Chuyên đề Trường định hướng một số biện pháp dạy và phụ đạo học sinh yếu chính tả

Dựa vào nội dung thảo luận chuyên đề “Một sộ biện pháp dạy và phụ đạo cho học sinh yếu chính tả”. Chuyên môn trường đựa ra một số địn hương sau :

a) Luyện viết âm và vần đã học ở lớp 1:

Bước đầu GV tổ chức cho các em ôn lại các âm, vần đã học ở lớp 1. Yêu cầu học sinh mỗi ngày viết khoảng một trang vở các âm, vần. Sau đó, giáo viên đọc cho học sinh viết một đoạn văn mà sử dụng nhiều các âm, vần vừa viết. Chỉ cần các em nắm hết thì dần dần các em sẽ viết đúng chính tả.

Khi các em đã nắm được các âm, vần thì đối với bài chính tả trong sách giáo khoa, giáo viên cần cho học sinh nêu từ khó và luyện viết từ khó nhiều lần, nhiều từ. Có thể cho các em có chọn từ để luyện viết thêm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1458 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Trường định hướng một số biện pháp dạy và phụ đạo học sinh yếu chính tả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY VÀ PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU CHÍNH TẢ Dựa vào nội dung thảo luận chuyên đề “Một sộ biện pháp dạy và phụ đạo cho học sinh yếu chính tả”. Chuyên môn trường đựa ra một số địn hương sau : a) Luyện viết âm và vần đã học ở lớp 1: Bước đầu GV tổ chức cho các em ôn lại các âm, vần đã học ở lớp 1. Yêu cầu học sinh mỗi ngày viết khoảng một trang vở các âm, vần. Sau đó, giáo viên đọc cho học sinh viết một đoạn văn mà sử dụng nhiều các âm, vần vừa viết. Chỉ cần các em nắm hết thì dần dần các em sẽ viết đúng chính tả. Khi các em đã nắm được các âm, vần thì đối với bài chính tả trong sách giáo khoa, giáo viên cần cho học sinh nêu từ khó và luyện viết từ khó nhiều lần, nhiều từ. Có thể cho các em có chọn từ để luyện viết thêm. b) Luyện viết những từ khó hoặc hay sai : Qua một bài chính tả khi chấm xong giáo viên cũng nên cho các viết lại những từ các em hay viết sai từ 2 đến 3 dòng. Đối với những bài các em sai nhiều thì cho ccs em viết lại toàn bài. Những từ học sinh viết nhiều lần các sẽ thuộc và nhớ lại để viết. Các em cần có một vở riêng để luyện viết vào giờ ra chơi hoặc về nhà. Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra, nhận xét đánh giá kịp thời. c) Luyện đọc cho học sinh : Khi viết chính tả, học sinh mắc phải các lỗi sau: lỗi về thanh điệu, lỗi về âm đầu, âm chính, âm cuối. Học sinh mắc lỗi có thể do cách phát âm lẫn lộn trong phương ngữ, do sự khá phức tạp của chữ quốc ngữ. Vì vậy muốn học sinh viết đúng chính tả, giáo viên phải chú ý luyện phát âm (đọc) cho học sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính hay âm cuối vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm  - âm thế nào chữ ghi lại thế ấy. Việc rèn phát âm (đọc) này thường được thực hiện trong tiết tập đọc như sau : Tạo điều kiện cho học sinh được đọc nhiều trong giờ tập đọc như: thường xuyên gọi các em đọc bài, luyện đọc từ,câu. Sửa sai kịp thời cho các em và cho các em luyện đọc lại từ sai nhiều lần. Nếu thời gian của tiết học không đủ thì giáo viên có thể tranh thủ cho các em luyện đọc thêm vào giờ giải lao 5 hoặc 10 phút. Phối hợp với phụ huynh cho các em về nhà đọc bài, có thể đọc tham khảo thêm một văn bản, một bài tập đọc khác có nội dung phù hợp. Một cách luyện đọc cho học sinh nữa là khuyến kích các em đọc truyện. Giáo viên động viên học sinh xuống thư viện mượn truyện thiếu nhi, truyện cổ tích đọc vào giờ nghỉ giải lao. Khi các em đọc thành tiếng giáo viên cần phải yêu cầu cacsem đọc to, rõ ràng cho tất cả