Dạy tích hợp: Luyện từ và câu + Tập đọc + Chính tả + Tập làm văn

Tiếng việt là một môn học cần thiết cho tất cả các bậc học, không những chỉ cần thiết cho bậc tiểu học, trung học mà còn là nền tảng, là cơ sở học tốt các bậc học trên. Ngoài ra, học tốt các phân môn trong tiếng việt là điều rất cần thiết cho đời sống, sinh hoạt lao động và cho việc học các môn khác. Hơn thế nữa, hiện nay, chúng ta đang trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế thì “Bồi dưỡng nhân tài” là một trong những yếu tố để chúng ta có thể tiếp cận với sự tiến bộ của khoa học công nghệ các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính vì thế mà giáo viên cần cố gắng hướng đến sự phát triển tối đa những năng lực tiềm tàng trong mỗi học sinh.

Trong thực tế giảng dạy, để đạt được mục tiêu đề ra thật không dễ dàng. Qua những năm trực tiếp giảng dạy lớp 5, bản thân tôi nhận thấy các phân môn tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn có mối quan hệ chặc chẽ với nhau. Thật vậy:

 

doc24 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 8744 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dạy tích hợp: Luyện từ và câu + Tập đọc + Chính tả + Tập làm văn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhất, hợp pháp, hợp lực, hợp lý, thích hợp. a/ hợp có nghĩa là “ gộp lại” (thành lớn hơn) M: hợp tác. b/ hợp có nghĩa là “đúng với yêu cầu, đòi hỏinào đó”. M: thích hợp. Giáo viên có thể hướng dẫn giúp học sinh giải nghĩa từ, giáo viên cũng cần chấp nhận nhiều cách diễn đạt khác nhau, đôi khi còn vụng về, “ngây ngô”, miễn sao học sinh thể hiện được sự cảm nhận đúng và biết dùng từ không sai lạc về nghĩa. Từ đó giáo viên uốn nắn để học sinh biết cách giải nghĩa từ cho chính xác. Đối với dạng bài cung cấp kiến thức mới và thực hành luyện tập, giáo viên chủ động dẫn dắt, gợi ý học sinh trao đổi chung ở lớp để từ đó rút ra những điểm cần ghi nhớ về kiến thức. Trong quá trình luyện tập, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh nhắc lại một số kiến thức liên quan để dễ thực hiện bài tập Ví dụ: trong bài “Quan hệ từ” (trang 109 TV5T1) bài tập 3: đặt câu với mỗi quan hệ từ: và, nhưng, của. Giáo viên có thể yêu cầu đặt 3 câu, mỗi câu có một quan hệ từ cho trước bằng hình thức nói hoặc viết hoặc cũng có thể chỉ yêu cầu mỗi học sinh chọn 2 (hoặc 1) trong 3 quan hệ từ cho trước để đặt câu rồi chữa chung cho cả lớp đối với lớp có học sinh trung bình, yếu nhiều. Còn đối với lớp có học sinh khá, giỏi nhiều giáo viên có thể nâng lên yêu cầu cao hơn là đặt đoạn văn ngắn có sử dụng 3 quan hệ từ cho trước với chủ đề tự chọn. Đây cũng là cơ sở để làm tập làm văn tốt hơn. Khi dạy về câu giáo viên cần hướng dẫn học sinh: + Tìm được bộ phận chính của câu tránh nhầm lẫn trạng ngữ, ngữ danh từ là câu. + Xác định được những ví dụ nào đã thành câu, ví dụ nào chưa thành câu và giải thích tại sao? + Nắm được dạng bài mở rộng nòng cốt câu bằng cách thêm thành phần phụ. + Biết chữa câu sai bằng 2 cách. + Nắm được kiến thức cơ bản về câu để sử dụng dấu câu cho phù hợp. Ví dụ bài “ Ôn tập về câu” (trang 171 TV5T1) sau khi dạy nội dung SGK để học sinh nắm được các kiểu câu, giáo viên có thể củng cố bằng bài tập nâng cao như sau: Giáo viên viết bảng phụ và đính lên bảng: a/ Ngày 2/9/1945 Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập. b/ Học sinh trường Tiểu học Điện Biên c/ Bờ biển Nha Trang rất đẹp d/ Vui chơi trong sân trường Yêu cầu học sinh xác định dòng nào là câu? Viết thêm vào những dòng chưa thành câu và giải thích tại sao? Ở bài tập này không những giúp học sinh biết được cấu trúc câu, hiểu ý nghĩa câu mà còn giúp học sinh biết lựa chọn vốn từ đã học để vận dụng một cách sinh động, sáng tạo vào một văn cảnh cụ thể. Ngoài ra học sinh còn có thể vận dụng những kiến thức này vào bài làm văn hoặc sử dụng dấu câu trong tiết chính tả. Dạy tập làm văn: Đây là một phân môn mà học sinh phải tổng hợp những gì đã được tích lũy qua các bài giảng của giáo viên. Chính vì thế, khi dạy phân môn này, tôi thường giới thiệu với các em những bài đọc có liên quan hoặc tài liệu hay để các em tham khảo. Ví dụ: + Văn tả cảnh có các bài tham khảo: . Quang cảnh làng mạc ngày mùa (Tô Hoài) trang 10 TV5T1 . Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà (Quang Huy) trang 69 TV5T1 . Kì diệu rừng xanh (Nguyễn Phan Hách) trang 75 TV5T1 . Trước cổng trời (Nguyễn Đình Ảnh) trang 80 TV5T1 . Đất Cà Mau (Mai Văn Tạo) trang 89 TV5T1 . Mở rộng vốn từ thiên nhiên (Bài bầu trời mùa thu của Xu- khôm-lin –xki) trang 87 TV5T1 Ngoài những bài học trong chương trình, tôi còn giới thiệu cho học sinh những bài tập đọc ở chương trình lớp 5 vừa thay sách: . Núi rừng Trường Sơn sau cơn mưa (trích tập đọc lớp 5 – 1980 trang 46 TV5T1) . Thác Y-a-li (Thiên Lương) trang 50 TV5T1 . Sau trận mưa rào (Vích- to Huy-gô) trang 73 TV5T1 . Đêm trăng đẹp (Thạch Lam) trang 30 TV5T1 . Buổi sáng mùa hè trong thung lũng (Hoàng Hữu Bội) trang 42 TV5T2. . +Văn tả người có các bài tham khảo: .Một chuyên gia máy xúc (Hồng Thủy) trang 45 TV5T1 . Những người bạn tốt (Lưu Anh) trang 65 TV5T1 .Hạng A-cháng (Ma Văn Kháng) trang 119 TV5T1 . Bà tôi (Mác-xim Go-ro-ki) trang 122 TV5T1 .. Một số bài tham khảo ở chương trình sách giáo khoa vừa thay sách: . Ông già trên núi chè tuyết ( Bùi Nguyên Khiết) trang 45 TV5T2 . Đánh cá ( Nguyễn Đình Thi) trang 47 TV5T2. Làm văn là nơi thử thách cho học sinh các kĩ năng tiếng việt, vốn sống, vốn văn học, năng lực cảm thụ văn học, học sinh phải thể hiện cảm xúc, suy nghĩ bằng ngôn ngữ nói và viết từ đó rèn cách nghĩ, cách cảm nhân thật sáng tạo, luyện cách diễn tả chính xác, sinh động, hồn nhiên với những nét riêng độc đáo. Ví dụ: Tả cảnh một buổi sáng ( hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây ( hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy) .Mở bài (học sinh trung bình, yếu): Cạnh nhà em, vào buổi sáng cánh đồng lúa chín thật đẹp . Mở bài (học sinh khá, giỏi): Quê em là một vùng nông thôn, khung cảnh đơn sơ mộc mạc và cũng đẹp rất bình dị. Nhưng đẹp nhất có lẽ là được ngắm cảnh cánh đồng lúa chín vàng xuộm mênh mông, im lìm như còn tận hưởng giấc ngủ thanh bình buổi sớm mai. Giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng tìm hiểu, phân tích đề, quan sát, tìm ý, kĩ năng diễn đạt, viết đoạn và hoàn thiện bài viết. Trong phân môn tập làm văn khâu đánh giá chữa lỗi rất quan trọng. Giáo viên cần chấm, chữa bài cho học sinh thật kĩ để giúp học sinh thấy được những thiếu sót của mình, tự rút kinh nghiệm sữa chữa, nên tạo không khí thoải mái, tranh luận khi sửa bài. Ví dụ: Khi chữa bài giáo viên kẻ sẵn bảng thành 2 phần để ghi những từ, ý, hình ảnh còn nhầm lẫn, phần còn lại cho học sinh sửa sai theo ý của mình chẳng hạn: .Thân hình cô thong thả à sửa: thân hình cô thon thả. .Mắt cô tròn xoe như 2 viên bi à sửa: mắt cô ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui (hoặc đôi mắt đen lay láy của cô luôn chứa ẩn một tìm năng kì lạ và sự trìu mến, vui tươi..) .. Giáo viên để cho học sinh giải thích rõ tại sao sai để rút kinh nghiệm. chẳng hạn: từ thong thả dùng để chỉ dáng đi. Còn thon thả nói về vóc dáng; cụm từ tròn xoe như 2 viên bi chỉ dùng để tả đôi mắt em bé. Nói tóm lại: phân môn tập đọc củng cố, nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh, mở rộng vốn hiểu biết, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho học sinhđiều này sẽ được các em thể hiện qua bài viết trong phân môn chính tả, tập làm văn, luyện từ và câu (viết đoạn văn ngắn theo yêu cầu). Đây cũng là cơ sở bồi dưỡng văn cảm thụ cho học sinh khá, giỏi. Học tốt tập làm văn sẽ giúp các em nhanh hiểu và cảm thụ nội dung bài tập đọc. Biết viết đúng yêu cầu trong phân môn chính tả; biết phân tích ngữ liệu một cách