khoán chất lượng đầu năm, định kỳ khảo sát, đánh giá hiệu quả công tác, làm căn cứ đánh giá thi đua của giáo viên, CBQL. - Xây dựng kế hoạch dạy buổi 2 phù hợp với điều kiện từng trường, tăng cường quản lý chuyên môn, kiểm tra hiệu quả của của việc dạy buổi 2 cấp tiểu học. - Tổ chức, quản lí tốt hoạt động dạy thêm, học thêm. Phân lớp theo đối tượng học sinh từ lớp 6 tổ chức dạy học tăng buổi. Xây dựng kế hoạch ôn tập, bồi dưỡng trong hè, chỉ đạo các trường lập kế hoạch trong năm học. Tăng cường kiểm tra và xử lí, nghiêm cấm các hiện tượng dạy thêm, học thêm trái qua định. (Phụ lục 2) 4. Xây dựng đội ngũ đồng bộ và chất lượng: - Bố trí, sắp xếp đội ngũ hợp lí, đảm bảo tính đồng bộ, chấm dứt tình trạng dạy chéo ban, chéo môn cấp THCS. - Xây dựng môi trường sư phạm dân chủ, bình đẳng, thúc đẩy sự nỗ lực phấn đấu và nâng cao trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí. Từng bước thực hiện việc học sinh đánh giá giáo viên, giáo viên đánh giá cán bộ quản lí theo chuẩn. - Đa dạng hóa các loại hình bồi dưỡng đội ngũ, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đảm bảo tính thiết thực. - Thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí cho lực lượng kế cập trước khi bổ nhiệm. 5. Nâng cao chất lượng dạy và học: - Thực hiện nghiêm túc các quy định về chuyên môn, đổi mới nội dung, chương trình theo hướng dẫn của Bộ GD & ĐT. Tập trung thực hiện tốt chương trình giáo dục toàn diện: Đức - trí - thể - mỹ một cách phù hợp đối với đối tượng học sinh từng cấp học. - Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, sử dụng TB - ĐD dạy học, tránh hiện tượng dạy chay, học chay. - Tích cực đổi mới phương pháp soạn giảng, dạy học, phương pháp đánh giá kết quả hoạt động theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của người học, biến quá trình học tập thành quá trình tự học có hướng dẫn và quản lí của giáo viên. Tổ chức dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng đảm bảo phù hợp đối tượng học sinh, tạo sự chủ động, tự tin của học sinh trong quá trình học tập. 6. Xây dựng cơ sở vật chất, trang sắm thiết bị dạy học, đảm bảo tốt yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học. - Đối với giáo dục Tiểu học: Trên cơ sở ổn định 24 trường tiểu học, tiếp tục đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở 2 mức độ. - Đối với giáo dục Trung học cơ sở: Thực hiện công tác quy hoạch, tạo điều kiện cho các trường củng cố, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sân chơi bãi tập một cách đồng bộ, đúng chuẩn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Phấn đấu đến 2015 có 13 trường đạt chuẩn quốc gia. 7. Công tác xã hội hóa giáo dục. - Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; Tăng cường công tác tuyên truyền về vị trí, vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. - Thực hiện tốt quy chế phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục học sinh, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh. - Đẩy mạnh XHH giáo dục, khuyến học khuyến tài. Huy động mọi nguồn lực đầu tư của các tổ chức, cá nhân cho giáo dục. 8. Cơ chế chính sách: UBND huyện triển khai cơ chế thu hút nhân tài nhằm thu hút CBQL, GV giỏi công tác lâu dài trên địa bàn huyện. Địa phương có chế đọ ưu đãi đát ở cho giáo viên giỏi có nguyện vọng phục vụ lâu dài trên địa bàn. UBND huyện hỗ trợ kinh phí cho CB, GV học tập nâng cao trình độ chuyên môn từ Thạc sỹ trở lên. UBND huyện hỗ trợ kinh phí tổ chức ôn tập trong hè cho đối tượng học sinh lớp 5 lên 6, lớp 9 lên 10; cấp kinh phí bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia cho học sinh lớp 5 và lớp 9. IV. Tổ chức thực hiện 1. Phòng Giáo dục và Đào tạo Chủ trì phối hợp với các cấp, ngành có liên quan, các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch chi tiết hàng năm và triển khai thực hiện nội dung đề án. Chủ trì thực hiện xây dựng quy hoạch, cơ chế chính sách phát triển sự nghiệp giáo dục huyện nhà. Tổ chức đánh giá tình hình thực hiện đề án để bổ sung, điều chỉnh cũng như đề ra giải pháp, chính sách đồng bộ dảm bảo thực hiện tốt Đề án, phù hợp với thực tiễn địa phương. Định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện Đề án, báo cáo UBND huyện. 2. Phòng Văn hóa - Thông tin Phối hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện tốt giáo dục thể chất, phòng chống các tệ nạn xã hội trong học đường, xây dựng môi trường giáo dục trong nhà trường đảm bảo an toàn, trong sạch. Tổ chức các điểm vui chơi giải trí lành mạnh, trung tâm ngoại ngữ, các lớp học các môn năng khiếu, tạo điều kiện để học tập và hướng đến phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ. 3. Phòng Tài chính - Kế hoạch Phối hợp với Phòng Giáo Dục và Đào Tạo, ủy ban nhân dân các xã, thị trấn đề xuất ủy ban nhân dân huyện phê duyệt ngân sách, các cơ chế chính sách cho giáo dục. 4. Phòng Nội vụ Phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo trong việc tham mưu công tác quy hoạch, bồi dưỡng, bố trí sắp xếp CBQL, giáo viên. Phối hợp với Phòng Giáo dục - Đào tạo trong việc tham mưu chế độ chính sách CBQL, giáo viên, nhân viên. 5. Phòng Lao động TB - XH Phối hợp với Phòng Giáo dục - Đào tạo, Huyện đoàn thực hiện tốt quyền trẻ em, tham mưu hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn để 100 % học sinh đến trường đảm bảo 3 đủ: đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở. 6. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến nâng cao ý thức của người dân về các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục, vai trò và tầm quan trọng của Giáo dục đối với công tác xóa đói giảm nghèo, sự phát triển kinh tế - xã hội. Phối hợp với Phòng giáo dục và Đào tạo, các ngành chức năng của huyện chỉ đạo thực hiện các nội dung nêu trong đề án trên địa bàn. Huy động các nguồn lực đầu tư về cơ sở vật chất, các công trình trường học, trang thiết bị giáo dục để thực hiện các mục tiêu của đề án. 7. Uỷ ban Mặt trận tổ quốc huyện và các tổ chức đoàn thể của huyện: Trên cơ sở Đề án được phê duyệt, đề nghị Uỷ ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể của huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân, đoàn viên tham gia tích cực việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo chung của huyện./. TM. UỶ BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Đặng Trần Phong

File đính kèm:

  • doc_ án nâng cao ch_t l_ng giáo d_c toàn di_n.7.2013.doc
Giáo án liên quan