Cộng đồng các dân tộc ở vùng miền núi Việt Nam - Chương 3

Trong tổng số 354.150,15 ha đất các loại của tỉnh, đất nông nghiệp chiếm 27,06%; đất lâm nghiệp chiếm 43,80% còn lại là diện tích của các loại đất khác. Riêng khu vực miền núi và vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên có diện tích 290.420 ha.

Về cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, đất trồng các loại cây hàng năm (lúa màu) chiếm 63,2%; đất vườn 13,8%; cây lâu năm 18,9%, đất đồng cỏ 0,7%, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 4,3%.

 

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1751 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cộng đồng các dân tộc ở vùng miền núi Việt Nam - Chương 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tương ứng là các tỉ lệ: 6,09%; 15,44%; 11,41% và 26,27%) còn dân tộc Mông và Dao chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn (1,21% và 1,21%). Đây là các xã liền kề hoặc thuộc địa bàn của thành phố, thị xã, thị trấn, các khu công nghiệp, các trung tâm huyện lỵ. So với khu vực II và khu vực III, đây là khu vực có điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi cho phát triển sản xuất và đời sống. Nhìn chung, khu vực I có cơ cấu sử dụng đất tương đối hợp lý. Trong tổng quỹ đất tự nhiên của vùng, đất nông nghiệp chiếm 26,7%; đất lâm nghiệp chiếm 39,3% và diện tích đất chưa sử dụng là 18,8%. Các dân tộc Tày, Nùng, Sán Chay, Sán Dìu sống trên địa bàn khu vực I chủ yếu là canh tác lúa nước, trồng các cây công nghiệp, trồng rừng và đã hình thành các vùng sản xuất hàng hoá, được tiếp cận với nền kinh tế thị trường; người dân có mức sống cao hơn. Tuy nhiên, trong vùng dân tộc và miền núi của tỉnh thì đây là khu vực thấp nhất nên diện tích rừng tự nhiên đã bị khai thác nhiều, chỉ còn 11% (chủ yếu là rừng nghèo kiệt). Diện tích rừng trồng chiếm một tỷ lệ lớn là 89% do khu vực này đã triển khai tốt các chương trình trồng rừng như 327, 666… Các xã khu vực II là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc : Tày, Nùng, Sán Chay, Sán Dìu. Các dân tộc này chiếm một tỷ lệ rất lớn (Tày : 64,02%; Nùng: 72,47%; Sán Chay : 76,03%; Sán Dìu : 70,37%). Tỷ lệ người Mông và Dao đã cao hơn khu vực I, trong đó dân tộc Dao cư trú trên địa bàn này đông hơn so với dân tộc Mông. Trong cơ cấu sử dụng đất, đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất (45,2%), diện tích đất nông nghiệp chỉ bằng một nửa diện tích đất lâm nghiệp (23,1%) và diện tích chưa sử dụng khá lớn (23,7%). Các dân tộc sinh sống trên địa bàn khu vực này ít có điều kiện canh tác lúa nước nhưng lại có điều kiện phát triển lâm nghiệp. Trong vùng đã bắt đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá; hầu hết các dân tộc đã biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đã có hệ thống khuyến nông, khuyến lâm đến thôn bản. Tuy nhiên, so với khu vực I thì khu vực II có điều kiện tự nhiên và KT - XH kém thuận lợi hơn cho phát triển sản xuất và đời sống do vậy mức sống của các dân tộc thấp hơn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 38,06% trong tổng số các hộ. Tại các xã khu vực III, số lượng các dân tộc Tày, Nùng, Sán Chay, Sán Dìu đã giảm hẳn, số lượng dân tộc Mông và Dao tăng đáng kể : dân tộc Mông chiếm tới 71,23% và dân tộc Dao là 50,56%. Đây là khu vực thuộc vùng sâu vùng xa của tỉnh; địa hình chia cắt, hiểm trở. Điều kiện sản xuất của vùng này rất khó khăn, tập quán sản xuất của hai dân tộc Mông và Dao vẫn còn lạc hậu, mang nặng tính tự cấp, tự túc, chưa phát triển sản xuất hàng hoá. Cuộc sống của họ còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, đặc biệt là vào nguồn tài nguyên rừng. Hiện nay, diện tích rừng tự nhiên của vùng chiếm một tỉ lệ khá lớn trong