- Thơ Đường là thơ sinh ra trong thời đại nhà Đường (618-917). Thơ Đường là đỉnh cao của thơ ca Trung Quốc và của nhân loại. Có thể nói trong văn chương nói chung và thơ ca nói riêng thể loại thơ Đường có sức sống mãnh liệt nhất. Một trong những lý do làm nên sức sống mãnh liệt đó là sự tinh diệu trong nghệ thuật. Nguyên do khác là tư duy Trung Quốc ở thời đại hoàng kim của xã hội phong kiến (nhà Đường) có sự hội nhập của ba dòng tư tưởng, ba kiểu tư duy tiêu biểu của phương Đông là Nho, Phật, Lão. Sự hội nhập này là một quá trình biện chứng. Nó dung hội ưu điểm của ba dòng tư tưởng: tính thực tiễn và duy lý của Nho gia, tính chất huyền diệu, vô vi của Đạo gia, tính chất từ bi và siêu thế của Phật giáo; đồng thời nó cũng chế ước lẫn nhau, không có một kiểu tư duy nào độc chiếm ưu thế (mặc dù Nho được ủng hộ bởi triều đình), khiến cho tư duy Trung Quốc thời này đã đạt được một sự quân bình. Nó hướng tới cái cao siêu nhưng không hề viển vông, nó hợp lý và thực tiễn nhưng không dung tục tầm thường; Nó tìm được sự dung hoà trong những quan hệ thống nhất, tương giao để đạt đến sự hoà diệu. Vì thế
Thơ Đường với những kết tinh ưu tú về cả hình thức, nội dung, tư duy nghệ thuật đã vượt thời gian để tồn tại và chắc chắn còn tiến xa hơn nữa về tương lai.
14 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Phương pháp tiếp cận thơ đường trong chương trình Ngữ Văn 7 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Đại Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuộc, ở quê nhà hay đêm tha hương cũng chỉ vầng trăng ấy. Gặp trăng như gặp lại người quen, thấy trăng mà sinh ra nỗi nhớ. Đó là tâm tình hết sức tự nhiên. Tác giả đã dùng từ vọng - nhìn bằng tâm tưởng, dõi vầng trăng mà hình dung những điều thân thuộc. Vì tình quê luôn thường trực nên chỉ cần một ánh trăng gợi vô vàn kỉ niệm. Với Lí Bạch, một người tài nhưng lận đận công danh, một tâm hồn phóng khoáng lãng mạn, một thời hoa niên múa kiếm dưới trăng trên núi Nga Mi quê nhà thì vầng trăng càng có một dấu ấn đặc biệt.
- Một khoảnh khắc bất ngờ gặp lại vầng trăng, trăng cứ nói đến đã sáng cứ gì trăng tròn, trăng viên mãn mà người xa cách, ánh trăng làm xót xa lòng người, không nỡ lòng nào mà ngắm nữa. Tình quê trĩu nặng khiến mái đầu cúi xuống. Thế nên câu kết tất phải là: “Cúi đầu nhớ cố hương.”
Nhà thơ đã lấy cái vô tình để nói cái hữu tình, lấy cái vô ý tả ý
Cái ngẩng đầu ở câu trên là một phản ứng tự nhiên, vô tình gần như vô thức- trăng sáng quá bất giác ngắm trăng (nhà thơ không cố ý). Ngắm trăng thì dậy lên nỗi nhớ quê đau đáu. Trăng làm người xót xa, sầu não, tình quê day dứt, tái tê làm trĩu nặng mái đầu (còn ngẩng thế nào được). Cái cúi đầu ở câu cuối là phản ứng dây chuyền tất yếu và cũng là vô thức . Sự vận động tâm lí của chủ thể trữ tình thu lại kết đọng trong một hình tượng chân thực: cúi đầu nhớ cố hương . Tình ý trong bài thơ hết sức chân thật, tự nhiên mà sâu sắc.
