Chuyên đề Quần cư và đô thị hóa

Câu 1. Bối cảnh toàn cầu hóa cho đô thị hóa ở Việt Nam? Bài học cho Việt Nam?

Câu 2. Mối quan hệ giữa đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế (sử dụng số liệu trong Data sheet)?

-------------------------------------------

I. BỐI CẢNH CỦA TOÀN CẦU CHO ĐÔ THỊ HÓA Ở VIỆT NAM. BÀI HỌC CHO VIỆT NAM:

 1. Một số nét cơ bản về bối cảnh toàn cầu hóa:

Hiện nay, quá trình toàn cầu hóa đã và đang là một xu thế tất yếu, một sự lựa chọn cho quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Bởi vì, không một nước nào có thể tự mình đáp ứng đầy đủ những nhu cầu cho sự phát triển. Mối quan hệ có vẻ mang tính ràng buộc ấy vô hình đã tạo ra những thuận lợi, những cơ hội cho sự tăng trưởng và chuyển biến trong các ngành kinh tế cũng như các vấn đề xã hội, nhưng đồng thời cũng tạo ra những khó khăn, thách thức không nhỏ, đòi hỏi mỗi một quốc gia cần phải có những chính sách mang tính chiến lược cho quá trình phát triển của mình, nhanh chóng hội nhập với xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra ngày một nhanh và sâu rộng.