cơ cấu diện tích rừng (71,2%), nhưng trong những năm qua, do mức độ khai thác rừng của hai dân tộc này lớn nên chủ yếu là rừng nghèo kiệt, rừng tự nhiên giàu và trung bìng giảm hẳn, các nhóm gỗ quý bị khai thác khá nhiều. Diện tích đất trống đồi trọc, núi đá và các loại đất xói mòn trơ sỏi đá chiếm một tỉ lệ rất lớn trong cơ cấu sử dụng đất (54,9%). Tỷ lệ hộ nghèo 61,91%; đời sống rất khó khăn. Như vậy, sự phân chia các xã miền núi và vùng dân tộc thiểu số theo các khu vực theo trình độ phát triển cho thấy, càng lên vùng cao, vùng sâu, vùng xa tỉ lệ đất chưa sử dụng càng gia tăng, tương ứng với các khu vực I, khu vực II, khu vực III là : 18,8%-23,7%-54,9%. Đất nông nghiệp giảm từ 26,7% xuống 23,1% và 5,7%. Về diện tích rừng, vùng núi thấp hầu như rừng tự nhiên đã bị chặt hết, vùng núi và vùng núi cao rừng tự nhiên còn trên 70% diện tích rừng nhưng chủ yếu là rừng nghèo kiệt. Sự phân hoá về mức sống giữa các dân tộc của khu vực cũng rất rõ nét. Trong số các dân tộc thiểu số sống trên địa bàn tỉnh Thái nguyên, các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay có quy mô dân số lớn hơn so với các dân tộc khác. Trong đó dân tộc Tày và Nùng có trình độ phát triển đứng sau dân tộc Kinh, chất lượng cuộc sống của dân tộc Tày- Nùng nhìn chung cao hơn các dân tộc thiểu số khác. Gần đây cuộc sống của đồng bào đã được cải thiện khá nhiều, lương thực, thực phẩm ngoài đảm bảo nhu cầu tự cấp, tự túc còn có dư cho chăn nuôi và một phần được trao đổi, hoạt động sản xuất không hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên như trước đây. Tuổi thọ trung bình được nâng cao (67- 70 tuổi) nhờ có sự đầu tư về cơ sở vật chất, trong các xã dân tộc Tày - Nùng sinh sống 100% số xã có trường tiểu học, trung học cơ sở, 100% số xã phổ cập giáo dục tiểu học. Việc học lên các cấp cao hơn của con em đã được đồng bào chú ý đầu tư. Các phương tiện nghe nhìn (đài, ti vi) được sử dụng phổ biến, tỷ lệ hộ được xem truyền hình, nghe đài hơn 70%. Nhiều gia đình mua sắm được những vật dụng có giá trị như máy cày, máy tuốt lúa, xe máy… Hoạt động văn hoá được duy trì và đầu tư khôi phục (huyện Đồng Hỷ thành lập Câu lạc bộ văn hoá nghệ thuật về từng xã, thôn, xóm), 100% số xã có trạm y tế, sinh đẻ có kế hoạch được thực hiện, có trạm điện lưới quốc gia và các tệ nạn xã hội không phổ biến. Nhiều hộ được sử dụng hệ thống nước sạch nông thôn, hệ thống đường xá đi lại được cải thiện. Vấn đề cán bộ được đặt ra trong quy hoạch bồi dưỡng, đào tạo. Mặc dù vậy, nếu so với mặt bằng chung của cả nước thì chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc Tày - Nùng còn thấp hơn rất nhiều lần. So với dân tộc Tày - Nùng, Mông và Dao là hai dân tộc có môi trường sống khó khăn hơn, đồng thời trình độ phát triển kinh tế xã hội hiện cũng ở mức thấp hơn. Đồng bào dân tộc Dao và Mông có GDP bình quân đầu người rất thấp; hoạt động kinh tế mang tính chất tự cung tự cấp và phụ thuộc chặt chẽ vào môi trường tự nhiên. Trong những năm qua, sản xuất nông - lâm - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ cũng đã có những chuyển dịch khá hợp lý. Song sự phân hoá giàu nghèo trong nội bộ dân tộc Dao, Mông có thể nhận thấy rất rõ. Các cư dân sống ở ven đường, vùng thấp có GDP/người cao hơn đồng bào sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Các hộ khá giả tăng lên tương đối rõ nét, song số hộ nghèo đi chiếm một tỷ lệ đáng báo động. Các hộ khá có GDP/người dao động trong khoảng trên dưới 3 triệu đồng/ người/năm, các hộ nghèo dưới 2 triệu đồng/ năm, thậm chíí chỉ đạt vài trăm nghìn đồng/ năm. Bảng 3.11. Thu nhập bình quân theo khu vực của các dân tộc huyện Đồng Hỷ năm 2002 (đơn vị: nghìn đồng/người/tháng) Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Bình