Dạy học theo dự án (DHDA) là một hình thức dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học định hướng vào người học, quan điểm dạy học định hướng hoạt động và quan điểm dạy học tích hợp. DHDA góp phần gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, tham gia tích cực vào việc đào tạo năng lực làm việc tự lực, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của người học.
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2453 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học theo dự án - 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án tiếp theo. Kết quả của dự án cũng có thể đuợc đánh giá từ bên ngoài. Hai giai đoạn cuối này cũng có thể được mô tả chung thành giai đoạn kết thúc dự án.
Việc phân chia các giai đoạn trên đây chỉ mang tính chất tương đối. Trong thực tế chúng có thể xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau. Việc tự kiểm tra, điều chỉnh cần được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của dự án. Với những dạng dự án khác nhau có thể xây dựng cấu trúc chi tiết riêng phù hợp với nhiệm vụ dự án. Giai đoạn 4 và 5 cũng thường được mô tả chung thành một giai đoạn (giai đoạn kết thúc dự án).
5. Ưu điểm và nhược điểm của dạy học theo dự án
5.1. Ưu điểm
Các đặc điểm của DHDA đã thể hiện những ưu điểm của phương pháp dạy học này. Có thể tóm tắt những ưu điểm cơ bản sau đây của dạy học theo dự án:
Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội;
Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học;
Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm;
Phát triển khả năng sáng tạo;
Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp;
Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn;
Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc;
Phát triển năng lực đánh giá.
5.2. Nhược điểm
DHTDA không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lý thuyết mang tính trừu tượng, hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản;
DHTDA đòi hỏi nhiều thời gian. Vì vậy DHDA không thay thế cho PP thuyết trình và luyện tập, mà là hình thức dạy học bổ sung cần thiết cho các PPDH truyền thống.
DHTDA đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.
Tóm lại DHDA là một hình thức dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học định hướng vào người học, quan điểm dạy học định hướng hoạt động và quan điểm dạy học tích hợp. DHDA góp phần gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, tham gia tích cực vào việc đào tạo năng lực làm việc tự lực, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của người học.
6. Ví dụ:
SỬ DỤNG ĐIỆN TRONG CÔNG VIỆCUsing Electricity on the Job
Tóm tắt Hồ sơ bài dạy / Unit SummaryHồ sơ bài dạy sử dụng phương pháp học dựa trên dự án này tập trung vào chủ đề điện và hiện tượng từ tính. Học sinh sẽ khám phá ra năng lượng được khai thác và điện năng được sử dụng như thế nào trong ngành công nghiệp. Chúng sẽ tiến hành nhiều thí nghiệm thực tế trong phòng thí nghiệm cũng như cộng tác với các Công ty Điện lực thành phố để xây dựng các tài liệu quảng bá về giá trị của điện trong các hoạt động nghề nghiệp. Mỗi nhóm học sinh sẽ tạo ra một bài trình bày đa phương tiện, ấn phẩm hoặc trang Web nêu rõ tầm quan trọng của điện trong các hoạt động nghề nghiệp và rút ra các bài học dựa trên các tiêu chuẩn địa phương và mục tiêu bài học.
Bộ câu hỏi định hướng bài dạy / Curriculum-Framing Questions
Essential Question: Câu hỏi khái quátTại sao chúng ta phải quan tâm đến trái đất?
Unit Questions: Các câu hỏi bài họcMối quan hệ giữa điện và trái đất?Bằng cách nào ta có thể khai thác sức mạnh của trái đất?Tại sao điện lại quan trọng như vậy?Điện được sử dụng trong công việc ra sao?
Content Questions: Các câu hỏi nội dungDòng điện là gì?Các bộ phận của mạch điện bao gồm?Định luật Ôm là gì?
Các bước tiến hành bài dạy / Instructional ProceduresGiới thiệu về Dự án và các nội dung cơ bảnBắt đầu giới thiệu Dự án bằng cách đặt câu hỏi cho học sinh: “Điện và trái đất có mối quan hệ như thế nào?”. Để học sinh chia sẻ ý kiến của mình. Trong quá trình thảo luận, nêu bật các nguồn tài nguyên thiên nhiên được sử dụng để tạo ra dòng điện. Giải thích rằng học sinh sẽ cần nghiên cứu về chúng trong dự án sau này.