+ Nửa sau hai câu thơ đối chỉnh: vọng minh nguyệt/ tư cố hương diễn tả một phản ứng tâm lý dây chuyền bắt buộc hai từ trước đó phải là ngẩng đầu/cúi đầu.
3- Từ ngữ, câu
- Toàn bài chữ nào cũng rõ ràng, dễ hiểu, giản dị đến trong suốt mà ý tứ vẫn rất sâu đậm, cảm xúc vẫn rất tha thiết. Chữ nào cũng đầy hàm ý.
- Câu: Kết cấu lỏng lẻo đem lại sự phổ biến, đồng cảm của rất nhiều người cùng cảnh.
4- Kết bỏ lửng, gợi vô vàn dư ba.
Chủ đề của bài là “tư hương” nhưng bài thơ dành đến ba câu tả trăng. Tuy tả trăng mà nỗi nhớ cũng đã ẩn bên trong thao thức, chập chờn. Đến khi nói được điều tâm niệm “tư cố hương” thì bài thơ liền dừng lại. Còn nhớ thế nào, nhớ những gì không cần nói nữa. Đấy là chỗ dành cho độc giả tự tưởng tượng và chiêm nghiệm vì ai mà chẳng từng nhớ quê.
(nhiều người khi phân tích bài thơ đã tách hai câu đầu, hai câu cuối nhưng thiết nghĩ từ việc khám phá trên ta thấy bài thơ là một chuỗi hoạt động tâm lí dây chuyền của chủ thể trữ tình, cảm xúc nhất khí từ đầu đến cuối bài nên không nên tách bạch 2 phần)
Bài HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ của Hạ Tri Trương
Phiên âm
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?
Dịch nghĩa
Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về
Giọng quê không đổi, nhưng tóc mai đã rụng
Trẻ con gặp mặt, không quen biết
Cười hỏi: Khách ở nơi nào đến?
Dịch thơ:
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng khách ở chốn nào lại chơi?
(Phạm Sĩ Vĩ dịch, trong Thơ Đường, tập I, NXB Văn học, Hà Nội, 1987)
1- Nhan đề: HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ
“Ngẫu” (như trên đã nói) cho thấy nhà thơ không hề có ý định làm thơ, cũng không nhắc gì đến 50 năm vinh hiển chốn cung đình, đủ biết toàn bộ tâm tình gửi gắm trong cái đích hồi hương.
2- Các mối quan hệ
Đọc bài thơ cảm giác câu chữ rất thường như tự sự, chẳng có gì. Nhưng các mối quan hệ đã làm bật lên cái nồng đậm của cảm xúc. Biểu hiện độc đáo nhất của bài thơ là hàng loạt các tiểu đối (đối trong một dòng thơ)
Câu đầu như lời tự sự:
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
+ Câu thơ 7 chữ nhắc tới hai mốc trong cuộc đời: thiếu tiểu- lão đại (tuổi trẻ- tuổi già); tạo dựng hai sự đối lập: li – hồi (xa nhà- trở về nhà). Thoạt nhìn thì đơn giản không luyện chữ khắc ý, lời lẽ kể tự nhiên nhưng cấu trúc đó đã có sự sắp xếp nó khái quát cuộc đời của cả một con người. Câu thơ giản dị như vô tâm nhưng hàm chứa cái nhìn chiêm nghiệm cả một quãng đường từ thiếu tiểu li gia đến lão đại hồi. Con người ấy tuổi trẻ tang bồng hồ thỉ trả hết nợ công danh, già mới bước chân trở về quê cũ. Vui đấy nhưng cũng ngậm ngùi biết bao.
