Cộng hoà dân chủ Timor-Leste (Democratic Republic of Timor Leste)

I. KHÁI QUÁT CHUNG:

- Tên nước chính thức: the Democratic Republic of Timor-Leste

- Tên khác: Timor Lorosa’e, Timor-Leste

- Thủ đô: hải cảng Dili ( khoảng 200.000 người).

- Quốc khánh: 28/11/1975 (là ngày tuyên bố độc lập từ Bồ Đào Nha, còn ngày 20/5/2002 là ngày xác nhận chính thức của quốc tế đối với độc lập của Timor-Leste từ In-đô-nê-xi-a).

- Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 28/7/2002

- Ngày gia nhập Liên Hợp Quốc: 27/9/2002 (thành viên thứ 191)

- Vị trí địa lý: Timor-Leste gồm phần Đông Bắc và một vùng nhỏ phía Tây của đảo Timor (đảo Timor nằm ở phía Nam quần đảo Inđônêxia) cùng hai đảo nhỏ phụ cận là Cam Binh và Gia Cô. Phía Tây của đảo Timor là lãnh thổ của In-đô-nê-xi-a (thuộc tỉnh Nusa Tenggara Timur). Phía Đông và Bắc của Đông Timo gần với các đảo thuộc In-đô-nê-xi-a, phía Nam gần với Ố-xtrây-li-a và được ngăn cách cách bởi biển Timor.

