- Giáo viên thấy rõ ưu điểm của sách giáo khoa mới, tầm quan trọng của chương trình sách giáo khoa tiểu học với mục tiêu, yêu cầu giáo dục trong thời kì đổi mới.
- Đội ngũ giáo viên trong tổ gồm các đồng chí đã nhiều năm dạy ở khối lớp, có kinh nghiệm giảng dạy, thuận tiện cho việc tiếp thu chương trình sách giáo khoa tiểu học.
- Được sự ủng hộ của cha mẹ học sinh (chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, sách vở theo chương trình sách giáo khoa mới) tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy - học của giáo viên và học sinh.
6 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1526 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá năm năm triển khai thực hiện chương trình sách giáo khoa tiểu học năm học 2006 - 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục thị xã Cẩm Phả
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trường tiểu học Cẩm Thuỷ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
=====****=====
Đánh giá năm năm triển khai thực hiện chương trình sách giáo khoa tiểu học
năm học 2006 - 2007
Tổ 1 - 2 -3
A. Thuận lợi, khó khăn và những giải pháp cụ thể trong quá trình triển khai
1. Thuận lợi:
- Giáo viên thấy rõ ưu điểm của sách giáo khoa mới, tầm quan trọng của chương trình sách giáo khoa tiểu học với mục tiêu, yêu cầu giáo dục trong thời kì đổi mới.
- Đội ngũ giáo viên trong tổ gồm các đồng chí đã nhiều năm dạy ở khối lớp, có kinh nghiệm giảng dạy, thuận tiện cho việc tiếp thu chương trình sách giáo khoa tiểu học.
- Được sự ủng hộ của cha mẹ học sinh (chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, sách vở… theo chương trình sách giáo khoa mới) tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy - học của giáo viên và học sinh.
- Trường có đủ phòng học, đủ bàn ghế, ánh sáng đảm bảo tạo môi trường học tập tương đối tốt cho học sinh.
2. Khó khăn:
- Kiểu thiết kế phòng học, kiểu bàn ghế ngồi học sinh hầu hết là kiểu thiết kế cho lớp học với chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy - học cũ (phòng hẹp, bàn ghế 4 chỗ ngồi, ngăn bàn chỉ vừa đủ chỗ chứa cặp sách cho học sinh), gây khó khăn cho việc di chuyển, xê dịch của học sinh khi tổ chức hoạt động nhóm. Lớp học phải có thêm tủ để chứa đồ dùng học tập cho học sinh. Khi chuyển tiết, nhất là môn toán, giáo viên mất thời gian để phát bộ đồ dùng học tập cho từng học sinh. Mặt bàn hẹp, gây ra sự xáo trộn khi học sinh sử dụng đồ dùng cũng như sách vở để thực hiện tiết học.
3. Những giải pháp cụ thể đã được thực hiện:
- Tập huấn bồi dưỡng giáo viên dạy các lớp thay sách:
Thời gian: hè có điều kiện tập trung giáo viên, không ảnh hưởng tới hoạt động dạy - học.
Hình thức học: tập trung theo cụm trường. Chia hai đợt. Đợt 1 dành nhiều thời gian hơn cho đối tượng giáo viên dạy lớp thay sách. Đợt 2 cho giáo viên các khối lớp khác.
Phương pháp: giảng viên thuyết trình nội dung, phương pháp. Giáo viên thực hành soạn giảng minh hoạ, thu hoạch.
- Tổ chức các chuyên đề trong năm học từ trường, cấp cụm trường, cấp thị, rồi đến cấp tỉnh. Tạo điều kiện cho giáo viên thể hiện những thu hoạch trong quá trình bồi dưỡng, học hỏi lẫn nhau, vỡ vạc thêm hoặc khắc sâu về nội dung, phương pháp dạy - học theo chương trình sách giáo khoa mới.
- Kết hợp triển khai học theo tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học chu kì III để hỗ trợ chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên mới ở tiểu học.
