Đánh giá và sử dụng cán bộ cấp cơ sở

việc hệ trọng, là khâu mở đầu có ý nghĩa quyết định trong công tác cán bộ, là cơ sở để lựa chọn, bố trí sử dụng, đề bạt bổ nhệm và thực hiện chính sách cán bộ. đánh giá đúng cán bộ sẽ phát huy được tiềm năng của từng cán bộ và của cả đội ngũ cán bộ. Đánh giá không đúng sẽ dẫn đến bố trí, sử dụng đề bạt, bổ nhiệm sai gây ảnh hưỡng không tốt cho địa phương, cơ quan đơn vị.

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 4941 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá và sử dụng cán bộ cấp cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chữ ký của người đứng đầu hoặc của một thành viên lãnh đạo và đứng đầu cơ quan đơn vị đó; được lưu vào hồ sơ cán bộ theo chế độ tài liệu mật. - Tât cả các văn bản về nhận xét, đánh giá cán bộ; kết luận của cơ quan kiểm tra, thanh tra phải gửi cho cơ quan quản lý cán bộ để lưu hồ sơ theo quy định phân cấp quản lý. II. SỬ DỤNG CÁN BỘ: Bổ nhiệm cán bộ: a.Khái niệm bổ nhiệm cán bộ:“bổ nhiệm cán bộ, là quyết định cử cán bộ giữ một chức vụ lãnh đạo trong bộ máy tổ chức, thực chất là giao trách nhiệm, quyền hạn cho cán bộ lãnh đạo một ban, một ngành, một cơ quan đơn vị…đây là khâu quyết định trong công tác cán bộ”. *Ba đặc trưng quan trọng của khâu bổ nhiệm cán bộ: - Thứ I, bổ nhiệm là quyết định cử người cán bộ giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ cấu tổ chức. - Thứ 2, những cán bộ được bổ nhiệm lên vị trí mới được trao trách nhiệm và quyền hạn tương xứng. Bổ nhiệm cán bộ là quyết định trao cho cán bộ đó 1 quyền hạn trong cơ cấu tổ chức và đòi hỏi cán bộ đó phải phát huy trách nhiệm cá nhân tương xứng với quyền hạn được giao. - Thư 3, bổ nhiệm cán bộ giữ vai trò quyết định trong công tác cán bộ. Độ 9 xác của việc bổ nhiệm cán bộ thể hiện chất lượng hiệu quả của công tác quản lý, bổ nhiệm sai trái cán bộ sẽ làm cho tổ chức trì trệ nội bộ mất đoàn kết nhiệm vụ bê trễ khó hoàn thành. *Những trường hợp cần bổ nhiệm cán bộ: - bổ nhiệm cán bộ khi có sự thay đổi tổ chức hoặc thay đổi các chức danh lãnh đạo,quản lý trong tổ chức. - những chức danh lãnh đạo quản lý còn thiếu cần bổ nhiệm cho đủ. - thực hiện quy hoạch sắp xếp cán bộ chủ trì, bảo đảm cho đội ngũ phát triển liên tục, kế tiếp nhau theo hướng dự định. - rà xét, phát hiện những cán bộ được sử dụng không phù hợp cần điều chỉnh. - Bổ nhiệm lại cán bộ khi hết thời hạn bổ nhiệm lần đầu. b. Nguyên tắc bổ nhiệm cán bộ: - Một là, Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ. - hai là, cấp ủy, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định một cách dân chủ trên cơ sở phát huy đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên, nhất là của người đứng dầu cơ quan đơn vị. - ba là, phải xuất phát từ yêu cầu , nhiệm vụ của cơ quan đơn vị, phải căn cứ vào phẩm chất, đạo đức năng lực và sở trường của cán bộ. - Bốn là, đảm bảo sự ổn định kế thứa và phát triển của đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chức cơ quan đơn vị. c. Trách nhiệm và thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ: - Người đứng đầu, các thành viên cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan đơn vị đề xuất nhân sự và nhận xét đánh giá cán bộ được đề xuất. - tập thể cấp ủy, tổ chức đảng lãnh đạo cơ quan đơn vị thảo luận, nhận xét đánh giá cán bộ, quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. - cá nhân, tập thể đề nghị bổ nhiệm cán bộ phải chịu trách nhiệm về đề nghị của mình. - trường hợp người đứng đầu cơ quan đơn vị và tập thể lãnh đạo có ý kiến khác nhau thì báo cáo đầy đủ lên cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. d. Thời hạn bổ nhiệm cán bộ: Nghị quyêt hội