logic trong phân môn luyện từ và câu; biết suy luận từ những nhận xét để rút ra nội dung cần ghi nhớ trong bài học. Việc học tích hợp các phân môn tập đọc; chính tả; luyện từ và câu; tập làm văn sẽ giúp cho học sinh học tốt các môn học khác, đồng thời làm cho ngôn ngữ tiếng việt của học sinh ngày càng phong phú và trong sáng hơn. PHẦN III PHẦN KẾT LUẬN Khái quát: Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã thực hiện đối với học sinh trong lớp. Với đề tài này khi dạy tích hợp các phân môn tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn tôi nghĩ: Giáo viên phải vững về kiến thức, kĩ năng thực hành tiếng Việt, có vốn sống, vốn cảm xúc phong phú. Giáo viên cần phải có sự nhiệt tình, lòng say mê yêu nghề, tâm huyết với công việc giảng dạy Giáo viên thường xuyên học hỏi, trau dồi kiến thức, đọc sách báo để ngày càng làm phong phú thêm vốn kiến thức của mình. Giáo viên cần tham khảo nhiều loại sách có liên quan đến tiếng Việt; giao lưu học hỏi các bạn đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong và ngoài trường. Tạo sự giao tiếp cởi mở, thân thiện với học sinh, mẫu mực trong lời nói, việc làm, có tâm hồn trong sáng lành mạnh là tấm gương sáng để học sinh noi theo. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải khơi dậy niềm say mê hứng thú của học sinh đối với môn học tiếng Việt. Luôn phối hợp với gia đình, nhà trường để tạo điều kiện tốt nhất cho các em tham gia học tập. Lợi ích và kết quả vận dụng: Qua nhiều năm giảng dạy lớp 5 tôi đã rút ra một số kinh nghiệm trên. Tôi thấy sau khi áp dụng các giải pháp trên, đa số học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để trả lời đúng yêu cầu câu hỏi; làm bài viết đúng trọng tâm; tiết học diễn ra trong không khí sinh động, học sinh tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng trong tâm trạng thoải mái. Thông qua bài học tôi đã bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của tiếng Việt; góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam. Trong những năm liền, tôi đã vận dụng phương pháp này vào trong giảng dạy , có nhiều học sinh tiến bộ rõ rệt. Cụ thể như sau: . Năm học 2009 – 2010 tổng số học sinh của lớp là 32 Chỉ tiêu đầu năm: giỏi:05; khá: 18; trung bình:09 Kết quả cuối năm: giỏi: 28; khá: 04; . Năm học 2010 – 2011 tổng số học sinh của lớp là 32 Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm: giỏi:09; khá: 20; trung bình:02; yếu: 01. Kết quả kiểm tra giữa kì I: giỏi: 20; khá: 11; trung bình 1. Kết quả cuối kì I: giỏi 23; khá 09 TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ sách Tiếng việt tiểu học – NXB Giáo dục Phương pháp dạy học các môn học tiếng việt – NXB Giáo dục Giúp em học tốt tiếng việt 5 – Đỗ Như Thiên (cử nhân giáo dục tiểu học) – Phan Thế Ngọc – Trần Văn Minh Để học tốt tiếng việt – Đỗ Lê Chẩn – Đỗ Việt Hùng – Lê Hữu Tỉnh Tiếng việt –NXB Giáo dục (giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học hệ cao đẳng sư phạm và sư phạm 12+2) MỤC LỤC Phần I: Đặt vấn đề Trang Lý do chọn đề tài.1 Mục đích nghiên cứu2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...2 Nhiệm vụ nghiên cứu...2 Phương pháp nghiên cứu.3 Phần II: giải quyết vấn đề Nội dung cơ sở tâm lý, ngôn ngữ của học sinh tiểu học Cơ sở tâm lý của học sinh tiểu học.4 Cơ sở ngôn ngữ của học sinh tiểu học5 Các nguyên tắc và phương pháp dạy học tiếng việt Các nguyên tắc dạy học tiếng việt..7 Các phương pháp dạy học tiếng việt..8 Thực trạng dạy học môn tiếng việt ở tiểu học Thuận lợi..10 Khó khăn..11 Một số biện pháp dạy tích hợp các phân môn tập đọc, luyện từ và câu, chính tả, tập làm văn trong tiếng việt Dạy tập đọc.11 Dạy chính tả13 Dạy luyện từ và câu15 Dạy tập làm văn..17 Phần III: phần kết luận Khái quát..21 Lợi ích và kết quả vận dụng21 Tài liệu tham khảo23 Mục lục.24

File đính kèm:

  • docSáng kiến kinh nghiệm2011.doc
Giáo án liên quan