Dạy tốt tiết trả bài Tập làm văn

Phân môn Tập làm văn có vai trò hết sức quan trọng trong suốt quá trình dạy và học bộ môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học .Đây là một phân môn mang tính tổng hợp kiến thức của cả môn học.Vì vậy hướng dẫn để học sinh làm tốt một bài Tập làm văn (nghe-nói-viết) là một việc làm hết sức khó khăn của giáo viên.Bên cạnh đó,dạy tốt một tiết trả bài Tập làm văn cũng không hề đơn giản.

 Trong thực tế,không ít giáo viên chúng ta rất ngại dạy tiết trả bài Tập làm văn vì ngoài việc đánh giá,tổng kết các loại lỗi,đòi hỏi người giáo viên phải tổ chức,hướng dẫn học sinh sửa chữa sao có hiệu quả,rút được kinh nghiệm thiết thực qua bài làm,tích luỹ kinh nghiệm cho một kiểu bài hoặc dạng bài đã học.Từ đó bài văn sau của các em sẽ mạch lạc sáng sủa hơn bài viết trước.

 Với mong muốn các tiết trả bài không gây tâm lý nặng nề cho cả thầy và trò đồng thời góp phần dạy tốt,học tốt phân môn này tôi đã suy nghĩ, học hỏi, tham khảo tìm giải pháp để làm thế nào “Dạy tốt tiết trả bài Tập làm văn”.