B. Kết quả
1. Kết quả dạy - học của giáo viên và học sinh.
- Giáo viên nhìn chung đã nắm được các phương pháp dạy - học mới, tích cực tự học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Qua các đợt thao giảng trong năm, có nhiều tiết được xếp loại khá, giỏi. Nhiều giáo viên đã biết kết hợp các phương pháp dạy - học một cách nhuần nhuyễn, thủ pháp sư phạm hợp lí, tạo hiệu quả cao cho tiết dạy.
Tuy nhiên, do những điều kiện khó khăn về cơ sở vật chất (đã nêu ở trên) nên trong quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm, một số giáo viên còn tỏ ra vụng về khi chia nhóm, giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động nhóm, khiến hoạt động này đôi khi chưa phát huy hết vai trò trong kế hoạch bài dạy.
- Học sinh tiếp thu và thực hành tốt theo nội dung chương trình sách giáo khoa mới, hứng thú, chủ động, tích cực học tập, chiếm lĩnh kiến thức, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp và thể hiện bản thân.
2. Chương trình sách giáo khoa và sách giáo viên
* Nội dung chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên mới có nhiều ưu điểm:
- Về nội dung chương trình:
Tinh giản những nội dung chiếm nhiều thời lượng, bổ sung những nội dung cập nhật với cuộc sống hiệnt tại. Kết cấu nội dung các môn học và hoạt động theo hướng tích hợp để tránh quá tải cho học sinh mà vẫn đảm bảo dạy được nhiều nội dung thiết yếu.
Tăng cường các nội dung thực hành vận dụng, nhiều nội dung được trình bày dưới dạng các hoạt động nhằm thể hiện sự đổi mới phương pháp dạy - học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh.
- Về sách giáo khoa: chất liệu giấy tốt, chữ in rõ ràng, tranh ảnh phong phú, màu sắc đẹp. Kênh hình trong sách giáo khoa mới tăng so với sách cũ tạo sự thích thú, cuốn hút học sinh vào bài học. Nội dung bài học được trình bày trong sách giáo khoa ở dạng thực hành, các thông tin được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau, nhiều dạng khác nhau, do vậy có nhiều mối liên hệ chặt chẽ hơn với các tài liệu dạy - học khác, với thiết bị dạy - học và môi trường học tập.
- Về sách giáo viên: là những gợi ý về cách tổ chức cho học sinh hoạt động, cách đánh giá, sử dụng thiết bị. Vì thế giáo viên có cơ hội vận linh hoạt và sáng tạo tuỳ theo điều kiện cụ thể của lớp. Sách giáo viên còn là một tài liệu nguồn, đã cung cấp được cho giáo viên những kiến thức khoa học cơ sở cần được bổ túc để tổ chức các hoạt động dạy - học…
* Một số nhược điểm của sách giáo viên và sách giáo khoa mới.
Qua quá trình thực dạy, ở lớp 2 thấy rằng: trong môn Tiếng Việt, sách giáo viên cần thêm phần giới thiệu về những lời chim muông được nói tới trong mỗi bài ở chủ điểm Chim chóc, Muông thú vì không phải địa phương nào, giáo viên nào cũng biết rõ về những loài được nêu ra trong bài học.
VD: Bài "Vè chim" (Tiếng Việt 2 - Tập 2 - trang 28). Rất nhiều loài chim được nhắc đến như: liếu điếu, khách, chìa vôi….
Có thể mục tiêu bài học chỉ yêu cầu học sinh nhớ được tên, đặc điểm (được nói tới tròn bài) song trong tình huống học sinh hỏi: "Cô ơi, chim liếu điếu là chim gì? Nó như thế nào?" nhiều cô giáo sẽ lúng túng dẫn đến bài học kém hấp dẫn, thiếu thuyết phục.
Trong môn Toán, cùng với sách giáo khoa mới là bộ vở bài tập (tập 1, 2). Vở bài tập là phiếu bài tập, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho học sinh thực hành kiến thức sách giáo khoa. Theo chỉ đạo, sách giáo khoa là "pháp lệnh", vì vậy, phần thực hành ở mỗi tiết học Toán cần đảm bảo cho học sinh được thực hành đầy đủ các dạng bài tập đưa ra ở sách giáo khoa. Thực tế giữa phiếu học tập ( vở bài tập) và sách giáo khoa có nhiều bài không thống nhất (ở cả 3 khối).
