Công tác xã hội với trẻ em vi phạm pháp luật

Trẻ em là tương lai của đất nước , là thế hệ sẽ kế tục sự nghiệp xây dựng đất nước của dân tộc. Tuy nhiên, hiện nay do sự phát triển của kinh tế - xã hội thì cùng với những mặt tốt của nó thì kéo theo là các tệ nạn nảy sinh, sự suy đồi đạo đức của một số bộ phận thanh thiếu niên trong đó có cả trẻ em. Đặc biệt là tình hình trẻ em vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng, mức độ nghiêm trọng ngày càng mạnh và tính chất ngày càng phức tạp. Với thực trạng này đặt ra vấn đề cho toàn xã hội nói chung và nhân viên công tác xã hội nói riêng.

Trước tình hình đó thì chúng ta cần phải làm gì để đẩy lùi tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật? Đối với những đối tượng trẻ em đã vi phạm pháp luật thì chúng ta nên làm gì để giáo dục các em để tái hòa nhập cộng đồng ? Trước vấn đề đó chúng tôi đã bắt tay vào nghiên cứu hiện trạng trẻ em vi phạm pháp luật và tìm hiểu được một số nguyên nhân đẫn đến tình trạng trẻ vi phạm pháp luật. Qua bài tập nhóm này chúng tôi đã nhận ra nhiều vấn đề về trẻ vi phạm pháp luật, từ đó đã đưa ra nhiều phương pháp nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng trẻ vi phạm pháp luật.

 

