Anh chị hãy phân biệt các khái niệm sau: nhận thức thông thường, tri thức thông thường, nhận thức khoa học, tri thức khoa học, từ đó cho ví dụ minh họa về mô hình hoạt động dạy học của học sinh tiểu học thông qua một bài học cụ thể ở tiểu học.
a.Phân biệt các khái niệm:
-Nhận thức thông thường là nhận thức sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan bằng vốn kinh nghiệm sống của con người (cộng đồng người, nhóm người). Nó không được chứng minh, không được thực nghiệm, không được đo nghiệm kết quả. Do đó nhận thức thông thường có thể đúng, có thể sai
8 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1555 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề về ngành Giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường hợp sau:
-Không có gì xảy ra.
-Hai ngọn nến sẽ tắt.
-Ngọn nến ở lọ nhỏ tắt trước.
-Ngọn nến ở lọ to tắt trước.
Những giả thiết của HS có thể hoàn toàn sai hoặc có thể có giả thiết đúng.
GV yêu cầu HS tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm để kiểm chứng.
GV lưu ý HS: để thí nghiệm chính xác, HS phải úp 2 lọ cùng một lúc vào 2 cây nến.
-HS quan sát thí nghiệm, báo cáo kết quả và kiểm chứng lại giả thiết của nhóm mình.
-GV kết luận.
2. Thảo luận nhóm.
2.1. Khái niệm: Là PPDH khi GV tổ chức cuộc thảo luận giữa HS và HS nhằm huy động trí tuệ của tập thể HS để giải quyết một vấn đề nào đó để đưa ra những giải pháp, kiến nghị hoặc những quan điểm mới.
2.2. Bản chất:
-GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ.
-HS (tổ, nhóm) đóng góp ý kiến, tranh luận trả lời câu hỏi hoặc giải quyết tình huống.
2.3.Mối quan hệ:
1)HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
2)Học sinh hiểu được nhiệm vụ.
3)Hs tiến hành thảo luận
4)Cử đại diện nhóm báo cáo kết quả.
5)Nhận xét, đánh giá lẫn nhau.
1)GV chia nhóm, phân công nhóm trưởng, thư kí.
2)Nêu mục tiêu, nhiệm vụ.
3)Theo dõi, gợi mở, kích thích và trợ giúp.
4)Hướng dẫn tập thể nhận xét, đánh giá, GV tổng kết, đánh giá.
2.4.Ví dụ minh họa:
Bài học: Thành phố Đà Lạt (Lịch sử và Địa lí lớp 4).
Yêu cầu: Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Đà Lạt.
+Giáo viên chia nhóm, nhóm cử nhóm trưởng, thư kí.
+Giáo viên nêu yêu cầu thảo luận: Dựa vào vốn hiểu biết, vào hình 3, mục II trong SGK, các nhóm thảo luận theo gợi ý sau:
-Tại sao Đà Lạt được chọn làm nơi du lịch, nghỉ mát?
-Đà Lạt có những công trình nào phục vụ cho việc nghỉ mát, du lịch?
-Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt.
+Học sinh tiến hành thảo luận. Ghi ý kiến vào giấy. Giáo viên theo dõi, gợi mở (nếu cần).
+Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình trước lớp.
+HS trình bày tranh, ảnh về thành phố Đà Lạt do nhóm sưu tầm để minh họa cho phần trình bày của nhóm.
+GV sửa chữa, giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày.
+Liên hệ thức tế.
3.Dạy học nêu vấn đề:
3.1. Khái niệm:
Dạy học nêu vấn đề là một phương pháp dạy học trong đó giáo viên xây dựng tình huống có vấn đề, còn học sinh là người chủ động giải quyết tình huống có vấn đề đó nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và hoạt động sáng tạo cho bản thân.
3.2. Bản chất:
-Giáo viên xây dựng tình huống có vấn đề.
-Học sinh giải quyết tình huống có vấn đề đó.
Kết quả:
-Học sinh thu được tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
-Học sinh thu được cách thức, con đường đi tới kết quả. Từ đó phát triển khả năng trí tuệ của bản thân.