các bạn đều nghe. Tránh tình trạng các em đọc lí nhí trong họng sẽ gây khó khăn cho các bạn khác nhận xét cũng như cô thầy sửa sai. d) Phân biệt ngữ nghĩa của từ để viết. Khi gặp một từ khó viết học sinh cần phải hiểu được nghĩa của từ đó bằng cách liên hệ với những từ cùng âm, hoặc vần khác để viết. VD : Cái trống trường em. Học sinh không biết từ “trống” âm tr hay ch. Học sinh cần đưa ra 2 từ chống và trống. từ chống thường có trong các cụm từ “chống đối lại”. “chống chèo qua sông”. Vậy để viết từ cái trống sẽ dùng âm tr. Ví dụ: Đất cát thì âm T ở cuối tiếng CÁT. Các bạn thì âm C ở cuối tiếng CÁC. Đây là điểm rất quan trọng. Ngoài ra học sinh cần xác định nghĩa những từ đó bằng cách hiểu cụm từ, hiểu câu văn và từ đó xác định từ để viết cho đúng Để làm được điều đó giáo viên cần sửa lỗi ngữ pháp trong câu cụ thể, trong giao tiếp hàng ngày. Hướng dẫn các em tra từ điển, tạo cơ hội cho các em được tra nhiều từ nhằm giúp các em hiểu nghĩa gốc của từ, hiểu nghĩa bóng của từ trong câu văn. Với những tiếng khó, giáo viên áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng, so sánh các tiếng dễ lẫn lộn, nhấn mạnh những điểm khác nhau để học sinh ghi nhớ. Ví dụ khi phân tích tiếng “ngan” và “ngang”, học sinh so sánh để thấy sự khác nhau về âm cuối, học sinh ghi nhớ điều này, khi viết, các em sẽ không viết sai. e) Sử dụng một số nguyên tắc viết chính tả đơn giản. Ngoài ra để viết chính tả đúng giáo viên có thể cho các em tìm hiểu thêm một số nguyên tắc viết chính tả đơn giản : - Giáo viên cần  giúp học sinh ghi nhớ mẹo, luật chính tả. Mẹo luật chính tả là các hiện tượng chính tả mang tính quy luật chi phối hàng loạt từ và giúp các em khắc phục được lỗi chính tả rất hữu hiệu. Ở lớp 1, các em được làm quen với luật chính tả đơn giản như các âm đầu k, gh, ngh chỉ kết hợp với nguyên âm i, e, ê, iê, ie. Phân biệt giữa âm s và x: đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng s  như: si,  sóc, sắn, sên... . Phân biệt giữa âm tr và ch ta thấy đa số các từ chỉ con vật và đồ vật đều bắt đầu bằng ch như chăn, chuột, chó, chén... - Luật bổng - trầm trong từ láy. Do đó, giáo viên phải nhắc nhở các em ghi nhớ câu: “Em HUYỀN mang NẶNG NGÃ đau. Anh NGANG SẮC thuốc HỎI đau chỗ nào?”. Nghĩa là trong từ láy thì thường xuất hiện các tiếng trong từ láy thường có dấu huyền - ngã, nặng - ngã, không dấu - hỏi, sắc - hỏi đi chung với nhau. Ví dụ: Bão bùng, bầu bĩnh, chặt chẽ, mạnh mẽ, gãy gọn Ngoài ra HS cũng cần nhớ 17 trường hợp ngoại lệ: Bền bỉ, hoài hủy, hồ hởi, niềm nở, nài nỉ, phỉnh phờ, vẻn vẹn, hẳn hòi, chèo bẻo, nhỏ nhặt, khe khẽ, ngoan ngoãn, se sẽ, nông nỗi, ve vãn, luồn lỏi, xài xể. - Luật phân biệt hỏi - ngã trong từ Hán - Việt: HS ghi nhớ câu: “Mình nên nhớ viết là dấu ngã”. Nghĩa là trong từ Hán - Việt, các phụ âm đầu là M, N, NH, V, L, D, NG, NGH thường viết là dấu ngã. Ví dụ: Mỹ nhân, nữ nhi, vĩ đại, võ sư, hùng vĩ, lãnh đạo, ngôn ngữ, nhẫn nại, vĩnh viễn, mãn khóa... Song song đó, các em HS cũng cần biết các trường hợp ngoại lệ đối với từ Hán - Việt:HS chỉ cần nhớ những trường hợp ngoại lệ thường gặp: như kĩ thuật, kỹ nghệ, hữu nghị, bạn hữu, tĩnh mịch, phẫu thuật, tiễn biệt, hỏa tiễn, tích trữ, hỗ trợ, hỗn hợp, thủ quỹ, hen suyễn, bác sĩ, sĩ số, xã hội, linh cữu, tích trữ, vây hãm, đãng trí, trì hoãn, miễn cưỡng, hiếu đễ, tuẫn tiết, ấu trĩ Ngoài ra còn một số qui tắc viết khác giáo viên cần nghên cứu thêm. Nguyễn Hồng Hà

File đính kèm:

  • docMot so bien phap day va phu dao hoc sinh yeu chinhta.doc
Giáo án liên quan