nghị lần thứ ba BCHTW khóa VIII đã quy địh chế độ bổ nhiệm cán bộ như sau: “ thực hiện chế độ bổ nhiệm có thời hạn. Hết thời hạn giữ chức vụ, cấp có thẩm quyền căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ và yêu cầu công tác để xem xét quyết định có tiếp tục bổ nhiệm cán bộ giữ chức vụ đó nữa hay không”. - Thời hạn mỗi nhiệm kỳ giữ chức vụ là 5 năm đối với cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp trưởng, cấp phó ở cơ quan đơn vị. - Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm chức vụ dưới 5 năm đối với một số chức vụ đặc thù theo quy định riêng đ. Điều kiện bổ nhiệm: - Bảo đảm tiêu chuẩn chung của cán bộ quy định tại nghị quyết hội nghị lần thứ 3 BCHTW khóa VIII và tiêu chuẩn cụ thể của các chức danh bổ nhiệm. - Có đầy đủ hồ sơ cá nhân, lý lịch được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh rõ ràng. - tuổi bổ nhiệm: cán bộ các cơ quan trong hệ thống chính trị được đề nghị bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý lần đầu nói chung cần đủ tuổi để công tác được trọn một nhiệm kỳ. - có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao. - cán bộ bị kỹ luật từ khiển trách trở lên thì không được bổ nhiệm vào các chức danh cao hơn trong thời gian ít nhất 1 năm kể từ khi có quyết định kỹ luật. - Khi cần thiết, cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm gặp , trao đổi ý kiến với nhân sự trước khi quyết định giao cho cán bộ, ngành, địa phương. e. Quy trình bổ nhiệm cán bộ: - Người đứng dầu và các thành viên trong ban lãnh đạo tổ chức đảng và người đứng đầu cơ quan đơn vị đề xuất nhân sự dự kiến bổ nhiệm. - Tổ chức lấy ý kiến cán bộ, công chức trong cơ quan đơn vị công tác. + Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm và lấy ý kiến. + nêu mục đích yêu cầu đánh giá tín nhiệm của quần chúng về nhân sự dự kiến bổ nhiệm. + công bố tiêu chuẩn cán bộ cần bổ nhiệm. + lập danh sách và bỏ phiếu kín. - Tập thể lãnh đạo xem xét, quyết định bổ nhiệm hoặc trình lên cấp trên bổ nhiệm theo quy định phân cấp quản lý cán bộ. 2. Điều động, luân chuyển cán bộ: a. Bản chất, vai trò cảu điều động cán bộ: - B.chất của điều động c.bộ:Đ.động là 1 khái niệm được hiểu tương đối thống nhất trong các từ điển tiếng việt và văn bản chỉ đạo thực tiễn của đảng và NN ta. Điều động cán bộ là hoạt động của cơ quan quản lý cán bộ làm thay đổi vị trí công tác của một hoặc nhiều cán bộ từ cơ quan, đơn vị này đến cơ quan đơn vị khác nhằm thực hiện những mục tiêu về tổ chức và cán bộ. *Quan niệm nêu trên về điều động cán bộ cần làm rõ một số nội dung sau: Thứ 1, chủ thể của hoạt động điều động cán bộ là cơ quan quản lý cán bộ các cấp của đảng. Thư 2, Nội dung của điều động cán bộ là chuyển vị trí công tác của cán bộ từ cơ quan đơn vị này đến hoạt động ở cơ quan đơn vị khác, có vị trí tương đương hoặc khác với vị trí công tác cũ. Thứ 3, mục đích chủ yếu của điều động cán bộ là sắp xếp lại tổ chức và đội hình cán bộ cho hợp lý hơn, bảo đảm hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ được giao. - Vai trò của điều động cán bộ: Điều động cán bộ có vai trò quan trọng trong xây dựng các tổ chức thông qua việc sắp xếp, điều chỉnh và lập thành tổ chức mới, cũng như góp phần phát huy tốt khả năng của cán bộ trên các cương vị công tác được giao. Một là, điều động cán bộ là biện pháp chủ yếu để lập thành tổ chức mới, sắp xếp, điều chỉnh các tổ chức hiện có cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Hai là, điểu động là biện pháp góp phần phát huy tốt nhất khả năng của cán bộ trên các cương vị công tác được giao. Ba là, điều động cán bộ làm cho tổ chức được nâng lên về chất lượng. b. Bản chất, vai trò của luân