doc24 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 3400 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác xã hội với trẻ em vi phạm pháp luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c hồ sơ. Bởi vì nó có ý nghĩa quan trọng, lí giải được hành vi hiện tại của trẻ trong môi trường sống. Mục đích chủ yếu của bước này là thu thập thông tin để nhân viên công tác xã hội hiểu rõ về hoàn cảnh của thân chủ và có những thông tin chính xác phục vụ cho việc chẩn đoán ở mức tiếp theo. Bước này là quan trọng nhất đối với việc chẩn đoán đúng hay sai về thân chủ. Bước 4: Chẩn đoán vấn đề. Sau khi thu thập dữ liệu, chúng ta cần đánh giá tình trạng của thân chủ, nhu cầu của thân chủ hiện tại là gì?, mặt mạnh, yếu, nguồn lực sẵn có trong thân chủ ( học vấn, tay nghề, nghị lực) Đồng thời phân biệt các vấn đề tồn tại, những vấn đề cơ bản, những vấn đề nào cần làm trước và chẩn đoán phát sinh trong quá trình trị liệu nhằm lập kế hoạch trị liệu cho phù hợp đối với thân chủ. Bước 5: Kế hoạch trị liệu. Kế hoạch can thiệp là sự giúp đỡ có hệ thống mà nhân viên công tác xã hội sử dụng để tác động vào thân chủ cũng như hoàn cảnh của họ để tạo ra sự thay đổi tích cực. Việc đầu tiên của kế hoạch trị liệu là đưa ra mục đích thay đổi vấn đề thân chủ gặp phải. Các mục tiêu này nó chịu ảnh hưởng của các nhân tố như: thân chủ, tình trạng khả thi của mục đích, các nguồn lực hỗ trợ. Ta cần phải chú ý một số điểm sau: Mục đích trị liệu là giúp thân chủ tự định hướng, thích nghi với xã hội và đóng góp cho xã hội, hay nói cách khác là giúp thân chủ hoà nhập với cộng đồng. Bước 6: Trị liệu. Thực hiện những mục tiêu mà trong kế hoạch trị liệu đã đề ra, cần vận dụng linh hoạt dữ liệu thu được để theo dõi quá trình trị liệu đối với trẻ, đưa các hoạt động diễn ra theo kế hoạch và huy động các nguồn lực từ bên ngoài. Tuy nhiên cũng phải có những điều chỉnh phù hợp với những vấn đề nảy sinh trong trong quá trình trị liệu. Bước 7: Lượng giá. Đánh giá lại toàn bộ quá trình trợ giúp từ đó thấy được những gì mình đã làm được và kết quả đạt được so với kế hoạch đề ra như thế nào, do đâu mà ta chưa đạt được kết quả như kế hoạch đặt ra. Từ đó đưa ra những định hướng trong tương lai. IV. Tình huống cụ thể A là là một học sinh lớp 9 trường trung học cơ sở dân lập Phương Đông. Là một học sinh khá. Em sinh ra trong một gia đình bố mẹ là công nhân viên chức bình thường. Bố là công nhân xí nghiệp sản xuất giầy, Mẹ là nhân viên tại một công ty nhà nước. Bố mẹ toàn đi làm cả ngày ít quan tâm đến A, chỉ biết cho A tiền để tiêu sài. Mỗi ngày A được cho 50000 – 10000 nghìn. Bố mẹ A dạo này thường xuyên cãi nhau, một ngày khoảng 1, 2 lần, có lần A thấy bố đánh mẹ. Do thường xuyên phải chứng kiến cảnh cha mẹ đánh cãi nhau nên A rất hay có tâm lý chán nản, không còn hứng thú với học tập, Thường tụ tập bạn bè đi chơi game nên điểm học của em ngày càng thấp. A bắt đầu tìm thế giới ảo bằng cách chơi game và kết bạn cùng một số trẻ hư hỏng. Lúc nào chán nản thì chơi game, tập tụ, gây gổ đánh nhau. Số tiền ít ỏi của mình không đủ cho các cuộc vui chơi nên A tìm mọi cách để xin thêm tiền bố mẹ, khi thì đi học thêm, quỹ lớp, sinh nhật, sách vởnhưng số tiền vẫn không đủ. Quá túng quẫn A đã nghe theo lời bạn bè đi trộm tiền và điện thoại. Đã nhiều lần thực hiện thành công nhưng vào một lần A và nhóm bạn tổ chức ăn cắp xe máy và đã bị bắt. Vụ việc được báo cho gia đình còn A phải vào trại giáo dưỡng 4 tháng. Trong trại giáo dưỡng A tỏ ra chán nản và có ý định tự tử. Sau khi nhận được thông tin thì ban quản lí trại giáo dưỡng đã mời chúng tôi đến can thiệp đối với thân chủ A . Sau khi xem xét trường hợp của thân chủ A, chúng tôi đã đưa ra quyết định can thiệp thân chủ A theo phương pháp tâm lí học xã hội gồm 7 bước cơ bản: Bước 1: Tiếp cận thân chủ A. Chúng tôi chủ động đến gặp A và trò chuyện với em . Phải mất một thời gian khá lâu em mới tỏ ra quan tâm tới những gì chúng tôi đang nói. Dần dần A bắt đầu chia sẻ với chúng tôi những gì A đã làm và suy nghĩ về những việc làm đó. Bước 2: Xác định vấn đề: A cảm thấy bị bỏ rơi, cha mẹ cãi nhau thường xuyên nên làm cho em vô cùng buồn bã, cảm thấy do mình mà cha mẹ thường xuyên cãi nhau nên em không muốn ở nhà, không muốn gặp mặt cha mẹ mà tìm đến các trò chơi game để tiêu khiển. Như vậy vấn đề của em là mong muốn gia đình được hòa thuận, cha mẹ yêu thương nhau và quan tâm đến mình. Bước 3: Thu thập dữ liệu: Chúng tôi đã thu thập dữ liệu qua hồ sơ của A ở trung tâm, sau đó gặp trực tiếp A để hỏi thêm một số vấn đề về tâm lí của A. Mặt khác gặp thầy cô, bạn bè, cha mẹ để tìm hiểu thông tin về em. Sau khi tìm hiểu, thu thập dữ liệu chúng tôi đã nắm được một số lí lịch cơ bản như sau: A là học sinh lớp 9 trường thcs dân lập Phương Đông, xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Năm nay 15 tuổi, bố là Nguyễn Văn B, mẹ là Nguyễn Thị C và cả hai đang là viên chức nhà nước trong thời gian từ nhỏ đến năm lớp 8 A có biểu hiện tâm lí bình thường, ngoan hiền, sống hoà đồng. Bước vào lớp 9 A có tâm lí chán nản và bị bạn bè rủ rê chơi bời, không tập trung vào học tập. Sau khi vào trại giáo dưỡng A tỏ ra chán nản và có ý định tự tử. Mong