Dạy học dự án là một hình th ức dạy học vừa có tính hợp tác, vừa có tính thực tiễn
cao. Tuy nhiên, việc đưa dạy học dự án vào dạy học ở bậc đại học cũng như ở phổ thông
còn gặp không ít khó khăn. Bài viết này trình bày một cách hệ thống những vấn đề cơ bản
nhất về Dạy học dự án: khái niệm, phân loại, cấu trúc, đặc điểm, tác dụng, ưu nhược điểm,
cách tiến hành, đánh giá và những bài học kinhnghiệm để thành công
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học dự án – Từ lí luận đến thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6. Những hạn chế và khó khăn của
dạy học dự án
6.1. Hạn chế
- Dạy học dự án đòi hỏi nhiều thời
gian. Đây là trở ngại lớn nhất, nếu không
được bố trí thời gian hoặc giáo viên
không có sự linh hoạt thì buộc những
người thực hiện phải làm việc ngoài giờ.
Điều này lí giải tại sao một phương pháp
dạy học có nhiều ưu điểm như dạy học
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Trịnh Văn Biều và tgk
_____________________________________________________________________________________________________________
9
dự án lại rất khó đi vào thực tiễn dạy học
ở nước ta.
- Không thể áp dụng dạy học dự án
tràn lan mà chỉ có thể áp dụng với những
nội dung nhất định trong những điều kiện
cho phép. Dạy học dự án không thể thay
thế phương pháp thuyết trình trong việc
truyền thụ những tri thức lý thuyết hay
việc thông báo thông tin.
- Dạy học dự án đòi hỏi có sự chuẩn
bị và lên kế hoạch thật chu đáo thì mới
lôi cuốn được người học tham gia một
cách tích cực.
- Hoạt động thực hành, thực tiễn khi
thực hiện dạy học dự án đòi hỏi phương
tiện vật chất và tài chính phù hợp.
- Dạy học dự án khó áp dụng ở cả
bậc đại học cũng như trung học, tiểu học.
6.2. Những khó khăn khi dạy học dự án
Người học thường gặp khó khăn
khi:
- Xác định một dự án, thiết kế các
hoạt động và lựa chọn phương pháp thích
hợp.
- Thiết lập mục tiêu rõ ràng cho các
giai đoạn khác nhau của dự án.
- Tiến hành điều tra, tìm những câu
hỏi để thu thập thông tin một cách khoa
học.
- Quản lý thời gian, giữ đúng thời
hạn cho từng công việc và khi kết thúc dự
án.
- Phối hợp và hợp tác trong nhóm.
Giáo viên thường gặp khó khăn
khi:
- Muốn hiểu đúng và đầy đủ về dạy
học dự án.
- Thiết kế một dự án vừa gắn với nội
dung dạy học vừa gắn với thực tiễn đời
sống.
- Tổ chức thực hiện, theo dõi dự án,
giám sát tiến độ, quản lý lớp học.
- Đưa ra phản hồi và hỗ trợ khi cần
thiết.
- Sử dụng công nghệ thông tin để hỗ
trợ dự án.
- Thiết kế các tiêu chí đánh giá cho
một dự án cụ thể.
7. Cách tiến hành
7.1. Các bước trong dạy học dự án
Để dạy học theo dự án, cần thực
hiện các bước sau đây:
Bước 1: Chọn đề tài, chia nhóm
- Tìm trong chương trình học tập các
nội dung cơ bản có liên quan hoặc có thể
ứng dụng vào thực tế.
- Phát hiện những gì tương ứng đã và
đang xảy ra trong cuộc sống. Chú ý vào
những vấn đề lớn mà xã hội và thế giới
đang quan tâm.
- Giáo viên phân chia lớp học thành
các nhóm, hướng dẫn người học đề xuất,
xác định tên đề tài. Đó là một dự án chứa
đựng một nhiệm vụ cần giải quyết, phù
hợp với các em, trong đó có sự liên hệ
nội dung học tập với hoàn cảnh thực tiễn
đời sống xã hội. Giáo viên cũng có thể
giới thiệu một số hướng đề tài để người
học lựa chọn.