Câu thứ hai tiếp tục tạo lập một ý đối:
Hương âm vô cải, mấn mao tồi
Giọng quê và tóc mai
+ Mqh giữa một cái đổi- một cái không đổi, cái bất biến- cái vạn biến, cái là linh hồn- cái là thể xác , cái có thể kiếm soát- cái không thể kiểm soát toát lên điều cảm động: mặc cho bể dâu thế sự, mặc cho sự nghiệt ngã của thời gian làm rụng tóc mai ta vẫn là đứa con của quê hương, bao tâm tình thương mến và cả tâm hồn vẫn dành trọn cho quê, minh chứng là hương âm vô cải (giọng quê vẫn thế), tình quê vẫn vẹn nguyên ta nhớ quê hương nhiều lắm- Quê hương còn nhớ ta chăng? Cái vui mừng nhưng cũng đầy hồi hộp, bồi hồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
+ Nhi đồng tương kiến- nửa đầu câu thơ báo hiệu sự vui mừng, náo nức. Sau hơn 50 năm trở về, người gặp đầu tiên là lũ trẻ, vui lắm vì trẻ thơ trong suốt, hồn nhiên . Nhưng bất tương thức- nửa sau câu thơ lại đem đến sự hụt hẫng. Cụ già thì háo hức, mừng vui, vồ vập nhưng lũ trẻ thì không quen biết. Thật mừng vui đấy nhưng tủi lòng biết bao.
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?
+ Mối quan hệ đối lập: đối lập giữa mong ước của người trở về với thực tế hiện hữu. Người về với bao hồi hộp, vồ vập nhớ thương, bao hình dung trông đợi những cảnh tình thân thiết. Nhưng va đập đầu tiên của nhà thơ sau bao háo hức là câu hỏi trong trẻo mà đầy xa lạ của lũ trẻ: Khách tòng hà xứ lai? Một chữ “khách” đã biến người về thành kẻ bơ vơ. Sau tiếng cười, hồn nhiên ấy ta thấy ẩn giấu nỗi buồn thấm thía của cụ già . Ta xa quê lâu quá, giờ trở thành khách lạ trên chính quê hương. Lấy tiếng cười của lũ trẻ diễn tả nỗi đau đắng lòng của người hồi hương.
3- Câu kết
(Trong vốn văn hóa của người phương Đông, quê hương có một vị trí đặc biệt. Đi đâu cũng là lữ thứ tha hương, ở đất khách là người ngụ cư... chỉ nơi chôn rau cắt rốn và được nuôi dưỡng trưởng thành mới là quê hương. Càng về già người ta càng khao khát được trở về “lá rụng về cội”. Tâm tình của Hạ Tri Trương cũng không nằm ngoài quy luật ấy)
Suốt cả ba câu mạch thơ đi nhanh lấp đầy tâm trạng buồn vui lẫn lộn, tủi tủi mừng mừng, náo nức hồi hộp của một người mà cái khao khát hồi hương ấp ủ suốt một đời người giờ được trở về quê. Đến câu cuối nhịp thơ sững lại như phanh gấp. Cái háo hức bồi hồi tan biến chỉ còn sự buồn tủi đến nghẹn lời. Câu thơ cuối ngừng lại bỏ lửng một khoảng trống đầy ám ảnh như khoảng lưu bạch trong bức tranh thủy mặc gợi nhều suy ngẫm, liên tưởng.
+ Cái háo hức bồi hồi, mừng mừng tủi tủi trước đó hay cái đắng lòng ngậm ngùi sau này tựu chung lại cũng là biểu hiện của tình quê tha thiết. Vì vậy mà sgk Văn 7 trong mục ghi nhớ viết: Bài thơ biểu hiện một cách chân thực mà sâu sắc , hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ.
Nhưng kết nối những điều vừa khám phá ta còn có những liên tưởng khác
+ Tình quê không đổi, nhưng con người thì khác rồi. Nhà thơ bắt đầu cảm nhận được quy luật cuộc đời: vạn vật luôn biến dịch trước sự vần xoay của đất trời. Quê hương mà ngày đêm ta ấp ủ niềm vui ngày trở về, quê hương mà lúc nào nơi đất khách ta cũng canh cánh nỗi nhớ giờ đây thành xa lạ. Người trở về bỗng lạc lõng ngay trên chính quê mình. Ta nghĩ đến sự đồng cảm, đồng điệu của bài thơ này với một bài thơ khác của Chế Lan Viên
Trở lại An Nhơn tuổi lớn rồi
Bạn chơi ngày nhỏ chẳng còn ai
Nền nhà nay dựng cơ quan mới
Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người.