muốn của A là được trở lại đi học và được mọi người tôn trọng, không khinh ghét. Bước 4: Chẩn đoán. Dựa vào dữ liệu đã thu thập, chúng tôi nhận định: Tại trung tâm A không tham gia vào các hoạt động, tâm lí chán nản, có ý định tự tử. Nguyên nhân là sợ mọi người khinh ghét, lo sợ khi sống trong môi trường sống sắp tới, không được xã hội chấp nhận. Bước 5: Kế hoạch trị liệu. Mục tiêu đặt ra là giúp A có suy nghĩ tích cực hơn, tham gia cải tạo tốt hơn, ổn định tâm lí cho A để A nhanh chóng hoà nhập cộng đồng và tiếp tục đi học. Trong khi tri liệu chúng tôi có áp dụng các lý thuyết cụ thể là: + Lý thuyết của Frued: Lý thuyết tự vệ phòng vệ, sở dĩ những hàng dộng sai trái đó của A là hoàn toàn do tâm lý phòng vệ. Khi đứng trước nhưng mâu thuẫn của gia đình A không giải quyết được gì giúp cho cha mẹ hòa thuận, cảm thấy cha mẹ không yêu thương mình, coi mình là gánh nặng của cha mẹ nên A đành tìm đến những cách thức giải trí như chơi game, đua xe tụ tập, thậm chí là trộm cướp tài sản khi không được bố mẹ cho tiền. Như vậy nhân viên công tác xã hội cần xác định rõ bản chất của A không xấu mà do hoàn cảnh gia đình, ý thức được vấn đề này nhân viên CTXH cần giúp thân chủ tìm lại được bản chất chân thật của con người mình. Gíup cho A hiểu hành động sai trái như vậy sẽ không giải quyết được vấn đề mà chỉ làm hại bản thân mình mà thôi. + Lý thuyết hệ thống: Thông qua các hệ thống mối quan hệ của A để tìm hiểu kĩ càng cũng như thông qua đó giúp A trở lại là một học sinh giỏi một đứa con ngoan. Đó là hệ thống gia đình cha mẹ, cần thay đổi thái độ, quan tâm hơn tới A. Hệ thống nhà trường cần động viên khuyến khích A tham gia vào các hoạt động của đoàn trường, tổ chức các đôi bạn cùng tiến từ đó tìm ra người học tốt giúp A tìm lại được niềm hăng say học tập. Hệ thống xã hội, mà ở đây cụ thể là các trại giáo dưỡng cần giáo dục cho A những kĩ năng sống tốt nhất để giúp A có thể đối phố kịp thời đúng đắn với những tình huống bất ngờ có thể xảy ra. + Lý thuyết trị liệu hành vi, nhận thức: Do A thiếu kĩ năng sống, thiếu sự quan tâm chỉ bảo tạn tình của cha mẹ nên những nhận thức của A thường có xu hướng tiêu cực sai lầm, từ đó dẫn đến những hành vi cũng sai trái với pháp luật. Do vậy nâng cao nhận thức hành vi cho A cũng là một vấn đề thiết yếu mà nhân viên CTXH cần làm. Bước 6: Trị liệu.Chúng tôi sử dụng liệu pháp tâm lí học xã hội, tác động tâm lí là chính Giúp A giải toả tâm lí bằng cách lắng nghe và chia sẻ, kết hợp với trung tâm, bạn bè, gia đình khơi gợi niềm tin trong A. Nhận thức được A vốn là một họ có họ lực khá , ngoan ngoãn nên sẽ thông qua các hệ thống để khơi gợi lại bản chất tốt đẹp trong A. Bên cạnh đó cũng xác định A thiếu thốn tình thương sự quan tâm của cha mẹ, nên em sống khép mình, rụt rè, thiếu sự hòa đồng. Nên vai trò của nhân viên công tác xã hội là cần tác động mạnh mẽ tới hệ thống gia đình. Tuần đầu tiên nói chuyện với em, tỏ thái độ thân thiết giúp em thấy được sự tin tưởng và sẵn sàng sẻ chia từ việc học đến khi phạm tội từ đó động viên giải toả tâm lí cho A. Tuần thứ hai đến tuần thứ ba tổ chức các hoạt động tạo điều kiện cho A tham gia cùng các bạn trong trung tâm, tạo tâm lí vui vẻ thoải mái để trẻ quên đi quá khứ sống với thực tại. Vận động bố mẹ, thầy cô, bạn bè đến động viên khích lệ để A cải tạo tốt hơn. Tuần thứ tư ( tuần cuối ) khẳng định lại với A về chiều hướng tiến triển của A. Để A tự nói lên suy nghĩ của mình và để A tự bộc lộ bản thân, tiềm năng vốn có của mình hay nói cách khác là khẳng định mình với các bạn. Hỏi ý kiến, mong muốn của em trong thời gian tới để có thể giúp đỡ các em một cách tốt nhất. Bước 7: Lượng giá. Thông báo cho A về sự phát triển của A về mặt tâm lí. Sau một tháng can thiệp thì A đã quên đi quá khứ, đủ nghị lực để đối mặt với thực tại, không còn cảm giác tự ti hoặc đòi tự tử nữa. Em tìm lại được con người trước kia của mình, cảm nhận được tình cảm yêu thương của cha mẹ giành cho mình, sống hòa đồng hơn với bạn bè. A đã trở lại là một con người hoàn toàn tin vào cuộc sống, có ý thức vươn lên. V. KẾT LUẬN Công tác xã hội với trẻ em vi phạm pháp luật đóng vai trò rất quan trọng. Bởi đây là lứa tuổi dễ bị sa ngã vào các con đường xấu, lệch chuẩn. Vì vậy nhân viên công tác xã hội có nhiệm vụ giúp đỡ họ vượt qua lỗi lầm, nhận ra cái sai của mình để còn kịp khắc phục, sửa chữa lầm lỗi, tiếp tục hoà nhập cộng đồng. Nhân viên CTXH cần xác định rõ những nguồn lực vốn có của thân chủ cũng như những thiếu thốn cần bổ sung khắc phục ở thân chủ để có sự điều trị hợp lý nhất. Bên cạnh đó là những hệ thống xã hội được khai thác triệt để nhất nhằm tác động vào thân chủ. Tuy nhiên không phải trẻ em vi phạm pháp luật nào cũng dễ nói chuyện và tiếp cận vì vậy đòi hỏi nhân viên công tác xã hội phải kiên trì và có lòng vị tha. Trẻ em là mầm non của đất nước, là thế hệ tương lai sẽ kế tục sự nghiệp của dân tộc. Chính vì vậy, Đảng, nhà nước và nhân dân ta rất quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Hãy tạo cho trẻ một môi trường sống an toàn, những điều tốt đẹp, những giá trị nhân văn nuôi dưỡng thể chất, tinh thần của thế hệ tương lai.

File đính kèm:

  • docDE TAI GIAO DUC TRE EM VI PHAM PL.doc