Thuật ngữ dân tộc (tộc người) được bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp cổ "ethnos" dùng để chỉ những cộng đồng người hình thành và phát triển trong quá trình tự nhiên - lịch sử. Mỗi cộng đồng tộc người được đặc trưng bởi những dấu hiệu như : cùng chung tiếng nói, lãnh thổ, đặc điểm lối sống văn hoá và ý thức tự giác dân tộc. Trong một số trường hợp, những dấu hiệu như cùng chung lãnh thổ có thể đóng vai trò kém quan trọng hơn
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1462 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cộng đồng các dân tộc ở vùng miền núi Việt Nam - Chương 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t) (85,65%), 53 dân tộc thiểu số còn lại chỉ chiếm (14,35%) tổng số dân. Tình trạng cư trú đan xen là một trong những nét nổi bật trong bản đồ thành phần dân tộc nước ta. Do đặc điểm lịch sử của cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên khắc nghiệt và chống giặc ngoại xâm, các dân tộc ở Việt Nam, thiểu số cũng như đa số tuy trình độ kinh tế, văn hoá, xã hội, phong tục tập quán, lối sống... khác nhau, nhưng đều chung truyền thống đoàn kết, thống nhất cùng nhau dựng nước và giữ nước.
Trong lịch sử Việt Nam hiếm có những xung đột dân tộc gay gắt hay tình trạng căng thẳng trong quan hệ dân tộc, mặc dù trong nhiều thời kỳ bị xâm lược, đô hộ, các loại kẻ thù đều thực hiện chính sách "chia để trị" gây thù hằn, mâu thuẫn giữa các dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, do tình trạng cư trú xen kẽ ngày càng tăng nên, khác với nhiều nước trên thế giới, các dân tộc nước ta không có lãnh thổ tự nhiên riêng biệt, cùng chịu hậu quả của các chế độ áp bức bóc lột trong lịch sử, nên trình độ phát triển kinh tế văn hoá xã hội giữa các dân tộc còn chênh lệch nhau [111; tr 13].
Sự khác biệt của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam được thể hiện rõ ở các phương diện :
Về kinh tế : Có dân tộc đã đạt trình độ kinh tế hàng hoá, có những dân tộc mới chỉ vượt qua trình độ nền kinh tế tự nhiên, bước đầu chuyển sang nền kinh tế tự cung tự cấp, sản xuất với công cụ thô sơ, thậm trí chưa biết dùng sức kéo, súc vật, chưa biết làm thuỷ lợi, có dân tộc còn ở trình độ bán tự cung tự cấp.
Về xã hội : Có những dân tộc đạt tới mức độ phân hoá giai cấp sâu sắc với một cơ cấu xã hội phức tạp, nhưng cũng có những dân tộc mới chỉ đạt ở trình độ ban đầu, manh nha có giai cấp hoặc phân tầng giàu - nghèo.
Về ngôn ngữ : Các dân tộc có tiếng nói riêng. Trong 54 dân tộc, có một số dân tộc có chữ viết, phần lớn ở các tỉnh phía nam.
Về tôn giáo : Các dân tộc nước ta theo những tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, hiện nay diễn biến khá phức tạp.
Trong quá trình phát triển, do nhiều nguyên nhân như : điều kiện địa lý, những nguyên nhân lịch sử hậu quả của chính sách thực dân trước đây, lịch sử hình thành các dân tộc... nên nhìn chung, tình trạng phát triển không đều trên các lĩnh vực còn rõ rệt, sự chênh lệch còn lớn. Trong tình hình đó, các dân tộc ở nước ta bước vào thời kỳ xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá chịu ảnh hưởng của hai xu thế : liên kết, hoà hợp, đồng thời mỗi dân tộc có đặc thù văn hoá riêng. Điều này đòi hỏi phải nắm vững cái chung hướng các dân tộc vào sự phát triển của đất nước. Đồng thời phải có những chính sách riêng bổ sung nhằm thích ứng tích cực với đặc thù từng dân tộc.
Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đòi hỏi phải chú ý và quan tâm hơn nữa tới việc phát triển kinh tế xã hội ở các vùng, các miền trên cả nước. Đồng thời phải đặt vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc trong một bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Sự nghiệp Đổi mới đất nước đòi hỏi tăng cường giao lưu kinh tế, văn hoá và giúp đỡ tương trợ lẫn nhau giữa các dân tộc. Quan hệ dân tộc cần được xem xét một cách cụ thể, trên cơ sở điều tra khảo sát toàn diện về quá trình phát triển tộc người của các dân tộc ở nước ta. Từ đó có sự ưu tiên phát triển kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đáp ứng yêu cầu khai thác tiềm năng của đất nước, vừa thu hẹp dần sự chênh lệch về kinh tế, văn hoá và xã hội giữa các dân tộc, đảm bảo cho các dân tộc thiểu số có bước phát triển với tốc độ nhanh bằng những hình thức và bước đi phù hợp, phát huy hiệu quả giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, trong đó phải đánh giá đúng mức vai trò của dân tộc đa số. Về mặt văn hoá xã hội, tiến hành phân bố lại dân cư lao động, xoá đói giảm nghèo đối với các vùng nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Quan tâm đến sự phát triển văn hoá của các dân tộc, phát hiện, khai thác, giữ gìn, bảo lưu văn hoá dân tộc.
Thực tiễn phát triển đất nước, việc giải quyết vấn đề dân tộc trong một quốc gia - dân tộc được giải quyết đúng đắn là một yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự nghiệp đổi mới, đưa đất nước tiến lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa [148; tr 168]. Đó là chìa khoá để nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc trên đất nước.
1.2.2 Thực trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam
Ở nước ta, trong những năm qua, phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu vẫn còn dựa vào việc khai thác TNTN, năng suất lao động còn thấp, công nghệ sản xuất, quy mô tiêu dùng còn sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu và thải ra nhiều chất độc hại. Nguồn TNTN ở nhiều nơi bị khai thác cạn kiệt, sử dụng lãng phí và kém hiệu quả, môi trường bị ô nhiễm và suy thoái. Số liệu thống kê cho thấy sự suy giảm đất canh tác, suy thoái chất lượng đất và sa mạc hoá cũng đang diễn ra. Xói mòn, rửa trôi, khô hạn, sạt lở đất… đang xảy ra phổ biến ở nhiều nơi làm cho khoảng 50% trong số 33 triệu ha đất tự nhiên được coi là “có vấn đề suy thoái” [79]. Các chất dinh dưỡng bị rửa trôi có thể đến 15 -170 tấn/ha/năm ở những vùng đất dốc. Mỗi năm nước ta có hơn một tỉ m3 nước thải hầu hết chưa được xử lý thải ra môi trường. Nhiều hệ sinh thái tự nhiên bị xâm phạm, suy giảm diện tích. Trong vòng không đầy 50 năm, diện tích rừng ngập mặn suy giảm gần 3/4 diện tích…
Vùng núi Việt Nam được đặc trưng bởi tính phức tạp và đa dạng cao, địa hình chia cắt mạnh, tạo nên sự đa dạng sinh thái, ĐDSH chứa đựng nhiều loài đặc hữu và có nhiều cảnh quan độc đáo. Tuy nhiên sự đa dạng cảnh quan như vậy cũng gây ra những điều kiện sinh thái mong manh, nhất là trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, cường độ mưa mạnh, mưa tập trung, gây ra hạn hán vào mùa khô, lũ lụt vào mùa mưa. Những trận lũ quét ở miền núi đã tàn phá nghiêm trọng TNTN và gây nhiều thiệt hại khác. Vùng núi Việt Nam cũng chính là ngôi nhà chung cho hầu hết các dân tộc thiểu số.
Trong điều kiện Việt Nam, một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc có nguồn gốc khác nhau, một số dân tộc có nguồn gốc bản địa, một số dân tộc có nguồn gốc di cư từ nơi khác đến vào những thời điểm khác nhau, do vậy xuất phát điểm và sự phát triển của từng dân tộc rất khác nhau.
