Đạo đức và phương pháp dạy học môn đạo đức ở tiểu học

CÂU HỎI THẢO LUẬN CHƯƠNG I

 Câu 1: Anh (chị) trình bày quan niệm của mình về Thiện_ Ác, đánh giá lại một vài hành vi đặc biệt trong quan hệ của bạn đối với người khác?

 Thiện: một trong những giá trị đạo đức nổi bật của con người, của cuộc sống cộng đồng, là sự biểu hiện cái tốt đẹp, lòng nhân ái, thể hiện những lợi ích cá nhân phù hợp với sự tiến bộ xã hội. Bản thân cái thiện mang tính sáng tạo nó đòi hỏi con người trong hoạt động thực tiễn đạo đức phải tư duy, phải lựa chọn, động cơ đấu tranh để định hướng đúng hành vi theo yêu cầu chuẩn mực xã hội.

 Ác: cái đáng ghê tởm, cần gạt ra khỏi đời sống cá nhân và xã hội. Tuy nhiên cái ác không phải là cái đối lập tuyệt đối của cái thiện, chúng có tính lịch sử và bổ sung cho nhau. Đôi khi có những việc là thiện đối với người này nhưng ác với người khác.

 

doc10 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 7093 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đạo đức và phương pháp dạy học môn đạo đức ở tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Chữ hạnh: ngoài những đức tính thuỷ chung nết na,. Thì ngày nay còn phải là 1 công dân tốt, biết ước mơ, hoài bão, sống có trách nhiệm với công đồng và xã hội Câu 6: Hãy kể những tấm gương hiếu thảo mà anh (chị) đã biết, gặp, thấy,.. * Gương hiếu thảo-Bé trai 5 tuổi hằng ngày chăm sóc người mẹ bị ung thư Cô giáo Võ Thị Mến người ấp Ninh Lộc, xã Ninh Sơn, thị xã Tây Ninh dạy ở trường THCS Nguyễn Tri Phương tại thị xã. Do hoàn cảnh nghèo khó nên mãi đến năm 40 tuổi cô giáo Mến mới tìm cho mình được hạnh phúc với một người đàn ông góa vợ. Một năm sau (năm 2004), bé Mai Xuân Trường chào đời. Thằng bé kháu khỉnh và giống cha như đúc. Lúc ấy cô nghĩ thật là may mắn đã tìm được hạnh phúc mà ai cũng ước mơ. Nhưng thật éo le, niềm hạnh phúc đó không kéo dài được lâu. Khi bé Trường được hơn 2 tuổi cũng là lúc cô Mến phát hiện mình mang căn bệnh hiểm nghèo. Năm 2006, cô Mến thấy ngực mình đau buốt, chạy chữa khắp nơi nhưng cũng không tìm ra bệnh. Đến khi xuống bệnh viện ở TPHCM mới phát giác bị ung thư ngực đã di căn. Còn đang bàng hoàng đau đớn, cô chịu thêm một niềm đau còn lớn hơn: người chồng lẳng lặng bỏ đi không một lời từ biệt.  Mẹ bệnh, cha bỏ đi, bé Trường thua thiệt đủ đường. Một năm nay, khi căn bệnh của mẹ trở nên trầm trọng, không thể đi lại, thì tất cả công việc trong nhà đều do một tay bé. Ngày qua ngày, Trường dần quen với công việc nhà và trở thành trụ cột của gia đình khi chưa tròn 5 tuổi. Khi được hỏi Trường thường làm gì giúp mẹ, bé nhanh nhẩu trả lời: “Con biết vo gạo, nấu cơm, nhiều thứ lắm”. Người nhỏ xíu, mỗi lần bắc cơm chú bé phải trèo lên chiếc ghế rồi mới với tay tới chỗ cắm điện. Cô Mến thấy con nhỏ tiếp xúc với điện nguy hiểm nhưng cũng đành nhìn con mà thở dài vì cô không thể ngồi dậy được. Cậu bé 5 tuổi này mấy năm nay đều tự chăm lo cho bản thân mình: tự tắm rửa, tự ăn, tự chơi, tự học. Nhìn chúng bạn được ba mẹ đón đưa, được chơi đủ trò trong trưa nắng, Trường thèm lắm nhưng không dám đi chơi xa, chỉ quẩn quanh bên mẹ. Nó còn phải ở nhà xoa dầu, bóp tay cho mẹ đỡ đau. “Thầy thuốc nhỏ” này còn thuộc nằm lòng những bài thuốc dân gian sắc cho mẹ. Chưa ý thức được mức độ hiểm nghèo của căn bệnh mà mẹ đang mang, Trường chỉ nghĩ “có thuốc cho mẹ uống là khỏi bệnh” nên hằng ngày, khi dì rảnh, Trường lại nhờ dì dắt đi tìm lá thuốc. Cô Mến nói, “Tội cho cháu nhất là những khi Tết hoặc Trung thu, nhìn những đứa trẻ khác được bố mẹ chở đi chơi, mua quà mà cháu chỉ biết nhìn theo các bạn thèm thuồng..” Bệnh phát càng nặng, cơn đau dồn dập, chi phí thuốc men tốn kém vô cùng. Cả tháng lương giáo viên không đủ chi cho một lần xuống thành phố trị bệnh. Khối u di căn gây lở loét nên cô