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy tốt tiết trả bài Tập làm văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i quốc) -Viết sai về dấu thanh :hỏi-ngã : *Ví dụ :nghĩ ngơi,vửng vàng .. -Viết sai phụ âm đầu : ch-tr ;x,s  *Ví dụ : tiếng chống,tập chung,sếp hàng -Viết sai vần : *Ví dụ :khẻo khoắn,ngằn ngèo 7.Về cách trình bày : Trong bài viết chưa trình bày rõ ba phần : hết mỗi phần mở bài,thân bài,kết luận không xuống dòng hoặc xuống dòng chưa lùi vào một ô cho nên nhìn vào bài còn thấy luộm thuộm. Sau đây là chất lượng môn Tập làm văn giữa học kỳ I của lớp tôi : TS học sinh 25 em Chất lượng môn Tập làm văn giữa kỳ I Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 03 08 10 40 10 40 03 12 C-GIẢI PHÁP Để dạy tốt tiết trả bài tập làm văn theo tôi mỗi giáo viên nên có một Vở nhật ký chấm bài : ghi đầy đủ những lỗi hoặc ghi chú những đoạn văn hay nhất (hoặc chưa hay) phát hiện trong khi chấm bài . Mỗi tiết dạy nên định hình các kiến thức cần củng cố và khắc sâu kiến thức đó cho học sinh.Ví dụ đầu năm nên dành nhiều thời gian sửa lỗi dùng từ,đặt câu,sang kỳ II tập trung sửa các lỗi dấu câu; gắn bó về ý trong các phần của bài ,dần dần luyện cho các em biết sửa câu : biết cách dùng từ trở nên sinh động ,gợi tả ,gợi cảm Trong bài viết của các em cũng như trên bảng giáo viên không sửa thay cho các em mà chỉ đóng vai trò hướng dẫn cho các em tự phát hiện lỗi và sửa lỗi của mình,của bạn một cách chính xác . Sau đây là một vài giải pháp cụ thể: 1/.Hướng dẫn sửa lỗi về xác định thể loại văn *Ví dụ: Khi tả quang cảnh buổi lễ chào cờ đầu tuần em Minh Tân viết: “Một hồi trống vang lên,chúng em nhanh chóng xếp hàng. Đúng 7 giờ 15 phút thầy Tổng phụ trách lên điều khiển chào cờ. Sau đó cô Hiệu Trưởng lên căn dặn một vài điều ” Đoạn văn trên các em đã tường thuật (tức là liệt kê sự việc) mà chưa đi vào tả cụ thể từng hoạt động trong buổi lễ (chưa đúng thể loại văn tả cảnh sinh hoạt). Đối với trường hợp này tôi đọc chậm bài của các em để lớp nghe,nhận xét xem , phát hiện bạn nhầm lẫn sang thể loại nào (Thể loại văn tường thuật). Qua đó hướng dẫn phân tích lại đề.Yêu cầu đọc lại dàn bài chung của văn tả cảnh sinh hoạt và văn tường thuât để học sinh nhận ra sự khác nhau giữa hai thể loại đó. Chẳng hạn có thể sữa mẫu cho học sinh như sau: “Một hồi trống vang lên, không ai bảo ai tất cả khẩn trương , nhanh chóng xếp hàng. Sân trường lúc này không náo loạn nữa , những chú chim non dường như cũng quen thuộc và hòa nhập với không khí nghiêm trang của buổi lễ ” 2.Hướng dẫn sửa lỗi về bố cục : Những bài chưa đủ ba phần (thiếu mở bài hoặc kết luận). *Ví dụ:Em hãy tả cảnh con đường quen thuộc từ nhà đến trường. Em K Huân viết : “Con đường rộng khoảng 6 mét, mặt đường làm bằng bê tông,hai bên đường là những nôi nhà cao thấp khác nhau ” Với bài viết trên, học sinh chưa giới thiệu rõ con đường đó từ đâu tới đâu mà trực tiếp tả ngay quang cảnh con đường Với những bài viết thế này cho một học sinh đọc cho cả lớp nghe và nhận xét , phát hiện xem thiếu phần nào . Hướng dẫn sửa mẫu như sau : -Nêu câu hỏi gợi mở : +Con đường đó từ dâu tới dâu ? +Nó gắn bó như thế nào với em ? v.v.... -Sửa ý và câu giáo viên viết lên bảng : « Hàng ngày em vẫn thường dạo bước trên con đường làng quen thuộc từ nhà tới trường ... » Viết câu còn rườm rà,không đúng trọng tâm. Sau mỗi đoạn văn không xuống dòng, thụt đầu dòng . Sau khi chấm bài tôi đã ghi nội dung những lỗi đó ra bảng phụ đến tiết trả bài tôi gọi học sinh đứng lên đọc, nhận xét và phát hiện câu rườm rà sau đó gợi ý để học sinh tự sửa. HS viết Sửa lại “Con đường làm bằng đất đá đi hơi khó đi “Con đường được làm bởi đất lẫn với đá dăm, không phẳng lắm nên đi lại hơi khó” 3/.Hướng dẫn sửa lỗi về cách diễn đạt,dùng từ: a)Đối với những em mắc lỗi về cách dùng từ: Dùng từ sai nghĩa,không phù hợp với văn cảnh : Tôi đọc những câu văn mà các em dùng từ chưa phù hợp,cho học sinh phát hiện từ đó gợi ý,hướng dẫn học sinh tìm từ thay thế. *Ví dụ: “ Nhân dịp 20 /11 ,em đến thăm cô và cho cô một bông hồng.” Học sinh phát hiện dùng từ “cho” chưa phù hợp với văn cảnh và phải thay bằng từ “tặng” mới thể hiện sự kính trọng và tình cảm của học sinh đối với cô giáo. HS viết Sửa lại “ Nhân dịp 20 /11 ,em đến thăm cô và cho cô một bông hồng.” “ Nhân dịp 20 /11 ,em đến thăm cô và tặng cô một bông hồng.” Khi sửa lỗi sai về câu theo tôi giáo viên nên kẻ bảng thành hai cột, một cột ghi nội dung những câu mà học sinh dùng từ chưa phù hợp,một cột ghi nội dung câu mà học sinh đã tự sửa . b).