Trong cộng đồng các dân tộc nước ta, dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ở đồng bằng, ven biển với tỷ lệ lớn, chiếm số đông ở các vùng thấp, thành phố, thị xã, thị trấn các tỉnh trung du - miền núi và cửa khẩu biên giới; các dân tộc thiểu số gồm 53 dân tộc, sinh sống chủ yếu ở miền núi, thường phân bố theo những độ cao khác nhau và sinh tụ theo sắc tộc, dòng họ, cộng đồng... đã tạo nên những tập quán truyền thống phong phú về sản xuất, đời sống, mang đậm bản sặc tộc người.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, cộng đồng các dân tộc thiểu số đang trong tình trạng khó khăn và chậm phát triển. Nền kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, chưa thoát khỏi nền kinh tế tự cung tự cấp. Tỉ lệ người mù chữ cao và tình trạng bỏ học còn nhiều, cơ sở hạ tầng thấp kém... Cùng với những phong tục tập quán sản xuất lạc hậu, dân số tăng nhanh khiến cho đồng bào các dân tộc khó thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sự nghèo nàn và lạc hậu. Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số thì mong muốn đầu tiên là đủ ăn, đủ lương thực để sinh sống. Song một vấn đề đặt ra ở khu vực miền núi, dân tộc đó là an ninh lương thực mâu thuẫn với sự phát triển bền vững. Đồng bào các dân tộc để sản xuất đủ lương thực và có thu nhập đáp ứng các nhu cầu, khi dân số tăng nhanh, việc phá rừng mở rộng diện tích nương du canh là không tránh khỏi. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu gây xói mòn và suy thái đất. Như vậy một loạt các thách thức đang tồn tại cho sự phát triển bền vững của khu vực miền núi, vùng cao nơi cư trú của các dân tộc thiểu số.
Đối với vùng miền núi, rừng là một nguồn tài nguyên sinh vật quý giá nhất, đóng vai trò quan trọng trong phát triển KT - XH và bảo vệ môi trường. Năm 1943, nước ta có khoảng 14.325.000 ha rừng, với độ che phủ là 43,7%. Đến năm 1990 chỉ còn lại 9.175.600 ha với độ che phủ là 28%. Cho đến năm 2000, nhờ những nỗ lực to lớn trong công tác phục hồi rừng và trồng rừng, độ che phủ rừng đã tăng lên 33,2%. Đến nay (2005), độ che phủ rừng là 36,7% với tổng diện tích là 12.307.000 ha. Trên thực tế, diện tích rừng che phủ có tăng nhưng chất lượng rừng vẫn còn xa mức ổn định và đang tiếp tục chịu những áp lực lớn. Khai thác rừng bừa bãi không tuân thủ các nguyên tắc lâm sinh gây thiệt hại lớn cho vốn rừng, nhất là khu vực rừng già, rừng đầu nguồn. Canh tác nương rẫy đang làm cho diện tích rừng bị thu hẹp lại và nạn cháy rừng xảy ra thường xuyên. Suy thoái tài nguyên rừng kéo theo suy thoái tài nguyên đa dạng sinh học, mất rừng làm cho đất đai xói mòn rửa trôi. Hiện tượng thiếu đất canh tác đang rất phổ biến, ảnh hưởng đến an toàn lương thực và đe doạ đến sự phát triển bền vững của miền núi [128 - tr49]. Các số liệu thống kê cho thấy, trung bình từ năm 1960 đến nay, hàng năm đất nông nghiệp miền núi mất khoảng 1,5 cm đất mặt. Tại nhiều vùng sự suy thoái đất còn kéo theo cả sự suy thoái về hệ thực vật, động vật và môi trường địa phương, đồng thời làm cho diện tích đất nông nghiệp trên đầu người giảm xuống đến mức báo động [124, tr 103-104].
Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên nhìn nhận vấn đề một cách bi quan, bởi vì mỗi một cộng đồng dân tộc, theo cách riêng của mình đã thích nghi với các đặc điểm tự nhiên và xã hội khác nhau, từ đó dẫn tới nhiều loại hình sử dụng tài nguyên và phương thức canh tác khác nhau. Đồng thời, trong sản xuất và đời sống họ đã tích luỹ được một khối lượng lớn những kiến thức về môi trường nơi họ ở, và về các cách khác nhau để quản lý tài nguyên trong một môi trường chung đầy khó khăn. Sức ép dân số ngày một gia tăng, TNTN ngày một cạn kiệt, đã buộc con người phải có những cách ứng xử mới với thiên nhiên. Đồng thời phải biết bảo lưu những giá trị văn hoá, những KTBĐ của cộng đồng các dân tộc. Để đảm bảo được tính bền vững về các phương diện : tài nguyên môi trường, kinh tế, văn hoá, xã hội thì đối với mỗi một cộng đồng dân tộc phải có sự ứng xử khác nhau, tuỳ thuộc vào môi trường địa lý và bản sắc văn hoá của mình.
File đính kèm:
- Cong dong cac dan toc o vung mien nui Viet NamChuong 1.doc