đành phải nghỉ dạy. Mười tám năm đứng trên bục giảng, biết bao thế hệ học trò qua lớp của cô. Suốt 18 năm đi dạy, cô Mến luôn được xếp loại lao động giỏi. Thật đáng tiếc, nếu cô dạy thêm 2 năm nữa thì có lẽ nay đã nhận được giấy chứng nhận nhà giáo ưu tú với 20 năm cống hiến rồi. Hiện nay cô vẫn chưa nhận được giải quyết chế độ nghỉ hưu sớm. * Cô bé 13 tuổi chăm sóc mẹ và các em Nhà Lan rất nghèo, Lan là chị cả trong gia đình, lúc Lan 10 tuổi. Sau khi mẹ Lan sinh người con thứ 3 thì bà bị bệnh trầm cảm, để chữa bệnh cho me bố Lan phải bán đất, trâu, lúa để đưa mẹ Lan lên TP trị bênh Sau thời gian trị bệnh, tiền cũng hết nhưng bệnh của mẹ Lan không thuyên giảm nên bố đem về nhà. Bố để lại các con ở nhà chăm sóc mẹ và ông trở ra thành phố để làm thuê. Bố vắng nhà mà mẹ bệnh và các em còn nhỏ nên Lan vừa phải chăm sóc mẹ và các em, lúc này Lan mới 13 tuổi nhưng Lan phải lo mọi việc trong gia đình. Sáng Lan phải dậy sớm để làm công việc nhà như quét nhà, dọn dẹp, giặt đồ, làm xong thì em đến trường để học. Trưa Lan về cho mẹ và các em ăn xong, Lan đạp chiếc xe đạp cũ kĩ đến quán cơm để rửa bát thuê kiếm từng đồng tiền ít ỏi để mua thuốc và gạo. Tối sau khi tắm xong dỗ dành cho em ngủ Lan mới có thời gian học bài, khó khắn nhất là khi cho me uống thuốc có lần mẹ phun cả ngụm thuốc vào mặt em, em nhìn mẹ và khóc nhưng lòng em thương mẹ nhiều hơn tuổi. Mỗi tháng bố gửi về gần 1 triệu để lo tiền thuốc và lo cho các em. Những lúc bố gửi tiền về không kịp Lan và em mình phải ăn cháu để sống qua ngày, nhưng Lan vẫn dùng số tiền ít ỏi đê mua thuốc cho mẹ. Theo thời gian bệnh của mẹ Lan cũng thuyên giảm phần nào, lúc tỉnh mẹ Lan cũng giúp Lan nấu cơm nhưng cơm sống nhiều hơn chin. Cuộc sống khó khăn nhưng Lan vẫn cố gắn đi học để mong thực hiện được ước mơ là thành cô giáo hay bác sĩ, em nói dó chỉ ước mơ nhưng em vẫn không chịu buôn xuôi tất cả vì tình thương của bố, bổn phạn làm con Lan phải tận dụng tát cả thời gian để lo cho gia đình. Trong một đợt tuyên dương của xã Lan đã vinh dự nhận bằng khen trong buổi trao giải em nghẹn ngào nói: “Đã là con thì phải hiếu thảo với cha mẹ, dẫu khó khăn cực nhọc cũng chịu, chỉ mong gia đình được sum vầy bên nhau, để có điều kiện tiếp tục đi học”. Những người con hiếu thảo như Lan là tấm gương sang cho tinh thần sống đẹp, sống có ích trong xã hội còn nhiều tệ nạn như xã hội ngày nay. Với tấm lòng hiếu thảo của Lan thì nếu có người nào đó đứng ra lo mọi chi phí cho em ăn học thì em có thể thực hiện được ước mơ trong sáng của em. Câu 7: Vì sao trong xã hội ngày nay lại quan tâm đặc biệt đến vấn đề đạo đức học tập? Liên hệ bản thân? Vì: Đạo đức là một nhân tố quan trọng của nhân cách và được xem là khái niệm luân thường đạo lý của của con người, nó thuộc về vấn đề đánh giá tốt/xấu, đúng/sai, lành/ác, hiền/dữ, v.v. trong phạm vi: lương tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt mà đôi lúc còn được gọi là giá trị đạo đức. Đạo đức gắn liền với văn hóa, chủ nghĩa nhân văn, triết học và luật pháp của một xã hội. Hay nói một cách dễ hiểu, đạo đức là những khuynh hướng tốt trong tâm hồn con người, mà những khuynh hướng đó tạo nên những lời nói, hành vi bên ngoài phù hợp với những quy tắc xử sự của cộng đồng, xã hội khiến cho mọi người chung quanh được an vui, lợi ích và chuyển hóa. Có thể nói đạo đức là cái tốt, cái đúng ở bên trong con người được biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, hành vi. Đạo đức là gốc bên trong được chuyển hóa thành lời nói và hành vi tốt đẹp bên ngoài. Tức là con người phải có nhận thức đúng, tốt về sự vật hiện tượng và từ đó có lời nói, hành vi tốt đẹp, đúng đắn với sự vật hiện tượng. Để có được nhận thức đúng cần phải có giáo dục. Đạo đức con người không phải có sẵn mà phải được giáo