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cộng hoà dân chủ Timor-Leste (Democratic Republic of Timor Leste), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới hành chính và phân cấp quản lý: được chia thành 13 tỉnh, 65 quận, thị. 4. Các Đảng phái chính trị:  Năm 1974, Thống đốc Bồ Đào Nha tại Timor-Leste cho phép thành lập các đảng phái chính trị. Lúc đó 5 đảng đã được thành lập gồm 3 đảng chính là Liên minh Dân chủ Timor (UDT), Hiệp hội dân chủ hoà bình dân Timor (APODETI), Mặt trận cách mạng vì một Timor-Leste độc lập (FRETILIN). Ngoài ra còn có đảng Lao động (TRABALHISTA).  Trong một thời gian dài, UDT, APODETI, FRETILIN mâu thuẫn nhau về chủ trương chính trị cho Timor-Leste. Vào những năm 70, UDT là đảng bảo thủ được khoảng 10% số dân ủng hộ và chủ trương gắn chặt quan hệ với Bồ Đào Nha. APODETI là một đảng rất nhỏ chỉ được khoảng 5% dân chúng ủng hộ và chủ trương sát nhập Timor-Leste vào In-đô-nê-xi-a. FRETILIN là một đảng cánh tả đại diện cho nhiều tầng lớp, quan điểm khác nhau nên khuynh hướng chính trị trong đảng rất phức tạp. Đảng này được khoảng 60% dân số ủng hộ, chủ trương độc lập ngay cho Timor-Leste và chống việc sát nhập vào In-đô-nê-xi-a. Trong kỳ bầu cử Quốc hội ngày 30/6/2007, có 14 đảng chính trị tham gia, chia thành nhiều phe phái, trong đó 7 đảng và liên minh các đảng có ghế trong Quốc hội mới (65 ghế). IV. KINH TẾ-XÃ HỘI : 1/ Về kinh tế: Khi LHQ tiếp quản năm 1999, nền kinh tế Timor-Leste bị tàn phá nặng nề. Hiện Timor-Leste đang sống dựa hoàn toàn vào sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế và LHQ và là nước nghèo nhất Châu Á. Là nước mới độc lập, nền kinh tế của Timor-Leste còn rất nhiều khó khăn. Nông nghiệp là khu vực chủ đạo trong nền kinh tế Timor-Leste, chiếm 25% tổng sản phẩm quốc dân (GDP) và sử dụng 75% lực lượng lao động. Tuy vậy, hàng năm Timor-Leste vẫn phải nhập khẩu gạo và các mặt hàng khác. GDP năm 2003 là 341 triệu đô la Mỹ, năm 2004 là 328 triệu đô la Mỹ và năm 2005 ước tính đạt 349 triệu đô la Mỹ (1,8%), GDP năm 2006 ước tính tiếp tục giảm. Thu nhập bình quân tính theo đầu người năm 2002 là 516 đô la Mỹ; năm 2003 là 444 đô la Mỹ; năm 2004 là 402 đô la Mỹ và năm 2005 ước tính là 400 đô la Mỹ do viện trợ nước ngoài cho Timor Leste ngày càng giảm. Năm 2008 tăng lên 469 USD. Từ 2002 đến nay, Timor-Leste luôn bị nhập siêu, thâm hụt cán cân thương mại năm 2004 chiếm 50% GDP. Xuất khẩu tăng từ 6 triệu đô la Mỹ năm 2002 lên 7 triệu đô la Mỹ năm 2003. Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, chiếm 85% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhập khẩu giảm từ 261 triệu đô la Mỹ năm 2001 xuống 174 triệu đô la Mỹ năm 2003. Timor-Leste đã đề ra kế hoạch Phát triển quốc gia đến 2015, trong đó xác định các ưu tiên hàng đầu là củng cố bộ máy hành chính, xoá đói giảm nghèo và tăng cường an ninh lương thực; và đề ra các mục tiêu cụ thể sau: đưa tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm lên 5% trong thời kỳ trung hạn và giảm 50% số người sống dưới mức nghèo đói (hiện nay là 40% trong tổng số 1 triệu dân) vào năm 2015. Timor Leste có tiềm năng lớn về dầu lửa và khí đốt. Dự kiến Timor-Leste có thể thu được 7 tỷ USD trong 20 năm tới từ việc khai thác và phân chia dầu khí với Ô-xtrây-li-a. 2/ Về văn hoá- xã hội: Hơn 400 năm dưới sự cai trị thực dân của Bồ Đào Nha, hơn 24 năm là lãnh thổ của In-đô-nê-xi-a và thời gian nằm dưới sự quản trị của Cơ quan Hành chính Lâm thời của Liên Hợp quốc ở Timor-Leste đã ảnh hưởng ít nhiều tới nếp sống, sinh hoạt của người dân Timor Leste. Quốc gia này cũng lấy tiếng Bồ Đào Nha làm quốc ngữ mặc dù chỉ có 17% dân số nói tiếng Bồ trong khi có tới 63% dân nói tiếng In-đô-nê-xi-a. Timor-Leste đã xây dựng được một số trường Đại học, Cao đẳng và trường học các loại. Hiện trong tổng số 10.000 công chức trên toàn quốc thì có tới 6.000 công chức thuộc ngành giáo dục. Tuy nhiên, Timor-Leste còn gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực này như tỷ lệ mù chữ còn cao (chiếm tới 40% dân số), chất lượng giáo dục thấp, thiếu kinh phí, sách giáo khoa và trang thiết bị cơ bản. Timor-Leste đã lập được 20 trung tâm y tế mới. Ngành này cũng đang gặp nhiều khó khăn do thiếu ngân sách để mua trang thiết bị, dụng cụ y tế và thuốc chữa bệnh, thiếu trầm trọng đội ngũ bác sĩ, y tá.  V. AN NINH QUỐC PHÒNG: Dưới sự cai quản của LHQ, lực lượng quân đội và cảnh sát Timor-Leste đang dần được hình thành. Ngày 26/10/2001, quân chủng đầu tiên thuộc Lực lượng Quốc phòng Timor-Leste đã được thành lập. Hiện nay quân đội Timor-Leste có 2 tiểu đoàn với tổng quân số khoảng trên 2000 quân. Lực lượng cảnh sát địa phương với quân số khoảng gần 2000 cũng đang được hình thành và đi vào hoạt động. Tuy vậy, sau sự kiện sa thải khoảng 600 binh lính nổi loạn năm 2006, lực lượng quân đội và cảnh sát Timor-Leste gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, gần như mọi hoạt động bảo đảm an ninh cho Timor-Leste chủ yếu do lực lượng gìn giữ hoà bình của LHQ và/hoặc nước ngoài đảm nhận.    