- Hệ thống các cơ quan sinh dục nam và nữ không bị bệnh và thực hiện tốt chức năng của chúng.
- Chức năng tình dục của hệ thống các cơ quan sinh dục
- Chức năng sinh sản của các cơ quan sinh dục.
* Các vấn đề đối với sức khoẻ sinh sản vị thành niên hiện nay:
+ Tỷ lệ nạo hút thai cao, mỗi năm gần 1.4 triệu lượt phá thai trong đó có 300 000 thanh niên chưa kết hôn.
+ Nguy cơ về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, đặc biệt là HIV/AIDS (50% tỷ lệ người nhiễm HIV là thanh thiếu niên, trong đó 14% là trẻ dưới 5 tuổi
* Nguyên nhân: Sự thiếu hiểu biết trong thanh thiếu niên về sức khoẻ sinh sản vị thành niên.
*Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên bao gồm tư vấn về tuổi dậy thì, vệ sinh kinh nguyệt, phòng tránh mang thai ngoài ý muốn và phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả HIV/AIDS.
Tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em thành người lớn. Trong giai đoạn này có rất nhiều sự thay đổi về mặt thể chất và sinh lý. Tuổi dậy thì thường ở trong khoảng 9 - 17 tuổi. Kinh nguyệt ở bạn gái và mộng tinh ở bạn trai là dấu hiệu chính của dậy thì.
15 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề SKSS - HIV/AIDS- Ma Túy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u em học sinh bị những đối tượng xấu kích động, lôi kéo sử dụng ma tuý, tham gia vận chuyển, mua bán ma tuý.
* Do muốn thoả mãn tính tò mò của tuổi trẻ, thích thể hiện mình, nhiều em đã chủ động đến với ma tuý.
* Do tâm lý đua đòi, hưởng thụ; nhiều em học sinh có lối sống buông thả, dễ bị lôi kéo, sa ngã. với những học sinh này không chỉ sử dụng ma tuý mà còn tham gia vận chuyển, mua bán ma tuý nhằm mục đích kiếm tiền để thoả mãn thú vui hưởng lạc.
* Một số trường hợp do hoàn cảnh gia đình bất lợi như: Bố, mẹ bỏ nhau; gia đình bất hoà, mồ côi cha mẹ hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn... Do buồn chán cô đơn, không làm chủ được bản thân các em đã chủ động tìm đến với ma tuý.
3.2. Dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy
- Trong cặp sách hoặc túi quần áo thường có dụng cụ dùng sử dụng chất ma túy như: bật lửa, kẹo cao su, giấy bạc;
- Hay xin ra ngoài đi vệ sinh trong thời gian học tập;
- Thường tụ tập ở nơi hẻo lánh
- Thường hay xin tiền bố mẹ nói là đóng tiền học, quỹ lớp;
- Lực học giảm sút;
- Hay bị toát mồ hôi, ngáp vặt, ngủ gà ngủ gật, tính tình cáu gắt, da xanh tái, ớn lạnh nổi da gà, buồn nôn, mất ngủ, trầm cảm
- Ngại tiếp xúc với người thân, bạn tốt, có ý xa lánh mọi người; cố tránh các hoạt động vui chơi lành mạnh.
4. Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma tuý
a) Một số thủ đoạn của các đối tượng buôn bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý thường sử dụng để lôi kéo, cưỡng bức học sinh, sinh viên sử dụng ma tuý, tham gia buôn bán ma tuý.
- Kích thích tính tò mò, hiếu kỳ, tự ái của các em: khích t ớng, cho dùng thử, gán nợ bằng tài sản;
- Sử dụng “vệ tinh” đến khu vực trường học, thuê trọ quan sát phát hiện các HS chơi bời, con nhà giàu...lôi kéo, dụ dỗ các em SD, MB ma túy;
- Thông qua các HS, SV ngiện để dụ dỗ lôi kéo;
- Nắm bắt các điểm yếu của các em để từ đó khống chế, c ỡng bức các em sử dụng ma túy.
* Những học sinh, sinh viên mà các đối tượng buôn bán ma tuý thường chú ý rủ rê lôi kéo
+ Học sinh, Sinh viên thuộc con nhà giàu có, có biểu hiện chơi bời, hư hỏng.
+ Học sinh, Sinh viên có ý thức tổ chức kỷ luật kém, thường vi phạm nội quy, quy chế nhà trường, bị xử lý kỷ luật, biểu hiện chán học.
+ Học sinh, Sinh viên là con em các đồng chi lãnh đạo các cấp, các ngành.
+ Học sinh, Sinh viên là người nông thôn, dân tộc ít người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn hoặc ở những vùng trọng điểm về ma tuý.
+ Học sinh, Sinh viên gia đình không hoàn thiện (Bố, Mẹ mất sớm; Bố, Mẹ ly dị...hoặc trong gia đình có người phạm tội bị bắt giữ..)
b) Trách nhiệm của Học sinh trong phòng, chống ma tuý
- Học tập, nghiên cứu nắm vững những quy định của pháp luật đối với công tác phòng, chống ma tuý và nghiêm chỉnh chấp hành.