Nêu câu hỏi bài học: “Tại sao điện lại quan trọng như vậy?”. Chia học sinh thành các nhóm nhỏ và yêu cầu chúng dùng bản đồ khái niệm để trả lời câu hỏi bài học này. Nếu bạn chọn hoạt động này, bạn có thể sử dụng Công cụ lý luận để xây dựng bản đồ khái niệm.
Giới thiệu phần lớn các nội dung chủ yếu thông qua các hoạt động thí nghiệm thực tiễn, bao gồm tĩnh điện và dòng điện, mạch nối tiếp và mạch song song, và định luật Ôm. Tham khảo phần Tài nguyên Internet để tìm các trang web cung cấp các thực nghiệm cho các khái niệm này.
Hỏi học sinh: “Bằng cách nào ta có thể khai thác sức mạnh của trái đất?”. Giải thích rằng dòng điện được tạo ra bằng rất nhiều cách, trong đó một số cách có lợi cho môi trường hơn so với các cách khác. Yêu cầu học sinh nhóm các mục sau thành từng nhóm:
Than đá
Hạt nhân
Khí gas tự nhiên
Dầu lửa
Thuỷ năng
Khí sinh học
Địa nhiệt
Năng lượng mặt trời
Năng lượng gió
Giải thích cho học sinh rằng trong 2 tuần đầu, chúng sẽ học các khái niệm chính về điện. Sau đó, chúng sẽ nghiên cứu và xây dựng các bài trình bày đa phương tiện trả lời cho các câu hỏi sau về cùng một dạng dòng điện:
Dạng dòng điện này được tạo ra như thế nào?
Các lợi ích và nguy hiểm mà loại điện năng này mang lại là gì?
Loại điện năng này ảnh hưởng thế nào đến môi trường?
Tương lai của loại công nghệ đó là gì?
Sau khi hoàn thiện các bài trình bày, hãy để học sinh trình diễn các thông tin chúng có được trước lớp. Để tổng kết lại, hãy tổ chức thảo luận về Câu hỏi khái quát: “Tại sao chúng ta phải quan tâm đến trái đất?”. Hãy để học sinh so sánh và đối chiếu các dạng kiến tạo năng lượng điện khác nhau và chúng ảnh hưởng ra sao đến môi trường. Yêu cầu học sinh đưa ra kết luận về những cách tạo ra dòng điện nào nên tiếp tục được sử dụng trong tương lai.
Giới thiệu Thách thứcTrình bày kịch bản sau:
Công ty Điện lực thành phố đề nghị lớp chúng ta hợp tác với họ để xây dựng các tài liệu quảng bá nhằm tuyên truyền và giáo dục người dân về việc điện năng được sử dụng trong nhiều hoạt động nghề nghiệp ra sao. Nhiệm vụ của các em là tạo ra 1 bài trình bày, ấn phẩm hoặc trang web dành cho người lớn và/hoặc trẻ em trả lời cho các câu hỏi: “Tại sao điện lại quan trọng?” và “Điện được sử dụng như thế nào trong công việc?” Mỗi nhóm phải xác định đối tượng khán giả của mình là ai và sử dụng loại bài tập nào.
Để đảm bảo rằng học sinh hiểu tất cả các yêu cầu của dự án và chúng được đánh giá ra sao, hãy phát Kế hoạch dự án Điện năng và Hướng dẫn đánh giá và thảo luận chi tiết mọi tiêu chí trước lớp.