Đối với những em mắc lỗi về câu : Câu thiếu bộ phận chính :Hướng dẫn các em phát hiện lỗi và sửa lỗi như sau: -Giáo viên ghi câu sai lên bảng,học sinh đọc và phân tích để xác định,chỉ ra chỗ sai.Từ đó tìm cách sửa câu sai thành câu đúng, ghi câu đã sửa lên bảng. Ví dụ: Câu sai -Sáng thứ bảy,đi sinh hoạt. -Em còn nhớ,hồi học lớp ba chữ của em Sửa lại -Sáng thứ bảy, lớp em đi sinh hoạt Đội. -Em còn nhớ,hồi học lớp ba chữ của em rất xấu (hoặc sai nhiều lỗi). Gọi những em mắc lỗi đứng lên phát hiện lỗi bằng những câu hỏi gợi ý như: +Câu thiếu bộ phận nào ? Gọi vài học sinh đứng lên nêu cách sửa lỗi. +Với những bài học sinh chưa chú ý đến dùng dấu câu, hết một câu không đặt dấu chấm gọi em đó nhắc lại: “Viết hết câu phải ghi dấu chấm câu (tùy theo loại câu )”. *Ví dụ: HS viết Sửa lại “Gia đình em ai cũng kính yêu nội riêng em,em lại càng quý nội hơn vì nội đã chăm sóc em từ lúc em còn bé ” “Gia đình em ai cũng kính yêu nội. Riêng em lại càng quý nội hơn vì nội đã chăm sóc em từ lúc em còn bé ” 4/.Hướng dẫn sửa lỗi về chính tả: Có nhiều loại lỗi về chính tả , đặc biệt lưu ý học sinh về quy tắc viết chính tả như : khi nào thì viết ng; khi nào thì viết ngh hoặc lỗi do dùng từ địa phương như : x với s hay dấu thanh : thanh hỏi ( ?) với thanh ngã (~) ; phụ âm đầu “l” với “n”, “c” với “t” v.v Khi chấm bài tôi đã ghi cụ thể những lỗi đó ra bảng và yêu cầu học sinh đọc tiếng viết sai phụ âm đầu, vần để học sinh sửa và ghi lỗi sửa sang cột bên. Gọi học sinh viết sai đọc lại tiếng đã sửa. HS viết Sửa lại -ngỉ ngơi -đường nàng -rảnh (dảnh) hai bên đường -nghỉ ngơi -đường làng -rãnh hai bên đường 5/.Hướng dẫn sửa lỗi về cách trình bày bài viết : Cho học sinh xem bài viết trình bày đẹp và chưa đẹp để học sinh so sánh nhận xét : hết mỗi phần không xuống dòng, cho các em trình bày chưa đẹp xác định lại phần mở bài, thân bài, kết luận, xuống dòng chưa lùi vào một ôYêu cầu học sinh trình bày lại ở nhà để giờ sau kiểm tra. Vì các bài viết có nhiều lỗi không giống nhau nên trong một tiết học giáo viên không thể sửa hết được ngay tại lớp. Tôi chỉ chọn những lỗi sai cơ bản, tiêu biểu để sửa. Những lỗi chưa sửa được thì khi chấm tôi gạch dưới các lỗi để các em biết và tự sửa hoặc sửa xuống dưới bài viết. Cuối tiết tôi chọn một vài bài viết khá (giỏi) của học sinh đọc cho cả lớp nghe (có thể cả bài, mở bài, hay kết luận) và quan sát tận mắt, trao đổi học hỏi.Trong quá trình hướng dẫn học sinh sửa lỗi giáo viên có thể đọc xen vào những câu văn hay, hoặc dùng từ sáng tạo cho cả lớp nghe. D-KẾT QUẢ THỰC HIỆN Qua một thời gian áp dụng giải pháp trên tôi thấy bài viết của học sinh lớp tôi tiến bộ rất nhiều. Cụ thể : Các em đã xác định đúng thể loại văn trong khi làm bài. Nhìn chung bài làm đã có bố cục hợp lý; đủ ba phần (Mở-thân – kết).Bài viết cân đối giữa các phần - không quá dài, quá ngắn. Hạn chế được về lỗi chính tả . Bài viết của các em trình bày tương đối rõ ràng hơn . Khi miêu tả các em đã biết cách sử dụng từ ngữ tương đối hợp lý,viết câu văn đủ ý ,hoàn chỉnh hơn. -Những bài làm tiến bộ của học sinh đã dẫn đến kết quả học phân môn Tập làm văn ở cuối kì I như sau: TSHS 25 em Chất lượng môn Tập làm văn giữa kỳ I Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 04 16 15 60 05 20 01 01 Kết quả trên mới chỉ là bước đầu.Trong học kỳ II này tôi sẽ tiếp tục áp dụng và điều chỉnh , bổ sung giải pháp trên một cách hợp lí ,phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp nhằm đưa chất lượng dạy và học Bộ môn Tiếng Việt nói chung phân môn Tập làm văn nói riêng ngày một đạt kết quả cao hơn. E-KẾT LUẬN Trên đây là một số giải pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn. Ngoài những giải pháp đó, thiết nghĩ còn nhiều giải pháp nữa mang lại hiệu quả dạy và học Tập làm văn trong môn Tiếng Việt lớp 5. Rất mong nhận được ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu ,bộ phận chuyên môn đặc biệt những ý kiến đóng góp xây dựng của anh chị em đồng nghiệp trong trường nhằm góp phần vào việc đưa chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên. Xin chân thành cảm ơn! Đinh Văn, tháng 11 năm 2008 Người thực hiện Nguyễn Văn Hòe

File đính kèm:

  • docGIAI PHAP HUU ICH.doc