quân 245 186 127 Kinh 273 234 153 Tày - Nùng 257 179 147 Sán Dìu 235 218 135 Mông 185 134 121 Dao 203 161 128 Nguồn: UBND huyện Đồng Hỷ năm 2002 Điều đáng lưu ý là mức thu nhập bình quân lại có sự chênh lệch giữa các khu vực và ngay cả giữa các dân tộc trong một khu vực. Đồng bào Dao và Mông có mức thu nhập thấp nhất so với các dân tộc cùng vùng cư trú và có sự phân hoá giữa khu vực 1, khu vực 2, khu vực 3 (Bảng 3.11). Những số liệu trên cho thấy bình quân thu nhập đầu người của đồng bào các dân tộc thiểu số còn quá thấp và có sự chênh lệch về mức sống giữa các dân tộc. Tuy vậy, những con số này cũng chỉ có được ở huyện Đồng Hỷ vì đây là một huyện cách thành phố Thái Nguyên vài km, trong những năm gần đây nền kinh tế đã có những chuyển biến đáng kể, đồng bào có nhiều cơ hội tiếp cận với những tiến bộ và đổi thay của xã hội. Những xã, bản vùng cao thuộc khu vực đặc biệt khó khăn, cuộc sống dường như vẫn khép kín trong các thôn bản, bình quân lương thực trên đầu người chỉ đạt vài kg/ tháng. Tình trạng thiếu ăn trong năm vẫn xảy ra, cuộc sống ít được cải thiện. Nếu đánh giá mức thu nhập bình quân theo khu vực cư trú thì có sự phân hoá rõ nét giữa khu vực : Đồng bằng - vùng núi thấp - vùng núi cao. Qua điều tra thực tế và phân tích một số nguồn số liệu cho thấy: mức sống và thu nhập của dân cư sống trên địa bàn thành phố Thái Nguyên là cao hơn cả, sau đó đến các huyện Sông Công, Phổ Yên. Các huyện còn lại có bình quân thu nhập đầu người rất thấp, số hộ nghèo đối còn chiếm tỉ lệ cao. (Bảng 3.12) Bảng 3.12. Tỷ lệ hộ nghèo vùng miền núi tỉnh Thái Nguyên năm 2005 Các huyện Số hộ Tỷ lệ hộ nghèo (%) Tổng số hộ Số hộ dân tộc thiểu số Võ Nhai Định Hoá Phú Lương Đồng Hỷ Đại Từ Miền núi Phổ Yên Miền núi Phú Bình Miền núi Thái Nguyên 13667 21757 25313 27265 39548 10222 10203 5798 8894 14791 10897 10279 10165 2280 2233 1126 54,4 42,58 35,41 27,86 33,23 35,31 33,11 14,94 Nguồn:Bảng tổng hợp phân định 3 khu vực dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thái Nguyên - Uỷ ban dân tộc tỉnh Thái Nguyên Bảng số liệu 3.12.cho thấy, tất cả các huyện thuộc khu vực miền núi dân tộc có tỉ lệ hộ giàu quá thấp, tỉ lệ hộ nghèo đói còn lớn, ở mức trên 20% so với tổng số dân. Trong đó có 6 huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 30%, các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là : Võ Nhai (54,4%), Định Hoá : (42,58)%. Đây đều là các huyện có số hộ là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao so với tổng số hộ sinh sống trên địa bàn. Những năm đầu của thế kỷ XXI, nông nghiệp vẫn đóng vai trò cơ bản trong việc cải thiện và ổn định đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng và cộng đồng các dân tộc tỉnh thái nguyên nói chung. Vấn đề là, tăng thu nhập từ ngành nông nghiệp cho các dân tộc thiểu số đang đặt ra những thách thức riêng biệt. Mỗi dân tộc cư trú ở những khu vực, độ cao khác nhau và sử dụng nhiều phương thức sản xuất trong nông nghiệp, nông lâm, lâm nghiệp và chăn nuôi khác nhau. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, trong đó đặc biệt chú ý đến việc trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả sẽ phù hợp với điều kiện địa hình, đất đai, khí hậu...Đồng thời cải thiện được điều kiện môi trường và nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, đối với đồng bào các dân tộc thiểu số Tày, Nùng, Mông, Dao... cần phải đặc biệt chú ý tổ chức tốt các mắt xích thị trường. Như vậy, việc tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Thái nguyên phải có sự quan tâm đặc biệt tới điều kiện môi trường và tập quán sản xuất của từng dân tộc, từng địa phương.

File đính kèm:

  • docCong dong cac dan toc o vung mien nui Viet NamChuong 3.doc
Giáo án liên quan