I .CHỨC NĂNG CƠ BẢN VÀ NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
1. CHỨC NĂNG CƠ BẢN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
a. Góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục tiểu học.
b. Khuyến khích học sinh học tập chuyên cần; phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo, khả năng tự học của học sinh; xây dựng niềm tin, rèn luyện đạo đức theo truyền thống Việt Nam.
2. NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
a. Đánh giá và xếp loại căn cứ theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học và các nhiệm vụ của học sinh.
b. Kết hợp đánh giá định lượng và định tính; kết hợp giữa đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học sinh.
c. Thực hiện công khai, công, bằng, khách quan, chính xác và toàn diện.
d. Đánh giá và xếp loại kết quả đạt được và khả năng phát triển từng mặt của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh; không tạo áp lực cho cả học sinh và giáo viên.
5 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1498 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả học tập ở tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÁNG 1/ 2013
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Ở TIỂU HỌC
:
I .CHỨC NĂNG CƠ BẢN VÀ NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
1. CHỨC NĂNG CƠ BẢN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
a. Góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục tiểu học.
b. Khuyến khích học sinh học tập chuyên cần; phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo, khả năng tự học của học sinh; xây dựng niềm tin, rèn luyện đạo đức theo truyền thống Việt Nam.
2. NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
a. Đánh giá và xếp loại căn cứ theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học và các nhiệm vụ của học sinh.
b. Kết hợp đánh giá định lượng và định tính; kết hợp giữa đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học sinh.
c. Thực hiện công khai, công, bằng, khách quan, chính xác và toàn diện.
d. Đánh giá và xếp loại kết quả đạt được và khả năng phát triển từng mặt của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh; không tạo áp lực cho cả học sinh và giáo viên.
II. HIỂU VÀ TRÌNH BÀY 4 LOẠI ĐÁNH GIÁ Ở TIỂU HỌC
Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì
a) Đánh giá thường xuyên được thực hiện ở tất cả các tiết học theo qui định củachương trình nhằm mục đích theo dõi, động viên, khuyến khích hay nhắc nhở học sinh học tập tiến bộ, đồng thời để giáo viên đổi mới phương pháp, điều chỉnh hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục nhằm đạt hiệu quả thiết thực. Đánh giá thường xuyên được tiến hành dưới các hình thức kiểm tra thường xuyên ( KTTX), gồm : kiểm tra miệng, kiểm tra viết( dưới 20 phút), quan sát học sinh qua hoạt động học tập, thực hành vận dụng kiến thức, kĩ năng.
b) Đánh giá định kì kết quả học tập của học sinh được tiến hành sau từng giai đoạn học tập, nhằm thu nhận thông tin cho giáo viên và các cấp quản lí để chỉ đạo, điều chỉnh quá trình dạy học; thông báo cho gia đình nhằm mục đích phối hợp động viên, giúp đỡ học sinh.
* Đối với các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét: bài kiểm tra định kì được tiến hành dưới hình thức tự luận hoặc kết hợp tự luận và trắc nghiệm trong thời gian 1 tiết.
* Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét: căn cứ vào các nhận xét trong quá trình học tập, không có bài kiểm ra định kì.
2.Đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét
2.1Các môn học đánh giá bằng điểm kết kiểm hợp với nhận xét gồm:Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc, Tin học.
2.2 Kết quả học tập ghi nhận bằng điểm kết hợp với nhận xét cụ thể của giáo viên:
a) Điểm theo thang điểm 10 , , không cho điểm 0 và điểm thập phân ở các bài kiểm tra;
b)Nhận xét của giáo viên về sự tiến bộ của học sinh hoặc những điểm học sinh cần cố gắng, không dùng những từ ngữ gây tổn thương học sinh.
2.3 Số lần KTTX trong 1 tháng:
a)Môn Tiếng Việt: 4 lần
b)Môn Toán: 2 lần
c) Các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc, Tin học: 1 lần/ môn
2.4 Số lần kiểm tra định kì (KTĐK)
a) Các môn Tiếng Việt, Toán mỗi năm học có 4 lần KTĐK vào giữa học kì I ( GK I), cuối học kì I (CKI), giữa học kì II( GKII) và cuối năm học (CN); mỗi lần KTĐK môn Tiếng Việt có hai bài kiểm tra: Đọc, Viết; điểm KTĐK là trung bình cộng của 2 bài( làm tròn 0,5 thành 1);
b) Các môn khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc, Tin học mỗi năm học có 2 lần KTĐK vào CKI và CN.
2.5 Học sinh có điểm KTĐK bất thường so với kết quả học tập hằng ngày hoặc không đủ số điểm KTĐK đều được kiểm tra bổ sung
3.Đánh giá bằng nhận xét
3.1 Các môn học đánh giá bằng nhận xét gồm:
Ở các lớp 1, 2, 3, : Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục;
Ở các lớp 4, 5 :Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật , Kĩ thuật, Thể dục
3.2 Kết quả học tập của học sinh không ghi nhận bằng điểm mà bằng các nhận xét theo các mạch nội dung của từng môn học:
a) Các nhận xét được ghi nhận bằng việc thu thập các chứng cứ trong quá trình học tập và hoạt động của học sinh;
b) Nội dung, số lượng nhận xét của mỗi học kì và cả năm học của từng môn học được qui định cụ thể tại Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh.
