Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng

I. Mục tiêu giáo dục tiểu học

 Mục tiêu: Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành nên những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về các mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

 Nội dung: Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kĩ năng nghe, đọc, nói viết và tính toán, có thói quen rèn luyện thân thể và giữ vệ sinh, có hiểu biết ban đầu về hát múa, âm nhạc, mĩ thuật.

 

doc4 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 863 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng I. Mục tiêu giáo dục tiểu học Mục tiêu: Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành nên những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về các mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Nội dung: Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kĩ năng nghe, đọc, nói viết và tính toán, có thói quen rèn luyện thân thể và giữ vệ sinh, có hiểu biết ban đầu về hát múa, âm nhạc, mĩ thuật. Phương pháp: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh và điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Việc đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, động viên khuyến khích học sinh chăm học và tự tin trong học tập. II. Dạy học theo chuẩn là thực hiện mục tiêu giáo dục Lựa chọn, xác định nội dung và yêu cầu phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Đảm bảo sự hài hòa giữa mục tiêu chung và mục tiêu mỗi môn học. Chất lượng Giáo dục tiểu học là nền tảng nhân cách cho học sinh. Sách giáo khoa lượng hóa chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản cần đạt trong đó dành cho mọi đối tượng học sinh kể cả học sinh giỏi có điều kiện phát triển. Do đó cần phân biệt dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng với dạy theo nội dung sách giáo khoa. Chuẩn kiến thức, kĩ năng là những yêu cầu cơ bản, tối thiểu mà học sinh cần đạt và có thể đạt được. Đòi hỏi giáo viên phải xác định rõ những nội dung cơ bản, cần thiết của mỗi bài học, mức độ cần đạt cho tất cả học sinh trong lớp; quan tâm đến học sinh yếu, không bỏ rơi học sinh yếu, tạo cơ hội phát triển cho học sinh có năng khiếu. Chuẩn kiến thức, kĩ năng là cơ sở để đánh giá học sinh. Chỉ những học sinh đạt chuẩn mới được lên lớp, khắc phục tính trạng ngồi sai lớp. Yêu cầu cần đạt trong chuẩn kiến thức, kĩ năng là cơ sở đánh giá giờ dạy của giáo viên. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng góp phần mang lại không khí tươi vui trong lớp học. Bài học không khó, không dài, kiến thức không là gánh nặng cho học sinh. Giáo viên đầu tư đổi mới phương pháp dạy học, chuẩn bị phương tiện dạy học và giúp đõ học sinh học tập hiệu quả hơn. DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN TIẾNG VIỆT 1. Soạn giáo án lên lớp Căn cứ vào yêu cầu cần đạt, giáo viên xác định cho từng bài dạy theo sách giáo khoa Tiếng Việt. Phần 1. Mục đích, yêu cầu của bài học. Đọc kĩ hướng dẫn ở tuần 1 để soạn những tuần tiếp theo. Phần 2. Nêu những chuẩn bị về phương tiện, thiết bị dạy học; dự kiến hình thức hoạt động học tập đảm bảo phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh. Phần 3. Xác định nội dung, phương pháp giảng dạy với giáo viên, yêu cầu cần học với từng đối tượng học sinh (kể cả học sinh khuyết tật). Giáo viên căn cứ và điều kiện, hoàn cảnh dạy học, phải nắm được khả năng học tập của từng học sinh trong lớp và yêu cầu cần đạt để xác định nội dung cụ thể của bài học trong sách giáo khoa, không đưa thêm nội dung vượt quá yêu cầu. Gợi ý cho học sinh yếu, mở rộng, phát triển cho đối tượng học sinh giỏi. Việc xác định nội dung bài học phải hệ thống, dạy học bài mới dựa trên kiến thức, kĩ năng học sinh đã đạt được của bài trước và đảm bảo vừa đủ để học sinh học tiếp bài sau, từng bước đạt được yêu cầu cơ bản trong Chương trình môn học. 2. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp Tổ chức các hoạt động học tập phù hợp với mỗi đối tượng học sinh. Với học sinh yếu có thể giảm nhẹ yêu cầu, với học sinh giỏi hoàn thành bài học trong sách và phát triển khả năng tư duy nhưng không phải miễn một kiến thức, kĩ năng nào đó cho học sinh yếu. 3. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Nội dung yêu cầu cần đạt có những yếu tố định lượng, đạt chuẩn là trung bình, không đạt là yếu, trên mức đạt là khá, giỏi. Nếu nội dung yêu cầu cần đạt chỉ là định tính thì giáo viên căn cứ vào mức độ đạt được để phân định mức độ. Ví dụ: Học sinh kể lại được từng đoạn của câu chuyện đúng, đủ ý, diễn đạt bằng lời của mình một cách sinh động hoặc kể lại câu chuyện rõ ràng, đúng nội dung là trên chuẩn. Đối với các bài KTĐK, ngoài Yêu cầu cần đạt nêu trong tài liệu (tuần Ôn tập), giáo viên còn sựa vào mức độ cần đạt nêu ở Tiêu chí re đề kiểm tra môn Tiếng Việt (đối với bài kiểm tra cuối học kì I, cuối năm học) nêu trong tài liệu Đề Kiểm tra cấp tiểu học dành cho từng lớp, đối với các môn học đánh giá bằng điểm số, kèm theo các văn bản hướng dẫn chuyên môn của Bộ, các văn bản chỉ đạo của Sở, Phòng GD&ĐT. Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên, là căn cứ để nhận xét, đánh giá giờ dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí, chỉ đạo chuyên môn, góp phần ổn định và nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học ở các vùng miền khác nhau trên cả nước. DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN TOÁN 1. Về hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán ở Tiểu học Dạy học trên cơ sở chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán là quá trình dạy học đảm bảo mọi đối tượng học sinh đều đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản của môn học bằng sự nỗ lực đúng mức của bản thân, đồng thời đáp ứng được nhu cầu phát triển năng lực riêng của từng học sinh về môn Toán. Thực chất là quá trình tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động học tập môn Toán để tất cả học sinh đều đạt chuẩn và phát triển được năng lực cá nhân bằng những giải pháp phù hợp. Mỗi bài học có yêu cầu cần đạt, đây là những yêu cầu cơ bản, tối thiểu mà tất cả học sinh cần phải đạt được sau khi học xong bài học đó. Mỗi bài học đều có một mục tiêu cụ thể nhằm hướng tới mục tiêu mang tính tổng hợp ở mức độ cao hơn của chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán.Yêu cầu cần đạt của mỗi bài thực chất là yêu cầu cơ bản, tối thiểu, phần mang tính lượng hóa của mục tiêu bài học. Mõi bài, ngoài những kiến thức cơ bản, tối thiểu cần đạt được còn có thể phát triển những kiến thức, kĩ năng được khai thác mở rộng hoặc sâu hơn nhằm nâng cao năng lực cho một bộ phận học sinh có năng lực toán học. Quá trình tích lũy được qua yêu cầu cần đạt ở mỗi bài học đối với học sinh cũng chính là quá trình đảm bảo cho học sinh đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng ở mỗi chủ đề, mỗi mạch kiến thức, của lớp học và cấp học. Bài tập cần làm ở mỗi bài học trong SGK được lựa chọn theo những tiêu chí: đảm bảo tính sư phạm, tính khả thi, tính đặc thù của mỗi môn học) nhằm đáp ứng yêu cầu sau: - Là dạng bài tập cơ bản, cần thiết, tối thiểu giúp học sinh thực hành để từng bước nắm được kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ nhằm đáp ứng yêu cầu cần đạt của mỗi bài học. - Góp phần thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng ở mỗi chủ đề nội dung trong môn Toán đối với từng lớp. - Góp phần thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu và thái độ cần đạt sau khi học hết chương trình môn Toán ở mỗi lớp và thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của chương trình GDPT-cấp tiểu học. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thưc, kĩ năng môn Toán góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tiểu học trên các bình diện chính sau: - Nâng cao nhận thức trong chỉ đạo, dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trên cơ sở chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học. - Hỗ trợ thiết thực cho công tác quản lí, chỉ đạo của các cấp quản lí giáo dục từ trung ương đến địa phương và các cơ sở giáo dục. Lưu ý cần nhớ: - CHuẩn kiến thức, kĩ năng là những yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học mà học sinh cần đạt được trong quá trình học tập. - Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng và dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng là việc làm cần thiết, quan trọng của mỗi giáo viên. Dạy theo chuẩn kiến thức, kĩ năng đòi hỏi mỗi giáo viên phải xác định rõ nội dung cơ bản, cần thiết của mỗi bài học trong SGK. mức độ cần đạt cho mỗi đối tượng học sinh trong lớp để bài học không khó, không dài, giáo viên không bị “cháy giáo án”, học sinh không bị quá tải. - Dạy theo chuẩn kiến thức, kĩ năng vừa phải quan tâm đến đối tượng học sinh yếu trong giờ học để tạo điều kiện cho những học sinh này vươn lên đạt chuẩn, bên cạnh đó cần phải có các bài tập cho học sinh khá giỏi, tạo cơ hội cho học sinh có năng khiếu được phát triển. - Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng chính là dạy phân hoá đối tượng học sinh để tất cả mọi đối tượng học sinh trong lớp đều được học và học được. Không để học sinh yếu đứng bên lề lớp học. - Dạy theo chuẩn kiến thức, kĩ năng khác với dạy theo SGK vì SGK là nội dung viết cho tất cả các đối tượng học sinh. Trong SGK, bên cạnh những yếu tố tối thiểu còn có cả những yếu tố phát triển dành cho học sinh giỏi. Giáo viên phải biết lựa chọn những nội dung, câu hỏi, bài tập trong SGK để chuyển tải tới học sinh phù hợp với từng đối tượng. - Việc dạy theo chuẩn kiến thức, kĩ năng mang lại không khí thân thiện trong nhà trường, học sinh tích cực học tập vì bài không dài, không khó, kiến thức không là gánh nặng, giáo viên không bị sức ép về thời gian, có điều kiện tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học và giúp đỡ học sinh học tập hiệu quả hơn.

File đính kèm:

  • docday hoc theo chuan kien thuc ki nang.doc