VD: Toán 1 - Bài Luyện tập (sách giáo khoa - 111; vở bài tập - tập 2 - tr.11)
ở sách giáo khoa đưa ra 4 bài tập:
Bài1: Đặt tính rồi tính.
Bài 2: Tính nhẩm.
Bài 3: Tính.
Bài 4: Nối (theo mẫu).
ở VBT chỉ có 2 bài tập 1 và 2 có dạng giống bài 1 và 3 ở SGK.
Để khắc phục, giáo viên đã lựa chọn các hình thức:
- Cho học sinh làm miệng. Điều này không đảm bảo 100% học sinh thực hành.
- Yêu cầu học sinh trước khi đến lớp chép sẵn đề bài vào vở viết. Điều này nhiều học sinh không nhớ để chuẩn bị.
- Cho học sinh làm luôn vào sách giáo khoa thì không đúng ý nghĩa và tinh thần sử dụng sách giáo khoa.
3. Quản lí, chỉ đạo.
Theo dõi sát quá trình thực hành dạy và học theo chương trình sách giáo khoa mới. Thường xuyên dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm các tiết dạy của giáo viên. Có sự hướng dẫn, điều chỉnh kịp thời. Có định hướng cho các chuyên đề để giúp giáo viên thực hành, học tập, đánh giá theo phương pháp dạy - học, nội dung dạy - học mới.
4. Thiết bị dạy - học.
Danh mục thiết bị dạy - học khá đầy đủ, đáp ứng được cho dạy và học của giáo viên, học sinh. Cần có thêm tranh ảnh cho môn Tiếng Viêt, Tự nhiên xã hội.
Việc cung ứng thiết bị nên vào đầu năm học (tháng 8) vì đôi khi thiết bị về trong năm học là muộn với những bài đã học qua (đặc biệt là năm đầu thay sách).
Một số thiết bị khi mới nhận đã hỏng hóc, không sử dụng được.
VD: 4 mô hình trái đất quay quanh mặt trời, Mặt trăng quay quanh trái đất (Tự nhiên xã hội lớp 3). Khi mới nhận một bộ đã gẫy bánh răng, không sử dụng được; một bộ gãy trục đỡ trái đất; hai bộ không hoạt động khi có điện.
Điều kiện thư viện của nhà trường: chật hep, ẩm thấp vào mùa mưa, bụi bặm vào mùa khô gây ra những khó khăn cho việc bảo quản thiết bịi - đồ dùng dạy học, ảnh hưởng xấu đêna chất lượng cũng như hiệu quả sử dụng thiết bị.
C. Bài học kinh ngiệm và đề xuất kiến nghị.
- Chương trình sách giáo khoa mới là kết quả của những thu hoạch từ chương trình tiểu học thực nghiệm. Để có kết quả của chương trình một cách đích thực, cần phải có sự thống nhất về đường lối chỉ đạo xuyên suốt từ cấp bộ đến các phòng ban giáo dục địa phương.
- ở từng địa phương, khi chưa có sự đồng bộ giữa chương trình mới và một số cơ sở vật chất mới để đáp ứng cho những yêu cầu đổi mới của chương trình, cần phải có sự thống nhất về biện pháp khắc phục để đảm bảo đúng mục tiêu, kế hoạch của chương trình.
Là những giáo viên đứng lớp, thấy được những điểm mới của chương trình sách giáo khoa tiểu học, thấy được những ưu điểm của chương trình đối với những yêu cầu giáo dục của xã hội, chúng tôi luôn mong muốn và cố gắng tìm tòi, học hỏi đê nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Bên cạnh đó, chúng tôi luôn mong muốn có một môi trường dạy - học thật tốt, đáp ứng được những đổi mới về nội dung chương trình, phương pháp dạy - học giúp chúng tôi thực hiện được tốt nhất vai trò người giáo viên trong chương trình tiểu học mới.
Vì vậy, trong những năm tới, rất mong được sự quan tâm của xã hội, của các cấp quản lí địa phương đầu tư về cơ sở vật chất, tạo môi trường giáo dục thuận lợi để góp phần vào sự đổi mới, phát triển của giáo dục nước nhà.
File đính kèm:
- Danh gia 5 nam 1 2 3.doc