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2220 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Quần cư và đô thị hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thôn không thể thay thế cho quá trình đô thị hóa lành mạnh. Quả thực, khó có thể tưởng tượng một ngành công nghiệp hoạt động tại nông thôn lại có thể phát triển xuất khẩu trong điều kiện thương mại cạnh tranh như hiện nay. Đô thị hóa nhanh chóng và sự phát triển của những thành phố lớn ở các quốc gia đang phát triển cho thấy sau khi xem xét kỹ, lợi ích kinh tế nhờ quy mô và các hiệu ứng tập trung đô thị hiệu quả đang vượt trội so với các yếu tố phi kinh tế do quy mô gắn liền với các thành phố siêu lớn ở các quốc gia đang phát triển. Thông qua số liệu của Data sheet ta có thể đưa ra được một số nét cơ bản về mối quan hệ giữa đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế. Bảng 2: Một số quốc gia có tỉ lệ dân đô thị cao so sánh với chỉ số về GNI/người, Tg, tuổi thọ TT Quốc gia Số dân (triệu người) Tỉ lệ dân đô thị (%) GNI/người (USD) Tg (%) Tuổi thọ TB (tuổi) 1 Bahrain 1.3 100 33 690 1.3 75 2 Singapore 5.2 100 49 780 0.5 81 3 Malta 0.4 100 23 170 0.2 79 4 Nauru 0.01 100 - 1.9 56 5 Belgium 11.0 99 36 610 0.2 80 6 Venezuela 29.3 94 12 220 1.6 74 7 Iceland 0.3 93 32 840 0.9 81 8 Israel 7.9 92 27 010 1.7 82 9 Japan 128.1 86 33 440 - 0.1 83 10 UnitedStates 311.7 79 45 640 0.5 78 (Nguồn: 2011 world population data sheet) (Số dân, tỉ lệ dân đô thị và tuổi thọ là số liệu tính đến giữa năm 2011; GNI/người là số liệu tính đến năm 2009) Qua toàn bộ Data sheet và bảng số liệu trên ta nhận thấy các quốc gia có quá trình đô thị hóa phù hợp là các quốc gia có tỉ lệ đô thị cao, GNI/người cao, tỉ suất gia tăng tự nhiên (Tg) thấp, tuổi thọ trung bình cao, đô thị hóa gắn với phát triển kinh tế như Bahrain, Singapore, Belgium, United States, Japan.... Các quốc gia có quá trình đô thị hóa bất hợp lí là các quốc gia có tỉ lệ đô thị hóa cao nhưng GNI/người còn thấp, tỉ suất gia tăng tự nhiên (Tg) cao, tuổi thọ trung bình còn ở mức thấp điển hình như Nauru, tỉ lệ dân đô thị là 100% nhưng Tg cao 1.9, tuổi thọ trung bình chỉ có 56 tuổi. Qua đó cho thấy con số 100% không phải là con số thể hiện sự văn minh. Một số quốc gia đô thị hóa đạt 100% còn là do đặc điểm điều kiện tự nhiên của đất nước hạn chế phát triển khu vực I chứ không phải con số này là con số có do phát triển mạnh mẽ nền kinh tế. Một minh chứng thuyết phục nữa là các cường quốc kinh tế trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Đức lại không có tỉ lệ đô thị hóa tuyệt đối đạt 100%, nguyên nhân chính là do điều kiện tự nhiên, tài nguyên đa dạng là cơ sở vững chắc cho khu vực I phát triển hiệu quả dù nó chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu nền kinh tế, đây cũng là chính sách đảm bảo cho sự phát triển cân đối nền kinh tế và một lần nữa khẳng định “nông nghiệp mãi mãi giữ vai trò không thể thay thế được ở mức độ nhất định”. Bảng 3: Một số quốc gia có tỉ lệ dân đô thị thấp so sánh với chỉ số về GNI/người, Tg, tuổi thọ TT Quốc gia Số dân (triệu người) Tỉ lệ dân đô thị (%) GNI/người (USD) Tg (%) Tuổi thọ TB (tuổi) 1 Burundi 10.2 11 390 3.2 57 2 Malawi 15.9 14 780 2.7 54 3 Uganda 34.5 15 1 190 3.4 54 4 Trinidad&Tobago 1.3 14 24 970 0.6 70 5 PapuaNewGuinea 6.9 13 2 260 2.6 62 6 Niger 16.1 17 680 3.6 55 7 Ethiopia 87.1 17 930 2.7 56 8 Cambodia 14.7 20 1 820 1.8 62 9 Afghanistan 32.4 22 860 2.8 44 10 Việt Nam 87.9 30 2 790 1.0 73 (Nguồn: 2011 world population data sheet) Đồng thời, các quốc gia có tỉ lệ dân đô thị thấp thường có GNI/người thấp, tỉ suất gia tăng tự nhiên (Tg) cao, tuổi thọ trung bình thấp, điển hình như Burundi là quốc gia có tỉ lệ đô thị hóa thấp nhấp thế giới, 11% năm 2009 nhưng GNI/người chỉ có 390USD, Tỉ suất gia tăng tự nhiên là 3,2%, tuổi thọ bình quân là 57. Hay Uganda mức độ đô thị hóa chỉ đạt 15%, GNI/người 1190 USD/người, Tg cao 3.4%, tuổi thọ thấp trung bình là 54 tuổi. Qua đó cho thấy đô thị hóa rõ ràng đã không thúc đẩy được quá trình công nghiệp hóa cũng như tạo động lực cho toàn nền kinh tế tăng trưởng. Phân tích bảng Data sheet phần lớn các quốc gia gặp phải tình trạng đô thị hóa không đi kèm với tăng trưởng là các quốc gia nhỏ ở châu Phi. Tuy nhiên có những quốc gia tuy tỉ lệ đô thị còn thấp Việt Nam là một quốc gia có quá trình đô thị hóa diễn ra còn chậm, đến 2009 mới đạt 30%, đây là mức thấp so với các nước kinh tế phát triển và nhiều nước kinh tế đang phát triển. Tỉ lệ dân thành thị và chỉ số GNI/người còn thấp phản ánh sự phát triển của kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng còn yếu. Như vậy, Việt Nam vẫn ở giai đoạn đầu của quá trình đô thị hóa, tức là giai đoạn chuyển dịch lao động từ khu vực I sang khu vực II và III. Cùng với sự biến đổi chung của nền kinh tế đất nước đòi hỏi các đô thị Việt Nam cần có những bước phát triển rõ rệt hơn nữa để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình, trở thành yếu tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tổng hợp các phân tích trên ta có thể kết luận: Đô thị