4. Đánh giá học sinh có hoàn cảnh đặc biệt
4.1 Đối với học sinh khuyết tật:
a) Đánh giá học sinh khuyết tật theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và sự tiến bộ của học sinh là chính; bảo đảm quyền được chăm sóc và giáo dục của tất cả học sinh.
b) Nhà trường, giáo viên căn cứ vào kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân của từng học sinh; dựa vào mức độ đáp ứng các phương tiện hổ trợ đặc thù, mức độ và loại khuyết tật để đánh giá theo cách phân loại sau:
Học sinh khuyết tật có khả năng đáp ứng các ywwu cầu của chương trình giáo dục chung được đánh giá, xếp loại dựa theo các tiêu chí của học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ về yêu cầu.
Học sinh khuyết tật không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục chung được đánh giá dựa trên sự tiến bộ của học sinh và không xếp loại đối tượng này.
4.2 Đối với học sinh lang thang cơ nhỡ học ở các lớp học linh hoạt:
Việc đánh giá học sinh lang thang cơ nhỡ học ở các lớp học linh hoạt dựa trên kết quả kiểm tra hai môn Toán, Tiếng Việt theo chương trình đã điều chỉnh và xếp loại HLM theo qui định tại khoản 1, Điều 9 của Thông tư này, Riêng loại Trung bình, HLM là trung bình cộng điểm KTĐK của hai môn Toán , Tiếng Việt đạt điểm 5 và không có điểm dưới 4.
III XÁC LẬP NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1.Đánh giá và xếp loại hạnh kiểm
1.1 Nội dung đánh giá:
Học sinh được đánh giá về hạnh kiểm theo kết quả rèn luyện đạo đức và kĩ năng sống qua việc thực hiện 5 nhiệm vụ của học sinh tiểu học:
a) Thực hiện đầy đủ và có kết quả hoạt động học tập; chấp hành nội qui nhà trường; đi học đều và đúng giờ ; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập.
b) Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo, nhân viên và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè và người có hoàn cảnh khó khăn.
c) Rèn luyện thân thể và giữ vệ sinh cá nhân.
d) Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp; giữu gìn, bảo vệ tài sản nơi công cộng; tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường; thực hiện trật tự an toàn giao thông;
đ) Góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường và địa phương.
1.2 Cách đánh giá và xếp loại
a) Đánh giá là hoạt động thường xuyên của giáo viên. Khi đánh giá cần chú ý đến quá trình tiến bộ của học sinh, đánh giá cuối năm là quan trọng nhất. Giao viên ghi nhận cụ thể những điểm học sinh đã thực hiện và chưa thực hiện được để có kế hoạc động viên và giúp đỡ học sinh tự tin trong rèn luyện. Giao viên phối hợp với cha mẹ học sinh để thống nhất các biện pháp giáo dục học sinh.
Học sinh được xếp loại hạnh kiểm vào cuối học kì I và cuối năm học theo hai loại như sau:
* Thực hiện đầy đủ (Đ)
Thực hiện chưa đầy đủ (CĐ)
2. Xếp loại học lực từng môn học
Học sinh được xếp loại học lực môn học kì I ( HLM. HKI) và học lực cả năm học (HLM. N) ở mỗi môn học.
a) Đối với các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét:
* Học lực môn:
-HlM. KI là điểm KTĐK. CKI;
-HLM. N là điểm KTĐK. CN.
b) Xếp loại học lực môn:
- Loại Gioi: học lực môn đạt điểm 9, điểm 10
- Loại Khá: học lực môn đạt điểm 7, điểm 8
- Loại Trung bình: học lực môn đạt điểm 5, điểm 6;
- Loại Yếu: học lực môn đạt dưới điểm 5.
b) Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét:
* Học lực môn:
- HLM. KI là kết quả dựa trên các nhận xét đạt được trong học kì I
- HLM. N là kết quả đánh giá dựa trên các nhận xét đạt được trong cả năm học
* Xếp loại học lực môn:
- Loại Hoàn thành ( A) : đạt được yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng của môn học, đạt được từ 50 % số nhận xét trở lên trong từng học kì hay cả năm học. Những học sinh đạt loại Hoàn thành nhưng có biểu hiện rõ về năng lực học tập môn học, đạt 100 % số nhận xét trong từng học kì hay cả năm học được đánh giá là Hoàn thành tốt ( A +) và ghi nhận xét cụ thể trong học bạ để nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng;
- Loại Chưa hoàn thành (B): chưa đạt được yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng của môn học, đạt dưới 50% số nhận xét trong từng học kì hay cả năm học.
File đính kèm:
- BOI DUONG THUONG XUYEN CA NHAN.doc