Dạy học sinh cách thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu qua môn địa lý 12 -Nâng cao

Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu toàn cầu đang là một trong những

vấn đề được quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia, khu vực cũng như nhân loại tr ên

toàn thế giới . Thực tế là một tỷ lệ lớn người dân Việt Nam còn chưa có đầy đủ hiểu biết

cũng như sự quan tâm tới vấn đề này. Cùng với đó là sự thiếu hụt về những kỹ năng cầ n

thiết để thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu. Do đó, một yêu cầu bức thiết, đồng t hời

cũng trách nhiệm của giáo dục, l à phải trang bị cho các em những hành trang, bao gồm

cả kiến thức, thái độ đúng đắn và những kỹ năng cần thiết để thí ch ứng với biến đổi khí

hậu toàn cầu. Địa lý- một môn học trong nhà trường với đối tượng nghiên cứu là những

thể tổng hợp tự nhiên và kinh tế - xã hội - có điều kiện rất thuận lợi để tích hợp những

kiến thức này vào giảng dạy cho học sinh, đặc biệt là trong chương trình Địa lý lớp l2.

pdf4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2853 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học sinh cách thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu qua môn địa lý 12 -Nâng cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội nghị sinh viên NCKH khoa Địa lí năm học 2008-2009 1 DẠY HỌC SINH CÁCH THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU QUA MÔN ĐỊA LÝ 12 - NÂNG CAO Sinh viên thực hiện: Trịnh Phương Dung, K55TN Nguyễn Thị Hà, K55TN Hoàng Thị Hường, K55TN Giáo viên hướng dẫn: ThS Ngô Thị Hải Yến ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu toàn cầu đang là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia, khu vực cũng như nhân loại trên toàn thế giới. Thực tế là một tỷ lệ lớn người dân Việt Nam còn chưa có đầy đủ hiểu biết cũng như sự quan tâm tới vấn đề này. Cùng với đó là sự thiếu hụt về những kỹ năng cần thiết để thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu. Do đó, một yêu cầu bức thiết, đồng thời cũng trách nhiệm của giáo dục, là phải trang bị cho các em những hành trang, bao gồm cả kiến thức, thái độ đúng đắn và những kỹ năng cần thiết để thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu. Địa lý- một môn học trong nhà trường với đối tượng nghiên cứu là những thể tổng hợp tự nhiên và kinh tế - xã hội - có điều kiện rất thuận lợi để tích hợp những kiến thức này vào giảng dạy cho học sinh, đặc biệt là trong chương trình Địa lý lớp l2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Một số vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trên thế giới và Việt Nam Trong những năm gần đây, khí hậu thế giới có rất nhiều biến động bất thường gây ra những thiệt hại vô cùng nghiêm trọng cho nhiều vùng lãnh thổ và quốc gia trên thế giới. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác làm thay đổi thành phần cấu trúc khí quyển... Lịch sử hình thành trái đất đã trải qua rất nhiều thời kỳ biến đổi khí hậu khác nhau như sự nóng lên, lạnh đi, tan băng....Hiện nay, Trái đất đang trong thời ký nóng lên tiếp theo của khí hậu biểu hiện cụ thể là sự tan băng ở hai cực và vùng núi cao, gia tăng nền nhiệt độ trung bình của nhiều quốc gia và khu vực...làm thu hẹp không gian sinh sống, gây ra các hiện tượng thời tiết bất thường, vấn đề an ninh lương thực, các vấn đề sức khoẻ. Với trên 3.000km bờ biển, Việt Nam được coi là quốc gia có mức độ dễ bị tổn thương cao trước sự biến đổi khí hậu. Theo thống kê, Đồng bằng Sông Cửu Long có tổng diện tích 34.322km2, trong đó 18.066km2 đất thuộc các huyện ven biển đang bị nước biển xâm lấn đến mức báo động. Nếu nhiệt độ trên trái đất tăng thêm 20 C thì Hội nghị sinh viên NCKH khoa Địa lí năm học 2008-2009 2 Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ ngập 1.708km2 đất ... Đó là một trong số rất nhiều những hậu quả của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu ở Việt Nam. Một trong số những nguyên nhân làm cho những tác động của việc biến đổi khí hậu toàn trở nên trầm trọng hơn là do tâm lý chủ quan, bị động và thiếu kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng ứng phó với những bất thường của thời tiết. Vì vậy, việc giáo dục cho học sinh thích ứng với sự biến đổi toàn cầu là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục trong thời kỳ mới. 2. Giáo dục cách thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu cho học sinh trong nhà trường phổ thông ở nước ta hiện nay 2.1. Sự cần thiết phải giáo dục cách thích ứng với sự biến đổi khí hậu toàn cầu cho học sinh trong nhà trường phổ thông hiện nay Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu. Biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra có xu hướng gia tăng trong tương lai và ngày càng phức tạp hơn. Hiện nay, các em trong lứa