Tại sao lại có cảnh huống chua chát đó? Có lẽ để xảy ra cảnh ngộ này là vì từ lâu lắm rồi, từ cái buổi “li gia” thi nhân đã không một lần trở về quê hương, ta xa quê lâu quá mà theo lẽ thường thì: Năng mưa thì giếng năng đầy/ Anh năng đi lại me thầy năng thương (ca dao). Phải chăng đây là lời tạ lỗi của đứa con với người mẹ quê hương?
+ Trong suốt 50 năm đời người, ta đau đáu nỗi nhớ quê, coi kinh kì là đất khách. Giờ về quê, quê trở thành xa lạ, ta trở thành khách trên chính quê hương mình. Quay đầu lại thì đất khách là quê hay đất cũ là quê?
Quê của Basho là thành Ueno. Nhà thơ đã lên Êđô tu Thiền và gắn bó với thành Êđô mười năm trời. Trong mười năm ấy, chắc chắn tác giả không thể không nhớ và khao khát được về thăm quê nhưng khi bước chân về, quay đầu lại thì bỗng thấy chính Êđô mới là cố hương của mình. Điều ngỡ như nghịch lí ấy lại phản ánh đúng một quy luật trong đời sống tinh thần con người: Tâm hồn mỗi con người bao giờ cũng có hai đặc điểm - Lãng quên những gì đang có trong thực tại và tiếc nuối, lưu luyến những gì đã qua. Cũng như nhà thơ khi ở Êđô thì nhớ quê cũ đến khi về quê cũ rồi thì bỗng thấy chính Êđô mới là cố hương. Điều đó sâu xa mà cũng thật giản dị biết bao.
***
Lêi kÕt
Thơ Đường trong nhà trường nằm trong chức năng chung của văn học là góp phần hình thành ở con người những tình cảm nhân văn như yêu mến những vẻ đẹp dịu dàng, trong sáng, thiêng liêng, phẫn nộ trước những điều bất công, phi nghĩa, cảm thông trước những nỗi đau của đồng loại... Mỗi bài thơ Đường được tuyển vào chương trình Ngữ văn phổ thông là một thế giới nghệ thuật vô cùng hấp dẫn. Sức cuốn hút mãnh liệt của nó chính là việc tạo ra các tứ thơ thật lạ, là kiểu tư duy thơ thiên về vẻ đẹp trí tuệ, vẻ đẹp tư tưởng có ích cho tuổi trẻ ngày nay. Vì thế các bài thơ dù được sáng tác từ ngàn năm trước vẫn gần gũi với tâm hồn chúng ta, có ích cho chúng ta. Khám phá thơ Đường là một thú vui trí tuệ về nghệ thuật ngôn từ, cái thú của sự phát hiện tài hoa vượt qua nghệ thuật gò bó, cứng nhắc của luật thơ, vì thế nó đầy cuốn hút với không ít độc giả, nhưng dù sao vẫn là khó đối với học sinh lớp 7- THCS. Những gì được trình bày trên đây chỉ là một tham khảo cho việc khám phá thơ Đường có thêm một lối, bởi vì thế giới nghệ thuật là không lặp lại, mỗi giáo viên và học sinh lại là một chủ thể tiếp nhận. Vì vậy đến với tác phẩm nghệ thuật không nhất thiết phải theo một lối quy định sẵn, chỉ có định hướng mà thôi. Hy vọng chuyên đề này phần nào có ích cho thầy cô và các em.
Tân Yên, ngày 21 tháng 12 năm 2012
Đinh Thúy Hằng
File đính kèm:
- tiep can tho duong.doc