lớn thường là các đô thị hóa có chức năng đa dạng, có điều kiện, cơ sở để phát triển mạnh mẽ nền kinh tế, từ đó tạo ra nhiều việc làm, tạo ra thu nhập, tạo ra sự thịnh vượng. Các đô thị nhỏ ngược lại đơn chức năng, tiềm lực kinh tế nhỏ bé, phạm vi ảnh hưởng trên thế giới nhỏ hơn, do đó kinh tế phát triển ở mức độ trung bình và nhỏ hơn so với các thành phố có qui mô toàn cầu. Hay nói cách khác ta thấy nổi lên hai chiều hướng: Cùng chiều khi đô thị phát triển và kinh tế phát triển; Ngược chiều khi đô thị phát triển nhưng kinh tế không phát triển hay đô thị và kinh tế cùng phát triển ở mức độ thấp. Từ kết luận trên ta có thể nghiên cứu một số thành phố toàn cầu trên trên thế giới để thấy rõ hơn tác động tích cực của đô thị hóa lên kinh tế và tác động ngược trở lại của kinh tế với quá trình đô thị hóa. các thành phố trên thế giới đã được xếp hạng dựa trên mối liên hệ thông qua bốn "dịch vụ sản xuất tiên tiến: Kế toán, quảng cáo, ngân hàng / tài chính và pháp luật. Phân chia thành 4 loại: - Loại "Alpha" thành phố trên thế giới - Loại "Beta" thế giới thành phố - Loại "Gamma" thế giới thành phố - Các thành phố khác. Điển hình nhất là thành phố Tokyo, New York và London – 3 thành phố Alpha – thành phố toàn cầu lớn nhất trên thế giới. • Tokyo không chỉ là trung tâm hành chính của Nhật Bản mà Tokyo còn là trung tâm kinh tế của thế giới. Khu đại đô thị Tokyo tổng dân số là 35.2 triệu người, tổng GDP theo sức mua tương đương là 1.691 tỷ USD năm 2009, biến nó trở thành vùng đô thị có GDP lớn nhất toàn cầu. Tính đến năm 2008, có 47 công ty trong danh sách Global 500 có trụ sở đặt tại Tokyo, gấp đôi so với Paris. • New York là một trung tâm toàn cầu về thương mại và giao dịch quốc tế. Vùng đô thị New York có tổng sản phẩm vùng ước tính là 1,53 ngàn tỉ đô la Mỹ trong năm 2009 khiến nó trở thành thành phố lớn thứ hai trên thế giới. Theo Cinco Dias, New York kiểm soát 40% tài chính thế giới năm 2008 và là trung tâm tài chính lớn nhất thế giới. Với vai trò là một thành phố toàn cầu tiên phong, New York có một tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đối với thương mại, tài chính, văn hóa, thời trang và giải trí toàn cầu. • Luân Đôn là thủ đô của Anh và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UK), đồng thời là vùng đô thị lớn nhất UK và cũng là khu vực đô thị rộng thứ hai về diện tích trong Liên minh Châu Âu (EU). Luân Đôn chiếm khoảng 20% giá trị GDP của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (hay 646 tỷ USD trong năm 2009). Hơn một nửa trong số 100 công ty cổ phần hàng đầu của UK và hơn 100 trong số 500 công ty lớn nhất Châu Âu đóng trụ sở chính tại trung tâm Luân Đôn. Hơn 70% công ty hàng đầu UK đặt tại vành đai đô thị Luân Đôn, và 75% trong 500 công ty dồi dào tài chính nhất có văn phòng ở Luân Đôn. Trong 130 thành phố được xếp hạng, TP Hồ Chí Minh là thành phố beta xếp thứ 84/130. Trong lãnh thổ Việt Nam là TP. Hồ Chí Minh - thành phố đông dân nhất, trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của nước ta. Thành phố Hồ Chí Minh có tỉ lệ dân đô thị đạt trên 83%, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước và giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành phố chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài. Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.800 USD/năm, cao hơn so với trung bình cả nước là 1168 USD/năm. Tổng GDP cả năm 2010 đạt 418.053 tỷ đồng (tính theo gía thực tế khoảng 20,902 tỷ USD), tốc độ tăng trưởng đạt 11.8%. Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%. Tuy vẫn còn nhiều hạn chế trong vấn đề phát triển đô thị nhưng TP. Hồ Chí Minh vẫn xứng đáng là đầu tàu của cả nước, đô thị hóa về cơ bản vẫn được phát triển song hành cùng kinh tế, phát triển dựa vào kinh tế và thúc đẩy kinh tế phát triển. Quá trình đô thị hóa trên thế giới đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau và ở những mức độ khác nhau. Trong lịch sử phát triển của mình đô thị hóa luôn gắn liền với tăng trưởng kinh tế. Giữa đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ hữu cơ, nhân quả khăng khít. Một mặt, chính sự phát triển kinh tế, nâng cao tốc độ tăng trưởng, đa dạng hóa ngành nghề kinh tế là cơ sở quan trọng nhất để hính thành và phát triển đô thị. Mặt khác, hệ thống đô thị một khi được hình thành và có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển thì lại trở thành nơi hấp dẫn các hoạt động kinh tế. Hai quá trình này đan xen nhau, dựa vào nhau và có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Địa lý đô thị, TS Phạm Thị Xuân Thọ, NXB Giáo dục, 2008. 2. Địa lí kinh tế - xã hội đại cương, Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), NXB Đại học Sư phạm, 2006. 3. Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, Lê Thông (chủ biên), NXB Đại học Sư phạm, 2007. 4. Đô thị học nhập môn, Trương Quang Thao, NXB Xây dựng, 2001. 5. Thăng Long - Hà Nội 1000 năm đô thị hóa, GS.TS Lê Hồng Kế, NXB Chính trị quốc gia, 2010. 6. Một số trang web: - Google.com.vn - Wikipedia.org - ashui.com

File đính kèm:

  • docĐTH_Mai.doc