dục. "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên" (Hồ Chí Minh). Giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng phải được thực hiện ngay từ lúc nhỏ, từ lứa tuổi tiểu học . Giáo dục hiện đại đề cao dân chủ, vì dân chủ là một đặc tính của thời đại, dân chủ trong nhà trường là việc cả người lớn và trẻ nhỏ. Cả thầy và trò cùng nhau thiết kế nên những mục tiêu của giáo dục dựa trên những kinh nghiệm hiện tại của trò, và cùng nhau hướng về một hướng mà cả thầy và trò là những tác nhân chủ động xây dựng nên, chứ không phải chịu sự áp đặt của những người từ bên trên, bên ngoài nhà trường. Mục đích của giáo dục là làm cho trẻ nhỏ tự chủ, phát triển tối đa trí thông minh, khả năng phán đoán, khả năng tư duy độc lập và phản biện. Đây là những phương tiện quan trọng để các em tự tạo ra kiến thức cho mình, tạo ra thói quen tự học không phải chỉ trong nhà trường mà suốt đời. Tự chủ trong việc học tập sẽ tạo thành tập tính nơi học sinh khi trưởng thành. Người công dân tương lai sẽ có đủ khả năng làm chủ chính mình, làm chủ cuộc sống của mình, có khả năng tự thay đổi, biết phát hiện và có khả năng giải quyết, khắc phục những khó khăn - những vấn đề do cuộc sống đặt ra cho cho mình, cũng như cho môi trường sống xung quanh. * Liên hệ bản thân: Là người giáo viên trong tương lai, chúng em cần rèn những phẩm chất cơ bản của người giáo viên Tiểu Học cần có, ngoài tiết dạy trên lớp phải quan tâm tới hoạt động ngoại khóa, bạn bè, cuộc sống ngoài xã hội của học trò, phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, kịp thời nắm bắt diễn biến tình cảm, tư tưởng của học sinh, sinh viên. Người thầy không chỉ quản lý học sinh trong giờ học, mà phải quản lí chặt học sinh do mình chủ nhiệm, phụ trách khi các em về nhà và hành vi của các em ngoài xã hội. Quan tâm gần gủi với HS để tránh sự vô tâm của mình làm cho quan hệ giữa thầy và trò có cả một khoảng cách lạnh lùng, trò không hiểu thầy, thầy không hiểu trò. Đã không hiểu nhau thì cộng tác với nhau khó đem lại hiệu quả tốt. Ở ngành khác, người ta có thể mặc quần jean, áo thun khi đi làm nhưng người giáo viên không thể mặt chiếc quần jean bạc trắng đứng trước học sinh thao thao giảng về cái đẹp trong ăn mặc. Thầy không thể vừa hút thuốc, vừa giảng bài. Thầy phải biết giữ mình, tránh xa mọi cám dỗ tầm thường, giữ cho tâm hồn trong sáng, mọi hành vi phải nâng lên thành văn hóa trong đối nhân xử thế, từ việc nhỏ nhất đến việc lớn nhất. Chúng ta đều biết rằng, tuổi học trò luôn có tâm hồn trong trắng, ngây thơ, các em là những mầm non, tương lai của đất nước. Giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ là một chiến lược quan trọng của quốc gia. Đó thật sự là một việc làm vừa hợp ý Đảng và Nhà nước lại vừa hợp lòng dân, mà trọng trách lớn được đặt trên vai những nhà giáo. Vì vậy, thầy cô giáo chính là tấm gương để học sinh soi vào. Khi tấm gương ấy thực trong sáng, thì những tiêu cực sẽ hạn chế và sớm bị loại trừ. Chính vì vậy, chúng ta hãy nâng cao phẩm chất đạo đức của nhà giáo theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mỗi một người giáo viên phải hiểu, thấm nhuần tư tưởng và đạo đức của Bác Hồ về giáo dục; mỗi người phải không ngừng rèn luyện để hoàn thiện lối sống, nhân cách của mình; sống có tấm lòng nhân ái, làm việc có trách nhiệm với chính mình và xã hội. Hơn bao giờ hết, chúng ta cần xây dựng được đội ngũ những người làm công tác giáo dục có đầy đủ phẩm chất, năng lực, vừa “hồng”, vừa “chuyên” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy. Điều này không những để khẳng định tri thức, trình độ phát triển giáo dục của dân tộc, mà còn góp phần quan trọng cho thắng lợi của công cuộc hội nhập quốc tế, xây dựng và phát triển đất nước hôm nay.

File đính kèm:

  • docPP DH Đạo Đức.doc