- Không sử dụng ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào.
- Không tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc làm những việc khác liên quan đến ma tuý.
- Khuyên nhủ bạn học, người thân của mình không sử dụng ma tuý hoặc tham gia các hoạt đông vận chuyển, mua bán ma tuý.
- Khi phát hiện những Học sinh, Sinh viên có biểu hiện sử dụng ma tuý hoặc nghi vấn buôn bán ma tuý phải báo cáo kịp thời cho Thầy, Cô giáo để có biện pháp ngăn chặn.
- Nâng cao cảnh giác tránh bị đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo vào các việc làm phạm pháp, kể cả việc sử dụng và buôn bán ma tuý.
- Có ý thức phát hiện những đối tượng có biểu hiện nghi vấn dụ dỗ Học sinh, Sinh viên sử dụng ma tuý hoặc lôi kéo Học sinh, Sinh viên vào hoạt động vận chuyển, mua bán ma tuý; báo cáo kịp thời cho Thầy, Cô giáo hoặc cán bộ có trách nhiệm của nhà trường.
- Phát hiện những đối tượng bán ma tuý xung quanh khu vực trường học và kịp thời báo cáo cho Thầy, Cô giáo, cán bộ nhà trường.
- Phát hiện và báo cáo kịp thời cho chính quyền địa phương những đối tượng mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý và những nghi vấn khác xảy ra ở địa bàn mình cư trú hoặc tạm trú.
- Tích cực tham gia phong trào phòng, chống ma tuý do nhà trường, tổ chức đoàn, tổ chức hội phụ nữ phát động.
- Hưởng ứng và tham gia thực hiện những công việc cụ thể, góp phần thực hiện nhiệm vụ phòng, chống ma tuý tại nơi cư trú, tạm trú do chính quyền địa phương phát động.
- Ký cam kết không vi phạm pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn ma tuý.
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HIV/AIDS VÀ ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN HIV/AIDS (30/11/2012 )
- AIDS laø hoäi chöùng suy giaûm mieãn dòch maéc phaûi.
-Taùc haïi vaø con ñöôøng laây truyeàn HIV / AIDS
AIDS laø thaûm hoaï cuûa loaøi ngöôøi vì:
-Tyû leä töû vong cao.
-Khoâng coù vacxin phoøng vaø thuoác chöõa.
- Laây lan nhanh.
bieän phaùp phoøng ngöøa laây nhieãm AIDS?
- Chuû ñoäng phoøng traùnh laây nhieãm AIDS.
- Khoâng tieâm chích ma tuyù, khoâng duøng chung kim tieâm, kieåm tra maùu tröôùc khi truyeàn
-Soáng laønh maïnh , chung thuyû moät vôï, moät choàng
-Ngöôøi meï bò AIDS khoâng neân sinh con
* HIV là gì? HIV là một loại vi rút có khả năng lây lan nhanh và bất cứ ai cũng có thể bị lây nhiễm HIV. HIV gây ra suy giảm miễn dịch ở người và dẫn đến bệnh AIDS. Cho tới nay chưa có vắc xin phòng HIV.
* AIDS là gì? AIDS là bệnh lây truyền do vi rút HIV gây ra. AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV, vì khi đó hệ thống miễn dịch của cơ thể bị phá huỷ hoàn toàn, cơ thể bị suy kiệt nên dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác dẫn đến tử vong. Cho đến nay chưa có thuốc chữa tri đặc hiệu với bệnh AIDS.
* Vi rút lây truyền qua đường nào? Đã xác định chắc chắn vi rút HIV lây truyền từ người này sang người khác chủ yếu qua 3 đường sau:
- Lây truyền qua đường máu: Thường là truyền máu, tiêm chích, săm da, qua các vết sước trên da, niêm mạc
- Lây truyền qua đường quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục với một hay nhiều bạn tình mà không biết họ có nhiễm HIV hay không; Sử dụng bao cao su không thường xuyên và không đúng cách; Quan hệ tình dục trong khi bản thân hoặc bạn tình còn đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Lây truyền từ mẹ sang con: Mẹ nhiễm HIV truyền sang con trong thời kỳ mang thai, lúc sinh con và khi cho con bú.
* Làm thế nào để biết mình có bị nhiễm HIV hay không? Chỉ có làm xét nghiệm HIV mới xác định được có bị nhiễm hay không bị nhiễm HIV.
CÁCH PHÒNG LÂY NHIỄM HIV/AIDS:
1. Phòng lây nhiễm HIV/AIDS qua đường máu.
- Chỉ tiêm chích hoặc truyền máu khi thật cần thiết, nhưng phải sử dụng bơm kim tiêm riêng. Tốt nhất là sử dụng bơm kim tiêm dùng 1 lần rồi bỏ đi.