Tiếp theo đó, hãy yêu cầu học sinh bắt đầu tiến hành nghiên cứu các thông tin nghề nghiệp. Việc này sẽ giúp chúng lựa chọn ra 1 nghề nghiệp để sau đó chúng sẽ xây dựng các tài liệu quảng bá dành cho nghề nghiệp này. Hãy phân phát Bảng Tóm tắt Nghề nghiệp . Giải thích rằng từng nhóm sẽ nghiên cứu ít nhất 3 nghề nghiệp có sử dụng điện năng như một công cụ quan trọng và ý nghĩa trong công việc của họ. Tối thiểu, học sinh sẽ:
Xác định hoặc lý giải trong Bảng Tóm tắt điện được sử dụng như thế nào trong mỗi nghề nghiệp
Giải thích các kỹ năng khác mà mỗi nghề nghiệp đòi hỏi
Kể ra những yếu tố tích cực và tiêu cực cho mỗi vị trí
Đưa ra một gợi ý
Sau khi hoàn thành các bản tóm tắt, các nhóm lựa chọn loại nghề nghiệp mà từ đó chúng sẽ thiết kế các tài liệu quảng bá. Nói cho học sinh biết rằng bước kế tiếp là chúng sẽ phải xây dựng một kế hoạch quảng bá và nộp để giáo viên duyệt. Sau đó, học sinh sẽ chọn thiết kế ấn phẩm, trang Web hay là bài trình bày đa phương tiện . Yêu cầu học sinh sử dụng Kế hoạch dự án Điện năng và Hướng dẫn đánh giá để tham khảo trong quá trình xây dựng kế hoạch dự án và tuyên truyền. Giải thích chi tiết và đặt thời hạn cho cả hai mục này. Rồi cho học sinh thời gian để tạo ra một kế hoạch tổng thể. Hãy thu hút học sinh vào quá trình đánh giá bằng cách để chúng tự đánh giá các kế hoạch dự án của mình và các bạn khác. Nhắc nhở học sinh rằng đánh giá của chúng phải có các ý kiến mang tính xây dựng.
Khi duyệt xong các bản kế hoạch, hãy cho học sinh nhiều thời gian để các nhóm học sinh thiết kế các tài liệu quảng bá của mình. Sau đó, dành thời gian để mỗi nhóm chia sẻ các tài liệu dự án của chúng trước lớp. Tiếp theo là một phỏng vấn toàn lớp.
Tóm tắt Dự ánMột lần nữa nêu lại các câu hỏi: “Làm thế nào chúng ta có thể khai thác sức mạnh của Trái đất?” “ Tại sao điện lại quan trọng như thế?”, và “Điện được sử dụng như thế nào trong công việc?”. Hướng dẫn học sinh trả lời theo dạng bài viết và hỗ trợ những câu trả lời chúng bằng những bằng chứng mà chúng đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu và điều tra khoa học.
Các kỹ năng cần thiết / Prerequisite Skills
Kỹ năng cơ bản về sử dụng máy tính
Dựng kịch bản bằng tranh/ảnh
Điều chỉnh dạy học theo đối tượng / Differentiated InstructionHọc sinh tiếp thu chậm
Cung cấp các mẫu hỗ trợ học sinh về tổ chức và viết bài
Vạch ra các chủ đề chính giúp học sinh hình dung về tổ chức thông tin một cách cụ thể
Cung cấp danh mục các từ vựng và định nghĩa
Học sinh năng khiếu
Khuyến khích học sinh tham gia vào các dự án cộng tác trực tuyến có liên quan đến điện năng
Cho phép học sinh có thể lựa chọn việc đưa ra một cách thức mới về sử dụng điện cho một nghề nghiệp cụ thể nào đó mà có thể giúp làm cho công việc dễ dàng hơn hoặc có năng suất hơn và thiết kế các tài liệu quảng bá về điều này thay cho việc báo cáo về các cách thức sử dụng hiện có.
Học sinh đang học tiếng Anh
Hỗ trợ từ các giáo viên tiếng Anh
Ghép cặp học sinh đó với một học sinh có khả năng tiếng Anh và cùng sử dụng ngôn ngữ bản địa
Cung cấp danh mục các từ vựng và định nghĩa
Cho phép nộp các bản vẽ, mô hình, đồ thị và biểu đồ để thể hiện ý hiểu của mình thay cho dùng toàn chữ.
Đánh giá các quá trình / Assessment ProcessesBên cạnh các bài kiểm tra, điểm thực hành thí nghiệm và quan sát trực tiếp, có thể sử dụng Kế hoạch dự án Điện năng và Hướng dẫn đánh giá (DOC 71KB) để cho điểm các dự án. Hãy thu lại những bản tự đánh giá cá nhân và đánh giá của các bạn cùng lớp trước khi sử dụng bản hướng dẫn cho điểm để đánh giá chính thức các dự án của học sinh. Việc đánh giá tập trung vào phần nội dung cũng như phần bài luận trả lời những Câu hỏi định hướng bài học.
* Tài liệu tham khảo:
Nguyễn Văn Cường, Một số vấn đề chung về đổi mới PPDH ở trường THPT – dự án phát triển GDTHPT
File đính kèm:
- Day hoc theo du an(1).doc