3.3.Mối quan hệ:
1)Giải quyết vấn đề bằng cách tư duy, phân tích vấn đề và tìm ra giải pháp, so sánh, nêu câu hỏi, thắc mắc, bằng cách làm thí nghiệm, làm bài tập, truy cứu thông tin (từ SGK, từ thực tế);phát triển (khác) các cách giải thích, giả thiết có thể (không phải chỉ có một giải pháp duy nhất)
2)Phản ánh và tư duy về cách trả lời câu hỏi.
3)Đưa ra kết luận.
1)Thiết kế/xây dựng tình huống: tiếp cận/phân biệt kiến thức cũ và mới (thử thách); đưa ra những mâu thuẫn thú vị (gây tính tò mò); biến nó thành vấn đề khó hiểu một cách hợp lí (không dễ cũng không khó)
2)Thử thách HS bằng cách đặt câu hỏi.
3)Đánh giá.
3.4.Ví dụ minh họa:
Bài học: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt (Toán 4).
-Tình huống có vấn đề (tri thức mới cần truyền đạt): Hs có biểu tượng về góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
-Tri thức cũ có liên quan: HS đã có biểu tượng về góc vuông.
Cách tiến hành:
+GV đưa ra tình huống: Từ góc vuông mà các em đã biết, ta còn có những góc nào khác, hãy vẽ ra những góc đó.
+Cho HS nghiên cứu giải quyết bằng cách làm việc cá nhân hoặc theo nhóm.
HS qua nghiên cứu sẽ có những kết quả sau (gọi cá nhân HS hoặc đại diện nhóm trình bày):
-Không vẽ được.
-Vẽ góc bé hơn góc vuông.
-Vẽ được góc lớn hơn góc vuông.
-Vẽ được góc bằng 2 góc vuông …
Sau khi HS trình bày và vẽ các góc do nhóm phát hiện, GV nhận xét và dựa vào hình vẽ của HS để cung cấp khái niệm :
-Góc bé hơn góc vuông là góc nhọn.
-Góc lớn hơn góc vuông là góc tù.
-Góc bằng 2 góc vuông là góc bẹt.
Hướng dẫn cách đọc các góc.
4. Phương pháp sắm vai.
4.1. Khái niệm:
Là cách tổ chức cho HS tham gia giải quyết một tình huống của nội dung học tập gắn liền với thực tế cuộc sống bằng cách diễn xuất một cách ngẫu hứng theo kịch bản có sẳn hoặc kịch bản mở do giáo viên đưa ra và không luyện tập trước.
4.2. Bản chất:
-GV đưa ra kịch bản (kịch bản có sẵn trong SGK hoặc do GV biên soạn hoặc kịch bản mở hoặc tình huống … )
-HS phân công sắm vai thực hiện vai diễn theo yêu cầu.
4.3.Mối quan hệ:
1)HS nhận vai, thể hiện vai diễn.
2)HS nhận xét, đánh giá lẫn nhau .
1)GV thiết kế giao nhiệm vụ, phân vai (hoặc HS tự nhận vai diễn).
2)Nhận xét, kết luận, liên hệ thức tế.
4.4.Ví dụ minh họa:
Bài:
Tình huống: Hai học sinh trên đường đi học về, chợt nhìn thấy tờ giấy bạc 20000 đồng rơi trên đường. Hai bạn xử lí như thế nào?
+GV nêu yêu cầu công việc: chia nhóm, các nhóm thảo luận về tình huống trên và bàn cách xử lí của nhóm mình.
+Các nhóm lần lượt cử hai bạn sắm vai hai học sinh và xử lí tình huống.
Các tình huống xảy ra có thể là:
-Các bạn chia nhau số tiền.
-Có bạn ngần ngại nhưng vẫn chia nhau.
-Có bạn không nhặt.
-Nhặt tiền và tìm cách trả lại cho người bị mất (gởi người lớn, thầy cô, cha mẹ, các chú công an để tìm cách trả lại …).
+Gọi học sinh nhận xét và nêu ý kiến của mình đối với cách xử lí của từng nhóm.