tuổi đang học tập trong nhà trường phổ thông còn quá thiếu hiểu biết về những cách tự bảo vệ mình, cũng như cách ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong cuộc điều tra của các tác giả đối với 60 học sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội có những kết quả đáng báo động Biểu đồ 1: Tỷ lệ học sinh có những kỹ năng cần thiết để thích ứng với những biến đổi khí hậu Trước những đe doạ của biến đổi khí hậu toàn cầu, Việt Nam đang tích cực nghiên cứu và tìm ra các biện pháp nhằm thích ứng với sự biến đổi này Hội nghị sinh viên NCKH khoa Địa lí năm học 2008-2009 3 2.2. Mục tiêu, nội dung phương pháp tổ chức và phương thức giáo dục Mục tiêu của giáo dục cách thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu cho học sinh lớp 12 là cung cấp kiến thức những hiểu biết về môi trưòng, vấn đề biến đổi khí hậu...Giáo dục cho học sinh những kĩ năng cơ bản để thích ứng với biến đổi khí hậu như biết bơi, trồng cây xanh, đọc hướng đi của bão...để có ý thức hơn trong suy nghĩ và hành động, tự trang bị cho mình những kĩ năng cần thiết để thích ứng với sự biến đổi khí hậu. Nội dung giáo dục là các kiến thức cơ bản là những vấn đề của biến đổi khí hậu toàn cầu trên thế giới và ở Việt Nam Phương thức tổ chức là có thể lồng ghép tích hợp hoặc thành một môn học riêng Quá trình giáo dục trải qua các bước: cung cấp thông tin và hiểu biết kiến thức thông tin đó suy xét, đánh giá các hiện tượ quyết định thái hành động theo quyết định đó. 3. Khả năng tích hợp nội dung Địa lý lớp 12 (ban nâng cao) và dạy cách thích ứng cho học sinh với biến đổi khí hậu toàn cầu 3.1. Khả năng tích hợp nội dung dạy cách thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu cho HS thông qua bộ môn Địa lý ở nhà trường phổ thông Thông qua bộ môn địa lí, HS hiểu được những đặc điểm khí hậu thế giới, của từng khu vực, của đất nước mình. Trong quá trình học tập địa lí, HS biết được diễn biến của các yếu tố khí hậu của từng kiểu khí hậu, tại từng khu vực, hiểu và phân tích được nguyên nhân, giải thích được các hiện tượng khí hậu và sự thay đổi của nó. Từ nhận thức đúng sẽ dấn tới kỹ năng và hành động đúng. Do vậy, bộ môn Địa lý ở nhà trường PT rất dế dàng tích hợp nội dung dạy cách thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu. 3.2. Khả năng tích hợp nội dung dạy thích ứng với biến đổi khi hậu toàn cầu cho HS thông qua môn Địa lý lớp 12 nâng cao Chương trình Địa lí 12 nâng cao dành là phần Địa lý Việt Nam bao gồm cả phần Địa lý tự nhiên và Địa lý kinh tế xã hội. Nội dung dạy cách thích ứng với biến đổi khí hậu dễ dàng được tích hợp đó là những vấn đề biến đổi khí hậu đang diễn ra ở từng vùng từng địa phưong và trong cả nước. HS cần nắm được những đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế và một số vấn đề đang đặt ra nhằm sử dụng hợp lí tự nhiên, giảm thiểu thiệt hại của thiên tai, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, phát triển kinh tế xã hội của cả nước cũng như của các vùng lãnh thổ, nơi địa phương HS đang sống. Từ đó, tiếp tục củng cố và phát triển các kĩ năng địa lí, nhằm phát triển hơn nữa tư duy địa lí cho HS, đó là tư duy tổng hợp, có liên hệ thường xuyên với đời sống và sản xuất Làm giàu thêm ở HS tình yêu quê hương đất nước, tinh thần tự cường dân tộc, niềm tin vào tương lai của đất nước, của dân tộc; củng cố cho HS thế giới quan khoa học, nhân sinh quan đúng đắn, tinh thần trách nhiệm trong bảo vệ môi trường, xây dựng kinh tế xã hội ở quê hương. Hội nghị sinh viên NCKH khoa Địa lí năm học 2008-2009 4 KẾT LUẬN Biến đổi khí hậu toàn cầu là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trên thế giới hiện nay. Vấn đề đó lại cần đặc biệt được chú ý tai Việt Nam, một trong những quốc gia phải chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu toàn cầu. Đối với các nhà trường PTTH: Cần quan tâm hơn đến việc giáo dục cách thích ứng đối với biến đổi khí hậu toàn cầu cho học sinh. Đối với giáo viên: thường xuyên quan tâm, tìm hiểu và tích hợp nội dung giáo dục thích ứng với sự biến đổi toàn cầu một cách phù hợp vào nội dung bài giảng. Đối với học sinh: Cần có ý thức tìm hiểu, tự trang bị cho mình những hiểu biết cũng như những kỹ năng cần thiết để thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đặng Văn Đức, Nguyễn Trọng Phúc, Lý luận dạy học môn Địa lý, NXB ĐHSPHN, 2005. [2] Nguyễn Phi Hạnh, Nguyễn Thị Thu Hằng, Giáo dục môi trường qua môn Địa lý, NXB ĐHSPHN, 2002 [3] Nguyễn Thị Thu Hằng (chủ biên), Giáo dục vì sự phát triển bền vững(bản thảo). [4] Trần Công Minh, Khí hậu và khí tượng đại cương, NXB ĐHQGHN, 2007 [5] Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu, Báo cáo biến đổi khí hậu ở Việt Nam và khu vực.

File đính kèm:

  • pdfDay hoc sinh thich ung voi bien doi khi hau toancau thong qua mon Dia ly lop 12.pdf