VI. ĐỐI NGOẠI : Ngay sau khi tuyên bố độc lập, Timor-Leste đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước: Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Ố-xtrây-li-a, Mỹ, Nhật, một số nước ASEAN…,  Timor-Leste cũng đã chính thức trở thành thành viên thứ 191 của LHQ (27/9/2002), thành viên thứ 84 của IMF và WB, thành viên thứ 61 của ADB và đang trong quá trình vận động xin gia nhập ASEAN vào năm 2012. Hiện Timor-Leste đã thiết lập quan hệ ngoại giao với khoảng 90 nước và đã có 15 cơ quan đại diện ở nước ngoài, trong đó chủ yếu là một số nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan... Hiện ở Đili có 9 cơ quan đại diện nước ngoài, trong đó có Mỹ, Nhật, Trung Quốc, EU, Bồ Đào Nha, In-đô-nê-xi-a, Ố-xtrây-li-a, Ma-lai-xi-a và Thái Lan. Timor-Leste duy trì chính sách quan hệ láng giềng thân thiện, đặc biệt là với Ô-xtrây-li-a và In-đô-nê-xi-a cũng như các nước ASEAN, coi trọng quan hệ với các nước lớn như Trung Quốc, Mỹ và EU. Trong chính sách đối ngoại, Timor-Leste coi trọng hàng đầu quan hệ với Ô-xtrây-li-a, In-đô-nê-xi-a và Bồ Đào Nha, vì 3 nước này đóng vai trò bảo đảm an ninh và công cuộc tái thiết cho Timor-Leste. Timor-Leste đã tham dự các Hội nghị CC ASEAN, AMM với tư cách khách mời của nước chủ nhà. Tại cuộc họp ARF tại Viêng Chăn ngày 29/7/2005, Timor-Leste đã được gia nhập làm thành viên thứ 25 của Diễn đàn này. Timor-Leste mong muốn ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC), trở thành quan sát viên của ASEAN và đang đặt mục tiêu gia nhập ASEAN vào năm 2012. VII. QUAN HỆ VIỆT NAM - TIMOR-LESTE: Nhận lời mời của Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Kofi Annan, Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm đã tham dự Lễ Tuyên bố Độc lập của Timor-Leste từ ngày 19-20/5/2002. Trong thời gian ở Đili, Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm đã tiếp xúc với Tổng thống Xanana Gusmao, Thủ tướng Mari Alkatiri, Chủ tịch Quốc hội Francisco Guterres, Bộ trưởng Ngoại giao Jose Ramos Horta và một số lãnh đạo và quan chức cấp cao trong Quốc hội và Chính phủ Timor-Leste. Ngày 28/7/2002, tại Brunei, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thay mặt Chính phủ Việt Nam và Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Timor Leste Jose Ramos Horta thay mặt Chính phủ Timor-Leste đã ký Thông cáo chung thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước ở cấp Đại sứ. Trong dịp này, Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên đã chuyển lời của Chủ tịch Trần Đức Lương mời Tổng thống Gusmao thăm Việt Nam. Tổng thống Gusmao đã nhận lời và đề nghị sẽ thu xếp chuyến thăm vào thời gian thuận lợi cho cả hai bên. Từ 7-12/3/2003, Bộ trưởng cao cấp Bộ ngoại giao và Hợp tác Timor-Leste Jose Ramos Horta thăm chính thức Việt Nam. Trong thời gian ở thăm Việt Nam, Bộ trưởng cao cấp Jose Ramos Horta đã đến chào Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Thủ tướng Phan Văn Khải, hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên và làm việc với lãnh đạo các Bộ Thương mại, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Thuỷ sản và với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Trong Hội đàm, phía Timor-Leste mong muốn thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai nước nhằm tận dụng những lợi thế về tài nguyên, nguồn lao động rẻ của mình. Trong các cuộc tiếp xúc với Bộ trưởng Thương mại và Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ trưởng cao cấp Horta đều mong muốn Việt Nam cử đoàn Doanh nghiệp sang Timor-Leste để tìm cơ hội làm ăn và hứa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, Timor-Leste nhập khá nhiều hàng hoá của Việt Nam thông qua In-đô-nê-xi-a và mong muốn hai bên sẽ có thể trao đổi buôn bán trực tiếp mà không cần thông qua nước thứ 3. Để xúc tiến quan hệ thương mại giữa hai nước, ngày 19-22/8/2003, Bộ Thương mại ta đã cử đoàn Công tác đi Timor-Leste gồm 6 người trong đó có Tham tán Thương mại Việt Nam tại In-đô-nê-xi-a. Trong chuyến thăm, đoàn Công tác đã gặp gỡ lãnh đạo Bộ Ngoại giao và Hợp tác, Bộ Du lịch, Môi trường và Đầu tư, Bộ Thương mại và Công nghiệp, Bộ Phát triển và Môi trường, Phòng Thương mại và Công nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp Timor-Leste và cộng đồng người Việt Nam tại Timor-Leste. Đoàn Công tác đánh giá rằng khả năng thâm nhập vào thị trường Timor-Leste của các Doanh nghiệp Việt Nam là chưa nhiều do hệ thống luật lệ và cơ chế thanh toán ở Timor-Leste còn rất thô sơ. Trước mắt, các doanh nghiệp Việt Nam có thể đăng ký kinh doanh tại Timor-Leste, đưa hàng hoá nhu yếu phẩm và nông sản sang bán thu tiền trực tiếp và quảng bá sản phẩm Việt Nam. Tháng 12/2003, đoàn thể thao Timor-Leste đã tham dự SEAGAMES 22 tổ chức tại Việt Nam. Việt Nam ủng hộ mong muốn của Timor-Leste tham gia ARF, ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC), trở thành quan sát viên của ASEAN và gia nhập ASEAN trên nguyên tắc đồng thuận chung trong ASEAN. Ngày 23/11/2004, Đại sứ Nguyễn Hoàng An - Đại sứ Việt Nam đầu tiên đã trình Quốc thư lên Tổng thống Timor-Leste.    Tổng thống Timor-Leste Gusmao thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8-10/8/2005. Từ 29/5 – 01/6/2007, Bộ trưởng Bộ Phát triển Timor-Leste Arcanjo da Silva dự “Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam” tổ chức tại Hà Nội. Bộ trưởng Bộ Du lịch, Thương mại và Công nghiệp Timor-Leste Gil Alves thăm (không chính thức) Việt Nam từ 18/3/2008. Hợp tác thương mại còn ở mức khiêm tốn, nhưng có nhiều triển vọng. Năm 2008 kim ngạch hai chiều đạt 48 triệu USD (Việt Nam xuất khẩu 112.000 tấn gạo); hai bên còn có tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản và dầu khí. Tháng 4/2009

File đính kèm:

  • docDong Timo.doc
Giáo án liên quan