+GV kết luận, liên hệ thực tế.
II. Thiết kế tình huống (trong giờ học có sử dụng tích hợp các PPDH tích cực cơ bản khác nhau):
Bài dạy: Diện tích hình bình hành (Toán 4), phần cung cấp khái niệm.
+Mục tiêu: Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành.
+Nội dung: Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
S = a h (S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao của hình bình hành).
+Phương pháp dạy học: tích hợp các PP: truyền đạt, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, thực hành.
+Tri thức cũ có liên quan: Diện tích hình chữ nhật bằng số đo chiều dài nhân với số đo chiều rộng (cùng một đơn vị đo)
S = a b (S là diện tích, a là chiều dài, b là chiều rộng của hình chữ nhật).
+Tri thức mới cần truyền đạt: Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
S = a h (S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao của hình bình hành).
+Các bước tiến hành (hình thành công thức tính diện tích hình bình hành):
5dm
8dm
H
A
B
D
C
I
-GV vẽ trên bảng hình bình hành ABCD; vẽ AH vuông góc với DC rồi giới thiệu DC là đáy của hình bình hành. (Vẽ hình vào bài thi)
-GV đặt tình huống:
Cho độ dài đáy là 8dm, chiều cao là
5dm. Tính diện tích hình bình hành đã cho.
-GV cho học sinh thảo luận nhóm:
tiến hành chia nhóm, đề cử nhóm trưởng,
thư kí. Học sinh thảo luận tìm ra hướng giải.
Nếu các nhóm không tìm ra hướng giải, GV gợi ý:
Bước1:Cắt hình bình hành ra làm 2 phần sao cho ghép lại ta được một hình chữ nhật.
Bước 2: So sánh diện tích hình chữ nhật vừa ghép với diện tích hình bình hành đã cho.
-Các nhóm HS cử đại diện trình bài hướng giải của nhóm. Cả lớp nhận xét, GV kết luận.
-Nếu các nhóm vẫn không tìm ra hướng giải, GV gợi ý: Cắt hình bình hành theo chiều cao AH, lấy tam giác ADH ghép vào hình còn lại sao cho cạnh AD trùng với cạnh BC, ta được hình chữ nhật ABIH. So sánh chiều dài của hình chữ nhật (AB hoặc HI) với cạnh đáy của hình bình hành (AB hoặc DC). So sánh chiều rộng của hình chữ nhật (AH) với chiều cao của hình bình hành (AH). Kết luận về quan hệ của hai diện tích.
-GV ghi các bước giải của các nhóm lên bảng, yêu cầu HS căn cứ vào kết quả và phát biểu công thức tính diện tích hình bình hành.
Phần minh họa trên cho thấy, để tìm được tri thức mới theo mục tiêu bài học, HS phải dực vào tri thức cũ đã có liên quan đến bài học thực hành luyện tập, tích cực suy nghĩ tìm tòi, khám phá, kết hợp suy nghĩ của bản thân với trí tuệ của tập thể để phát hiện vấn đề. Trong khi đó, GV chỉ là người sử dụng tích hợp các PPDH tích cực để đưa ra vấn đề, kích thích năng lực tư duy của HS, không làm thay mà chỉ dùng năng lực,nghệ thuật sư phạm để gợi ý, dẫn dắt HS tìm ra chân lí.
III.Kết luận sư phạm:
-Không có PPDH nào là phương pháp vạn năng, người GV phải là người quyết định lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp cho từng bài học, từng mạch kiến thức, sao cho tương tác giữa thầy và trò trong quá trình lĩnh hội trí thức của HS đạt kết quả cao nhất.
-Với quan điểm dạy học theo hướng tích hợp hiện nay thì trong một bài học không bao giờ chỉ dùng một PPDH mà thành công. Một bài học tốt là kết quả của việc tích hợp sử dụng nhiều PPDH một cách hợp lí nhằm phát huy ưu điểm của phương pháp này và khắc phục nhược điểm của phương pháp kia.
File đính kèm:
- Chuyen de GD.doc