Câu 2: Môn toán lớp 2, phần đại lượng và đo đại lượng có các đơn vị học trong chương trình là:
A.dm, cm, km, mm, lít, kg, giờ, phút, ngày, tháng.
B.dm, cm, km, hm, lít, kg, phút, tháng.
C.dm, cm, km, dam, lít, kg, phút, tháng.
D.dm, cm, km, lít, kg, yến, phút, tháng.
2 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1112 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 9 kiểm tra kiến thức chuẩn giáo viên tiểu học Năm học 2008-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số phách:
PHÒNG GD&ĐT NGỌC HỒI
Đề 9
ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC CHUẨN GVTH- NĂM HỌC 2008-2009
(Thời gian làm bài:20 phút, không kể thời gian phát đề).
Họ và tên:……………………………………………Đơn vị:………………………….
Số phách:
Đề 9
Phần I: Trắc nghiệm: 7 điểm, 10 phút:
Thầy, (cô) hãy đọc kỹ các nội dung dưới đây rồi khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
C©u 1. HS líp 1 nhËn biÕt ®¬n vÞ đo nào sau đây?
A. mm B. cm C. dm D. m
Câu 2: Môn toán lớp 2, phần đại lượng và đo đại lượng có các đơn vị học trong chương trình là:
A.dm, cm, km, mm, lít, kg, giờ, phút, ngày, tháng.
B.dm, cm, km, hm, lít, kg, phút, tháng.
C.dm, cm, km, dam, lít, kg, phút, tháng.
D.dm, cm, km, lít, kg, yến, phút, tháng.
Câu 3: Mức độ cÇn đạt về ngữ âm và chữ viết của học sinh lớp 3 là:
A. Nắm vững mẫu chữ cái viết hoa. Biết cách viết hoa tên riêng Việt Nam.
B. Nắm vững mẫu chữ cái viết hoa. Biết cách viết hoa tên riêng Việt Nam, tên riêng nước ngoài (phiên âm).
C. Nhận biết được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất.
D. Nắm vững mẫu và viết được bảng chữ cái viết hoa. Biết cách viết hoa tên riêng Việt Nam.
Câu 4: Quy t¾c tính diện tích hình bình hành ở toán 4 được xây dựng bằng cách nào sau đây:
A. Ghép hai hình tam giác bằng nhau để có hình bình hành và sử dụng cách tính diện tích hình tam giác.
B. Cắt hình bình hành cần tính diện tích và ghép lại thành hình chữ nhật, sử dụng công thức đã biết về tính diện tích hình chữ nhật.
C. Cắt hình chữ nhật rồi ghép lại thành hình bình hành muốn tính diện tích, sử dụng công thức đã biết về tính diện tích hình chữ nhật.
D. Từ diện tích hình thoi để suy ra diện tích hình bình hành.
Câu 5: Với môn Tập đọc lớp 5, một trong những mức độ cần đạt về kỹ năng đọc thông đối với HS là:
A. Đọc rành mạch, lưu loát bài văn. Đọc được 130 tiếng/ 1 phút. Đọc có biểu cảm bài văn ngắn, hiểu nội dung ý nghĩa bài đọc.
B. Đọc đúng và lưu loát các văn bản nghệ thuật, hành chính, khoa học, báo chí…. Tốc độ đọc 100- 120 chữ/ 1 phút. Đọc có biểu cảm bài văn ngắn, hiểu nội dung ý nghĩa bài đọc.
C. Đọc diễn cảm bài văn. Đọc được 130 tiếng/ 1 phút. Hiểu nội dung ý nghĩa bài đọc.
Câu 6: Những nội dung cơ bản của CT-SGK tiểu học là:
A. Giúp học sinh có sự phát triển hoàn chỉnh và đúng đắn về đạo đức, trí tuệ và thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.
B. Đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản về TN-XH và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc và Mỹ thuật.
C. Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học bước vào cuộc sống.
D. Giúp học sinh có hiểu biết đơn giản về TN-XH và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, có hiểu biết ban đầu về âm nhạc và Mỹ thuật.
Câu 7: Xác định học lực môn (HLMN) cuối năm của các môn đánh giá bằng điểm số theo Quyết định 30/2005/QĐ- BGD&ĐT là:
A. HLMN là trung bình cộng của điểm kiểm tra các lần định kỳ.
B. HLMN là trung bình cộng điểm HLMKI và điểm HLMKII
C. HLMN là trung bình cộng của điểm kiểm tra các lần định kỳ và HLM các kỳ.
D. Cả phương án A,B đều đúng.
Câu 8 : Đặc điểm về nhân cách của học sinh tiểu học là:
A. Mỗi HS tiểu học là một nhân cách đang hình thành, là thực thể trọn vẹn nhưng chưa định hình, chưa hoàn thiện mà còn đang lớn lên, đang phát triển.
B. Mỗi HS tiểu học là một nhân cách đã hình thành, là thực thể trọn vẹn nhưng chưa định hình, chưa hoàn thiện mà còn đang lớn lên, đang phát triển.
C. Mỗi HS tiểu học là một nhân cách đã hình thành, là thực thể trọn vẹn đã định hình, nhưng chưa hoàn thiện mà còn đang lớn lên, đang phát triển.
D. Mỗi HS tiểu học là một nhân cách đã hình thành, chưa phải là thực thể trọn vẹn, hoàn thiện, phát triển.
Câu 9. Ở cấp huyện, Phòng Công thương thuộc sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của:
A. Huyện uỷ; B.Uỷ ban nhân dân huyện;
C. Hội đồng nhân dân huyện; D. Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện.
Phần 2: Tự luận: 3 điểm, 10 phút:
Để thu hút học sinh thích đến trường đi học. Anh (chị) nên tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp như thế nào?
File đính kèm:
- De9.doc