Chuyên đề Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên trung tâm học tập cộng đồng

A. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

 Thực tế cho thấy mô hình TTHTCĐ là một trong cơ sở của GDTX khẳng định:

* Ưu điểm

- là mô hình có hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu “ giáo dục cho mọi người” và xây dựng “ xã hội học tập”.

- Là mô hình giáo dục có tác dụng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, phát triển cộng đồng bền vững. Đội ngũ cán bộ quản và giáo và giáo viên tham gia tổ chức hoạt động của TTHTCĐ ngày càng phát triển về số lượng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1706 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên trung tâm học tập cộng đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Module 30 TỔ CHỨC TẬP HUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG A. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Thực tế cho thấy mô hình TTHTCĐ là một trong cơ sở của GDTX khẳng định: * Ưu điểm - là mô hình có hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu “ giáo dục cho mọi người” và xây dựng “ xã hội học tập”. - Là mô hình giáo dục có tác dụng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, phát triển cộng đồng bền vững. Đội ngũ cán bộ quản và giáo và giáo viên tham gia tổ chức hoạt động của TTHTCĐ ngày càng phát triển về số lượng. * Hạn chế: - Chất lượng đội ngũ quản lý và giáo viên còn hạn chế về năng lực và chuyên môn nghiệp vụ * Nguyên nhân: Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ở các TTHTCĐ còn thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng và phương pháp tổ chức các TTHTCĐ qua module này giúp cho Ban Giám đốc và giáo viên của TTGDTX biết thiết kế và có kỹ năng tổ chức các chương trình tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, báo cáo viên của TTHTCĐ. B. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung - Biết cách điều tra thực trạng về năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của TTHTCĐ - Có kỹ năng tổ chức các chương trình tập huấn phù hợp với điều kiện thực tế ở từng địa phương. 2. Mục tiêu cụ thể a. Về kiến thức - Nắm được các phương pháp điều tra thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của TTHTCĐ - Nắm được thực trạng đội ngũ và nhu cầu cần bồi dưỡng của từng loại cán bộ quản lỳ và giáo viên TTHTCĐ - Xác định được nội dung cần bồi dưỡng và thiết kế các chương trình tập huấn phù hợp với nhu cầu của cán bộ, giáo viên TTHTCĐ 3. Kỹ năng - Lập kế hoạch và thiết kế được một số chương trình bồi dưỡng đối với cán bộ quản lí và giáo viên TTHTCĐ - Tổ chức các chương trình tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của các TTHTCĐ 4. Thái độ - Bản thân có thái độ trung thực, thận trọng trong việc đánh giá thực trạng và nhu cầu điều dưỡng của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên TTHTCĐ - Bản thân có thái độ nghiêm túc trong việc tổ chức chương trình bồi dưỡng cho đội ngũ này. C. NỘI DUNG 1. Thực trạng về năng lực đội ngũ quản lý Hoạt động 1: Tìm hiểu cách thức điều tra thực trạng đội ngũ quản lý và giáo viên của TTHTCĐ - Bằng nhiều phương pháp điều tra, phỏng vấn, hay quan sát nghiên cứu trên báo cáo số liệu xác định được thực trạng của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của TTHTCĐ Hoạt động 2:Nhận dạng được đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên TTHTCĐ Theo hướng tra cứu, nghiên cứu tài liệu 1. Cán bộ quản lý gồm 3 người a. Giám đốc TTHTCĐ là một cán bộ quản lí cấp xã chủ tịch hoặc phó chủ tịch kiêm nhiệm. Giám đốc TTHTCĐ là người quản lý, điều hành mọi hoạt động của trung tâm và chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan quản lý cấp trên về mọi hoạt động của trung tâm. Giám đốc TTHTCĐ do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện ra quyết định theo đề nghị của Uỷ ban nhân dân xã b. Hai phó giám đốc - Một là cán bộ lãnh đạo trường THCS hoặc trường tiểu học - Một là cán bộ lãnh đạo của hội khuyến học - Hai phó giám đốc do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện quyết định theo đề nghị của Giám đốc TTHTCĐ c. Giáo viên của TTHTCĐ gồm: - Giáo viên được phòng Giáo dục biệt phái để dạy chương trình XMC và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ và củng cố chất lượng giáo dục phổ cập - Báo cáo viên dạy các lớp chuyên đề, cộng tác viên, hướng dẫn viên là những người tình nguyện tham gia hướng dẫn tại TTHTCĐ theo hợp đồng thoả thuận với Giám đốc trung tâm. - Nhiệm vụ và quyền hạn của giám đốc, các phó giám đốc và giáo viên, cộng tác viên của các TTHTCĐ quy định rất rõ ràng. Hoạt động 3: Lập bảng so sánh điểm mạnh, điểm yếu thực tế của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên TTHTCĐ ở mỗi địa phương. 1. Điểm mạnh của cán bộ quản lý - Đối với cán bộ quản lý ở TTHTCĐ nhìn chung đều là cán bộ chủ chốt ở xã, phường. Họ nhiệt tình trong công việc, có một số quyền lực nhất định trong Đảng, chính quyền, đoàn thể - Đối với giáo viên: nhìn chung nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm trước cộng đồng. Có một số kinh nghiệm trong việc vận động quần chúng tham gia hoạt động cộng đồng. B. Điểm yếu - Đối với cán bộ quản lý TTHTCĐ do kiêm nhiệm nên bận nhiều công việc chung nên ít tham gia quản lý TTHTCĐ. Nhìn chung thiếu kiến thức, nghiệp vụ quản lý giáo dục ở cộng đồng. Cán bộ quản lý TTHTCĐ thường thay đổi theo nhiệm kỳ bầu cử. - Đối với giáo viên, baó cáo viên hầu hết chưa có nghiệp vụ dạy học người lớn nên gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức giảng dạy các lớp chuyên đề. Một số giáo viên nghỉ hưu nhiệt tình nhưng sức khoẻ yếu. Nội dung 2: Nội dung cần bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và giáo viên ở TTHTCĐ Hoạt động 1: Xác định nội dung cần bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và giáo viên TTHTCĐ a. Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý các TTHTCĐ b. Bồi dưỡng tập huấn cho giáo viên, hướng dẫn viên về phương pháp dạy học người lớn tại các TTHTCĐ Nội dung 3: Một số kỹ năng cần thiết để tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các TTHTCĐ Hoạt động 1: Nhận biết một số kỹ năng cần thiết để tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên TTHTCĐ - Kỹ năng thảo luận nhóm - Kỹ năng đặt câu hỏi - Kỹ năng lắng nghe - Kỹ năng trình bày - Kỹ năng khởi động trò chơi Kết luận: Qua nghiên cứu tự học module 30 tổ chức lớp tập huấn cho: - Nâng cao năng lực cho cán bộ quản TTHTCĐ - Nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở TTHTCĐ Bản thân rút ra bài học: 1. Mô hình học tập TTHTCĐ cấp xã/ phường là cần thiết, là cơ sở của GDTX ngày càng được đánh giá cao, là mô hình giáo dục có hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu “ giáo dục cho mọi người” và xây dựng “ xã hội học tập” 2. Đội ngũ cán bộ quản lý l còn hạn chế vì đều là cán bộ kiêm nhiệm nên sự đầu tư thời gian còn ít. Họ có rất ít kinh nghiệm về nghiệp vụ quản lý các TTHTCĐ. Đội ngũ giáo viên, cộng tác viên nhiệt tình song hạn chế nhiều về nghiệp vụ sư phạm 3. Biện pháp khắc phục - Mở các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý - Mở các lớp tập huấn nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên à cộng tác viên

File đính kèm:

  • docbai thu hoach BDTX(1).doc