Bước 2: Xây dựng đề cương dự án
- Giáo viên hướng dẫn người học xác
định mục đích, nhiệm vụ, cách tiến hành,
kế hoạch thực hiện dự án; xác định
những công việc cần làm, thời gian dự
kiến, vật liệu, kinh phí…
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Số 28 năm 2011
_____________________________________________________________________________________________________________
10
- Xác định mục tiêu học tập cụ thể
bằng cách dựa vào chuẩn kiến thức và kĩ
năng của bài học/chương trình, những kĩ
năng tư duy bậc cao cần đạt được.
- Việc xây dựng đề cương cho một
dự án là công việc hết sức quan trọng vì
nó mang tính định hướng hành động cho
cả quá trình thực hiện, thu thập kết quả
và đánh giá dự án.
Bước 3: Thực hiện dự án
- Các nhóm phân công nhiệm vụ cho
mỗi thành viên.
- Các thành viên trong nhóm thực
hiện kế hoạch đã đề ra. Khi thực hiện dự
án, các hoạt động trí tuệ và hoạt động
thực hành, thực tiễn xen kẽ và tác động
qua lại với nhau; kết quả là tạo ra sản
phẩm của dự án.
- Học viên thu thập dữ liệu từ nhiều
nguồn khác nhau rồi tổng hợp, phân tích
và tích lũy kiến thức thu được qua quá
trình làm việc. Như vậy, các kiến thức
mà người học tích lũy được thử nghiệm
qua thực tiễn.
Bước 4: Thu thập kết quả
- Kết quả thực hiện dự án có thể
được viết dưới dạng dạng ấn phẩm (bản
tin, báo, áp phích, thu hoạch, báo cáo…)
và có thể được trình bày trên Power
Point, hoặc thiết kế thành trang Web…
- Tất cả học viên cần được tạo điều
kiện để trình bày kết quả cùng với kiến
thức mới mà họ đã tích lũy thông qua dự
án (theo nhóm hoặc cá nhân).
- Sản phẩm của dự án có thể được
trình bày giữa các nhóm người học, giới
thiệu trước lớp, trong trường hay ngoài
xã hội.
Bước 5: Đánh giá dự án, rút kinh nghiệm
- Giáo viên và người học đánh giá
quá trình thực hiện và kết quả dự án dựa
trên những sản phẩm thu được, tính khúc
chiết và hợp lý trong cách thức trình bày
của các em.
- Giáo viên hướng dẫn người học rút
ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện
các dự án tiếp theo.
- Kết quả dự án có thể được đánh giá
từ bên ngoài.
7.2. Xây dựng đề cương cho một dự án
Một bản dự án có các phần chính
như sau:
TÊN DỰ ÁN
I. Tổng quan
- Mục tiêu của dự án
- Người thực hiện
- Các chuyên gia, cố vấn, tổ chức phối hợp
thực hiện
- Phạm vi nghiên cứu dự án
- Thời gian
II. Nội dung dự án
1. Lí do hình thành dự án
2. Nhiệm vụ của dự án
3. Điều kiện thực hiện dự án
- Nguồn lực
- Các thiết bị và cơ sở vật chất
- Tài chính
4. Tổ chức thực hiện
- Chia nhóm
- Thực hiện các công việc được giao
- Thu thập số liệu, báo cáo kết quả
- Đánh giá sản phẩm
- Kế hoạch thực hiện theo thời gian
5. Sản phẩm của dự án
- Danh mục các sản phẩm dự kiến
- Tiêu chí đánh giá sản phẩm
III. Phụ lục
- Các tài liệu học tập và tham khảo
- Bài học liên quan đến dự án
- Câu hỏi định hướng người học khi thực
hiện và rút ra những kết luận từ dự án.
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Trịnh Văn Biều và tgk
_____________________________________________________________________________________________________________
11
7.3. Những bài học kinh nghiệm để
dạy học dự án thành công
- Việc phân chia các bước trong dạy
học dự án chỉ có tính tương đối. Trong
thực tế chúng có thể xen kẽ và thâm nhập
lẫn nhau.
- Giáo viên phải phác họa trước các ý
tưởng cơ bản của dự án. Nếu không bám
sát vào mục tiêu dạy học, mục đích của
dự án sẽ mơ hồ và kết quả học tập có thể
bị hiểu sai.
- Hãy để cho nội dung đào tạo định
hướng việc lựa chọn và thiết kế dự án.