- Dùng riêng các đồ dùng cá nhân có tác động tới da, niêm mạc, máu, như: Dao cạo râu, kim săm, cắt móng tay, bàn chải đánh răng.
- Mang găng, khẩu trang và thận trọng các thao tác băng bó vết thương chảy máu, tiêm chích cho người khác, đỡ đẻ hoặc tiếp xúc với máu, dụng cụ sắc nhọn dây dính máu.
2. Phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục.
- Chung thuỷ một bạn tình.
- Tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su đúng cách mỗi lần quan hệ tình dục. Không nên quan hệ tình dục khi bản thân hoặc bạn tình đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: Lậu, giang mai, nấm
3. Phòng lây nhiếm HIV từ mẹ sang con.
- Nếu biết mình đã bị nhiễm HIV thì cân nhắc kỹ có nên sinh con hay không, hoặc đến cơ sở y tế để được tư vấn giúp đỡ.
- Khi sinh con phải đến cơ sở y tế ( Bệnh viện huyện, tỉnh).
- Không cho con bú trực tiếp sữa mẹ, nên vắt sữa ra bình đun nóng sau đó mới cho con bú (cần được tư vấn và hướng dẫn của bác sỹ).
* Mặc dù cho tới nay chưa có vắc xin phòng HIV và chưa có thuốc đặc hiệu chữa khỏi bệnh AIDS, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa lâynhiễm HIV nếu mỗi người tự bảo vệ mình bằng cách:
- Nâng cao hiểu biết và cách phòng, chống HIV/AIDS
- Không có hành vi nguy cơ làm lây nhiễm HIV, thường xuyên thực hiện các biện pháp an toàn để bảo vệ mình: An toàn trong tiêm chích, an toàn trong quan hệ tình dục.
- Chia sẻ hỗ trợ và giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS hoà nhập cộng đồng cùng nhau tham gia phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS.
Tại sao người sống chung với HIV/AIDS lại bị kỳ thị?
- Mọi người thiếu kiến thức chính xác về HIV/AIDS và không biết HIV lây truyền như thế nào. Do hiểu sai, họ sợ tiếp xúc thông thường với những người có HIV/AIDS sẽ bị lây nhiễm.
- HIV gắn liền với những hành vi vốn đã bị kỳ thị ở nhiều nơi như quan hệ tình dục đồng giới, mại dâm và tiêm chích ma túy.
Phân biệt đối xử với người sống chung với HIV/AIDS là gì?
- Người sống chung với HIV/AIDS bị cách ly khỏi cộng đồng, bị cô lập. Họ bị đối xử như những người xấu. Trong nhiều trường hợp, những người thân của những người sống chung với HIV/AIDS cũng bị cộng đồng xa lánh.
- Quyền được học tập, làm việc và chăm sóc như những người bình thường khác bị vi phạm.
- Quyền được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ bị vi phạm.
Hậu quả của kỳ thị và phân biệt đối xử là gì?
- Những người có hành vi nguy cơ cao ngại đi xét nghiệm HIV do sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử. Nếu họ nhiễm HIV mà không biết tình trạng HIV của mình, họ có thể làm lây truyền sang nhiều người khác. Điều này dẫn tới sự gia tăng số ca nhiễm mới.
*
Những người sống chung với HIV/AIDS bị tổn thương, suy sụp và càng thêm bi quan.
*
Nhiều người bị tước cơ hội học tập, làm việc, trong khi ở giai đoạn HIV, họ vẫn khỏe mạnh và vẫn có khả năng cống hiến cho gia đình và cộng đồng trong nhiều năm nữa.
Đối xử với người sống chung với HIV/AIDS như thế nào?
*
Luôn nhớ rằng HIV/AIDS là một bệnh, KHÔNG PHải là tệ nạn xã hội.
*
Hãy giao tiếp và hỗ trợ những người sống chung với HIV/AIDS. Đối xử với họ như với tất cả mọi người. Họ cần có cơ hội học tập, làm việc và tham gia các hoạt động trong cộng đồng như tất cả mọi người. Không kỳ thị và phân biệt đối xử với họ!
Nếu bạn là người sống chung với HIV/AIDS, hãy biết rõ quyền của mình theo Luật Phòng chống HIV/AIDS:
*
Bạn có quyền đi học và làm việc như bất kỳ sinh viên/học sinh khác.
*
Bạn không bị đuổi học chỉ vì lý do bạn bị nhiễm HIV.
*
Bạn không bị tách biệt, hạn chế, hoặc cấm tham gia các hoạt động tập thể, hoặc không được hưởng các dịch vụ chỉ vì bạn nhiễm HIV.
*
Bạn không bị yêu cầu phải xét nghiệm xem có nhiễm HIV không.
*
Bạn không bị yêu cầu trình kết quả xét nghiệm cho trường học/nơi làm việc.
File đính kèm:
- CHUYEN DE SKSS.doc