Dạy cấu tạo số trong môn toán lớp 1

Dạy học các số tự nhiên trong phạm vi 100 là một trọng điểm thể hiện những đổi mới về cấu trúc nội dung (ND) và phương pháp dạy học (PPDH) toán ở lớp 1 của CTTH mới.

1. Mục tiêu: Giúp HS : Đếm, đọc, viết thành thạo các số đến 100. Biết so sánh, sắp xếp các số theo thứ tự xác định. Nhận biết bước đầu về cấu tạo thập phân của một số.

 

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3429 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy cấu tạo số trong môn toán lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạy cấu tạo số trong môn Toán lớp 1 Top of Form Bottom of Form Viết bởi Administrator    Chủ nhật, 11 Tháng 10 2009 17:45 Dạy học các số tự nhiên trong phạm vi 100 là một trọng điểm thể hiện những đổi mới về cấu trúc nội dung (ND) và phương pháp dạy học (PPDH) toán ở lớp 1 của CTTH mới. 1. Mục tiêu: Giúp HS : Đếm, đọc, viết thành thạo các số đến 100. Biết so sánh, sắp xếp các số theo thứ tự xác định. Nhận biết bước đầu về cấu tạo thập phân của một số. 2. Nội dung dạy học: Sau tiết "chuẩn bị để học số" sẽ học lần lượt các số(theo thứ tự phép đếm) từ 1 đến 9; rồi đến số 0, số 10; sau đó là từ 11 đến 19; các số tròn chục; các số có hai chữ số; số 100. 3. Phương pháp dạy học tiến hành cụ thể như sau: a) Hình thành khái niệm - Các số từ 1 đến 5: thông qua việc đếm trực tiếp số lượng của các tập hợp có số đồ vật tương ứng. - Các số từ 6 đến 10: đếm thêm 1 là hoạt động chủ yếu để giới thiệu số mới, theo nghĩa "số liền sau" (ngoại trừ số 0). Chẳng hạn, để hình thành số 6: yêu cầu HS lấy ra 5 hình tam giác; lấy thêm 1 hình tam giác; đếm tất cả số hình tam giác và nói:" Có tất cả 6 hình tam giác". Sau đó để củng cố nhận thức, cho HS quan sát các tranh minh hoạ trong sách (5 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là 6 chấm tròn; 5 con tính thêm 1 con tính là 6 con tính). Qua việc quan sát tranh HS thấy được các tập hợp cùng có số lượng phần tử (là 6) và ghi lại số lượng của các tập hợp đó bằng chữ số 6. - Chú ý đến số 0 : cần làm cho HS thấy được số 0 cũng là một số chỉ số lượng của một tập hợp đặc biệt (không có phần tử nào). Đồng thời số 0 là số bé nhất trong dãy số đang học. - Số chục và các số tròn chục: Gộp 10 que tính rời lại thành 1 bó, từ đó nhận biết được 1 chục. Gộp các bó (1 chục) que tính để hình thành các số tròn chục. Chẳng hạn để hình thành số 30, gộp 3 bó (1 chục) que tính. - Các số có hai chữ số: Gộp các bó que tính và các que rời. Chẳng hạn, để hình thành số 13: gộp 1 bó que tính và 3 que rời; ghi lại số lượng đó bằng hai chữ số 1 và 3; đọc số vừa được hình thành "mười ba". Chú ý hướng dẫn HS đọc các số như: "hai mươi mốt" "năm mươi tư" và "bốn mươi lăm". - Số 100: được coi như số liền sau của 99. b) Đếm, đọc, viết các số đến 100 Tập cho HS đọc số và viết các chữ số đúng dạng, đúng qui trình. Cần hướng dẫn tỉ mỉ, sửa chữa các sai sót như viết ngược số, viết không đúng qui trình. Chú ý tập đếm thành thạo trong phạm vi 100.Thông qua việc tập đếm, HS biết cách xác định đúng số lượng của một tập hợp, từ đó hiểu được nghĩa thực của phép đếm và nắm được thứ tự, vị trí của từng số trong dãy số. c) So sánh, sắp xếp các số theo thứ tự xác định - Cho HS quan sát các tranh vẽ hoặc thao tác trên các mẫu vật để nhận biết thứ tự của các số; số liền trước, số liền sau; và cách so sánh các số. d) Nhận biết bước đầu về cấu tạo thập phân; giá trị vị trí của các chữ số. - Thông qua các hoạt động trực quan để nhận biết về các số chục và số đơn vị trong cấu tạo thập phân của các số có hai chữ số. Sử dụng cấu tạo thập phân của số và gía trị theo vị trí của các chữ số để so sánh các số có hai chữ số, để phân biệt sự khác nhau của từng cặp số trong các trường hợp như: 62 và 68; 36 và 56; 89 và 90. 4. Các dạng bài tập thường sử dụng trong dạy học số: a) Hình thành khái niệm số. Đếm, đọc, viết các số đến 100 - Dạng bài tập về đếm, đọc, viết và cấu tạo của các số - Xác định số lượng của một nhóm đồ vật: + Đếm số lượng đồ vật rồi điền số tương ứng vào ô trống + Nối nhóm đồ vật với số chỉ số lượng thích hợp + Đếm số hình, số đoạn thẳng, số chấm tròn... - Cho một số nào đó, hãy tìm số lượng các đồ vật tương ứng. Chẳng hạn khoanh tròn vào số đồ vật tương ứng hoặc vẽ thêm số chấm tròn hoặc tìm ví dụ về tập hợp các đồ vật ở xung quanh có số lượng là số đang học. b) Về thứ tự và so sánh các số - Đếm và đọc ngược lại một dãy số cho trước - Đếm số lượng, viết số chỉ tương ứng, sau đó xác định thứ tự của số vừa viết - Điền số vào các vạch trên tia số - Xác định số lớn nhất và số bé nhất trong một tập hợp số - Xếp các số theo thứ tự nhất định (từ bé đến lớn và ngược lại) - Cho 2 số, nêu kết qủa so sánh bằng cách "nói' hoặc điền dấu so sánh thích hợp vào ô trống giữa 2 số. Chẳng hạn: 2 ∠ 5; 63 ∠ 36 - Tìm một số hoặc vài số trong quan hệ so sánh. Chẳng hạn, điền số vào ô trống: ∠ 9; 3 < ∠ < 5 - Tính rồi điền dấu so sánh vào ô trống. Chẳng hạn: 2 + 3 ∠ 4; 15 ∠10 + 4 c) Về cấu tạo thập phân của số và giá trị vị trí của các chữ số. - Nhận biết số chục và số đơn vị trong một số có hai chữ số. Phân tích số có hai chữ số thành số chục và số đơn vị; gộp số chục và số đơn vị thành số có hai chữ số. Đỗ Tiến Đạt - Phạm Thanh Tâm (Viện KHGD)

File đính kèm:

  • docDay cau tao so trong mon Toan lop 1.doc
Giáo án liên quan