Dựa vào mục đích, mục tiêu và chuẩn
kiến thức, kĩ năng; giáo viên sẽ lựa chọn
các bài học cần ưu tiên trong chương
trình. Khi thiết kế dự án, phải chắc chắn
rằng việc lập kế hoạch hành động sẽ giúp
cho người học xác định được mục tiêu
học tập dự kiến.
- Giáo viên nên luôn nhớ rằng mình
là người hướng dẫn và hỗ trợ, không làm
thay mà là tạo điều kiện cho học viên làm
việc.
- Giáo viên cần đặt câu hỏi cho người
học suy nghĩ và thử thách họ. Nên lựa
chọn những câu hỏi định hướng một cách
cẩn thận để người học tiếp thu được
những kiến thức cần thiết trong chương
trình.
- Hãy nhớ kiểm tra những kỹ năng
cần thiết, kiểm tra tư duy của học viên.
Việc kiểm tra và tự kiểm tra, điều chỉnh
cần được thực hiện kịp thời trong tất cả
giai đoạn của dự án.
- Trong suốt dự án, nên tạo nhiều cơ
hội để đánh giá và kiểm soát sự tiến bộ
của học viên. Sau mỗi dự án cần đánh giá
và rút kinh nghiệm nghiêm túc cho lần
sau có kết quả tốt hơn.
8. Đánh giá dự án
8.1. Các yêu cầu bắt buộc phải đạt
được với một dự án
- Dự án phải gắn với nội dung dạy
học của chương trình.
- Dự án phải gắn với thực tiễn đời
sống.
- Thiết kế được các hoạt động (việc
làm) cụ thể cho người học.
- Qua hoạt động của dự án người học
tiếp thu được kiến thức của môn học.
- Có tính khả thi (phù hợp với điều
kiện thực tế và năng lực của người học).
- Có các sản phẩm cụ thể.
8.2. Các tiêu chí đánh giá
Để đánh giá một dự án, có thể dựa
vào 10 tiêu chí trong bảng dưới đây. Mỗi
tiêu chí cho điểm từ 1 đến 5. Dự án đạt
loại tốt khi có tổng điểm từ 40-50; khá:
30-40; đạt: 25-30; không đạt: dưới 25.
Điểm
STT Tiêu chí
1 2 3 4 5
Ghi chú
1 Những kiến thức, kĩ năng thu
được sau dự án
2 Lượng kiến thức gắn với môn học trong dự án
3 Tạo điều kiện cho mọi thành viên tham gia
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Số 28 năm 2011
_____________________________________________________________________________________________________________
12
4 Chỉ rõ những công việc người học cần làm
5 Tính hấp dẫn với người học của dự án
6 Phù hợp với điều kiện thực tế
7 Phù hợp với năng lực của người học
8 Áp dụng công nghệ thông tin
9 Sản phẩm có tính khoa học
10 Sản phẩm có tính thực tiễn, thiết thực
8.3. Một dự án tốt
1. Nhiệm vụ của dự án phù hợp với khả năng thực hiện của người học.
2. Dự án tập trung vào những nội dung học tập quan trọng, cốt lõi của chương trình.
3. Các nhiệm vụ của dự án kích thích được cảm hứng, say mê của người học.
4. Người học được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng để thực hiện công việc có chất
lượng tốt.
5. Phát huy tối đa năng lực cá nhân của người học khi họ đảm nhận những vai
trò khác nhau và hợp tác làm việc trong các nhóm.
6. Dự án phải gắn với đời sống thực tế của người học. Người học có điều kiện
để tiếp xúc với những đối tượng thực tế, các nguồn lực cộng đồng, tham khảo các
chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu.
7. Kết quả của dự án được thể hiện kết tinh trong sản phẩm của người học.
Ngay từ khi triển khai dự án, các kết quả dự kiến phải được làm rõ và luôn được rà soát
nhiều lần.
8. Người học có điều kiện thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua báo cáo và
sản phẩm.
9. Dự án có các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên.
10. Dự án có sự tham gia của công nghệ hiện đại. Người học được tiếp cận với
nhiều công nghệ khác nhau để hỗ trợ việc phát triển kỹ năng tư duy và tạo ra sản phẩm
có chất lượng tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Cường (2006), Một số vấn đề chung về đổi mới PPDH ở trường THPT
– dự án phát triển GDTHPT.
2.
3.
4.
File đính kèm:
- Day hoc du an tu li luan den thuc tien(1).pdf