chuyển cán bộ: NQ số 11/NQ-TW ngày 25.1.2002 của Bộ 9 trị đã chỉ rõ: Luân chuyển cán bộ là tạo nên 1 trong những bước đột phá góp phần đổi mới sâu sắc công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý…Như vậy luân chuyển cán bộ là khâu quan trọng có ý nghĩa đột phá trong công tác cán bộ của đảng ta đòi hỏi các cấp ủy đảng các cơ quan tham mưu và đội ngũ cán bộ đảng viên của đảng phải nắm vững để thực hiện cho tốt. - Bản chất của luân chuyển cán bộ: + Quan niệm về luân chuyển cán bộ: Luân chuyển cán bộ:là họat động chuyển đổi lần lượt vị trí công tác của cán bộ trong cơ cấu tổ chức theo những vòng khâu, có tính lặp lại, nhằm đạt tới những mục tiêu về lãnh đạo, quản lý của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ. Thứ nhất, luân chuyển là lần lượt thay đổi vị trí công tác của đội ngũ cán bộ hiện có. Do thay đổi cương vị công tác nên làm thay đổi không gian sống và hoạt động thay đổi các mqh XH thay đổi quyền hạn trách nhiệm và nghĩa vụ cụ thể của người cán bộ trong tổ chức và trong XH. Do thay đổi cán bộ chủ chốt cán bộ lãnh đạo quản lý ở các tổ chức nên tổ chức được thường xuyên đổi mới, cán bộ thường đem lại những dấu ấn mới lên tổ chức của mình. Do thay đổi cán bộ đổi mới tổ chức nên khắc phục được tình trạng khép kín cục bộ địa phương phe cánh trong đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ. Thứ 2, luân chuyển là sự chuyển đổi vị trí công tác có tính lần lượtc phổ biến và bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý. Thứ 3, luân chuyển là sự thay dổi vị trí công tác theo những vòng khâu của quá trình phát triển. Thứ 4, luân chuyển cán bộ là sự thay đổi vị trí công tác của người cán bộ dựa trên 1 quy hoạch tổng thể do cấp quản lý cán bộ chủ động tiến hành. Thứ 5, luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý hướng tới những mục tiêu rõ ràng cụ thể. -Vai trò của luân chuyển cán bộ: 1 là, khâu đột phá trong hàng loạt khâu công tác cán bộ quan trọng của đảng nhằm những mục tiêu cụ thể: sd có hiệu quả và đào tạo đồng đều trong toàn đội ngũ cán bộ, tiếp thu nhiều kinh nghiệm học hỏi thêm nhiều kiến thức trong lỉnh vực công tác được giao. 2 là, những cán bộ dưới quyền ở nhiều cơ quan đơn vị công tác khác nhau cũng học tập được những phẩm chất tốt đẹp ở nhiều người lãnh đạo quản lý của mình. 3 là, bồi dưỡng rèn luyện thử thách cán bộ trong thực tiễn. 4 là, luân chuyển nhằm khắc phục tình trạng khép kín cục bộ trong công tác cán bộ. 5 là, luân chuyển nhằm đổi mới sâu sắc công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý. c./ Phạm vi, quy trình điều động, luân chuyển cán bộ: -Phạm vi điều dộng luân chuyển: không giới hạn phạm vi điều động luân chuyển, có thể luân chuyển cán bộ từ địa phương này sang địa phương khác từ ngành này sang ngành khác. -Thẩm quyền điều động luân chuyển: Thuộc về cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ do bộ 9 trị và cấp ủy cấp trên quy định theo phân cấp quản lý. - Quy trình điều động luân chuyển cán bộ: Bước 1: xd kế hoạch biện pháp điều động luân chuyển cán bộ với những nd: lập danh sách cán bộ cần điều động luân chuyển. Xác định rõ chức vụ của cán bộ ở nơi công tác mới. Chỉ rõ những biện pháp thực hiện đều động luân chuyển. Lãnh đạo cấp có thẫm quyền gặp gỡ cán bộ dự kiến điều động nói rõ m.đích sự cần thiết của việc điều động luân chuyển để nghe cán bộ phát biểu đề xuất ý kiến. Trao đổi với cơ quan nơi cán bộ đi và đến. Bước 2: Tổ chức hội nghị cấp ủy tổ chức đảng xem xét thảo luận và quyết định kế hoạch điều động l chuyển cán bộ. Bước 3: Tổ chức thực hiệnquye6t1 định điều động luân chuyển cán bộ./.

File đính kèm:

  • docBAI 7 MON KNQL.doc
Giáo án liên quan