Chuyên đề Phương pháp dạy phần Luyện tập-Thực hành Môn: Luyện từ và câu lớp 3

- Cùng với các môn học khác của môn Tiếng Việt, tiết Luyện từ và câu góp phần hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.

- Cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người, văn hóa, văn học Việt Nam và của nước ngoài.

- Thông qua tiết Luyện từ và câu, HS biết dùng lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, trong sinh hoạt gia đình, trong các cuộc họp Đội, họp lớp, họp tổ và các hình thức sinh hoạt khác ngoài xã hội .

 

doc5 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3095 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Phương pháp dạy phần Luyện tập-Thực hành Môn: Luyện từ và câu lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ Phương pháp dạy phần Luyện tập-Thực hành Môn: Luyện từ và câu lớp 3 Thực hiện: Năm học: 2010-2011 Phần I: LÍ THUYẾT I.Mục tiêu. - Cùng với các môn học khác của môn Tiếng Việt, tiết Luyện từ và câu góp phần hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. - Cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người, văn hóa, văn học Việt Nam và của nước ngoài. - Thông qua tiết Luyện từ và câu, HS biết dùng lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, trong sinh hoạt gia đình, trong các cuộc họp Đội, họp lớp, họp tổ và các hình thức sinh hoạt khác ngoài xã hội….. - Học thêm 400-450 từ ngữ, tiếp tục học một số thành ngữ, tục ngữ và yếu tố Hán-Việt thông dụng, bước đầu biết giải nghĩa các từ ngữ trong bài, nhận ra được các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa. - Củng cố kiến thức về danh từ, động từ, tính từ, cách dùng một số từ nối, một số câu thông thường.. - Nói tóm lại, bằng con đường quy nạp và rèn luyện kĩ năng dùng từ và đặt câu (qua việc thực hành nói-viết) phân môn Luyện từ và câu đã cung cấp những kiến thúc sơ giản về Tiếng Việt cho HS. - Tất cả kiến thức đạt được của HS được cụ thể hóa qua nội dung dạy học và các hình thức luyện tập đặc trưng của phân môn (Các loại bài tập). II,Thực trạng và nguyên nhân. Thực trạng: - Hầu hết các tiết dạy LTVC của lớp 3 đều rất đơn điệu và nhạt nhẽo: GV nói nhiều, HS không hứng thú, khó tập trung trong giờ học. - Với các loại bài tập về từ: HS không biết phân loại các từ nên việc sử dụng từ trong tình huống cụ thể còn lúng túng (dùng sai mục đích). - Đặt câu hỏi cho từng bộ phận của câu còn rườm rà, lúng túng, quên dấu câu khi kết thúc một câu. - Chưa biết ngắt câu và dùng dấu câu. - Việc dùng biện pháp tu từ vào việc dùng từ, đặt câu còn quá hạn chế. Nguyên nhân: - HS chưa nắm được định nghĩa của từ nên sử dụng từ một cách tùy tiện. VD: Bạn Bình lớp em rất trung hiếu với bạn bè. (Bạn Bình lớp em rất trung thực với bạn bè.) - HS chưa xác định được bộ phận trả lời câu hỏi được đặt ra nên chưa đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu dẫn đến chấm câu sai. - Việc nhận dạng các biện pháp tu từ chưa rõ nên dùng từ đặt câu còn khập khiễng. VD: Ông hơn buổi trời chiều. (Ông là buổi trời chiều.) III.Biện pháp khắc phục A. Biện pháp chung với các dạng bài tập. 1. Với dạng bài tập về từ. Cần gắn các từ ngữ cần luyện vào chủ điểm đang học giúp HS nắm bắt nghĩa của từ, từ đó giúp các em có thể phân loại và sử dụng từ đúng. 2. Với dạng luyện tập về câu. Cần xác định kiểu câu đó viết theo trật tự, cấu trúc nào. - Mẫu câu Ai là gì? Cấu trúc viết: Danh là danh. VD:Chúng em là học sinh. DT DT - Hoặc với mẫu Ai làm gì? Cấu trúc: Danh - động. VD: Lan học bài. DT ĐT - Mẫu Ai thế nào? Cấu trúc: Danh - Tính VD: Bông hoa này đẹp quá! DT TT Từ việc xác định rõ thành phần của câu trên HS sẽ đặt được câu hỏi để tìm bộ phận câu và ứng dụng câu vào nói-viết đúng ngữ nghĩa. 3. Cùng với việc xác định cấu trúc của câu và đặt câu hỏi cho bộ phận trong câu giúp HS dùng dấu câu phù hợp (Với bài tập điền dấu câu đã cho vào chỗ thích hợp). VD: Ngoài vườn hoa đua nhau khoe sắc. Hỏi: Ở đâu hoa đua khoe sắc? (Ngoài vườn) Dùng dấu câu gì để tách bộ phận chỉ nơi chốn trong câu? (Dấu phẩy). - Cần xác định rõ từ được nhân hóa, từ chỉ sự so sánh để viết câu văn có hình ảnh so sánh hoặc lựa chọn 2 sự vật so sánh phù hợp với từ chỉ sự so sánh. VD: Con mèo nhà em có bộ lông đen như gỗ mun nên nó thường được gọi là "Mèo mun". (Không nói "Con mèo nhà em đen như con chó"). B. Biện pháp dạy học cụ thể với dạng bài Luyện tập-Thực hành. 1. Hướng dẫn HS làm bài tập. - Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập (bằng câu hỏi, lời giải thích). - Giúp HS chữa một phần bài tập để làm mẫu (GV gợi ý để 1 HS hoặc nhóm HS chữa mẫu trên bảng lớp hoặc cả lớp làm bảng con-GV nhận xét, chữa bài.) - GV tổ chức cho HS làm bài. - GV tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra điểm ghi nhớ về tri thức. 2. Cung cấp cho HS một số tri thức sơ giản về từ, câu, dấu câu, từ đó hướng dẫn HS hình thành kiến thức mới. - Các bài học hình thành kiến thức mới gồm ba phần: Nhận xét, ghi nhớ và luyện tập. Các bước: +Trao đổi chung cả lớp. +Thảo luận nhóm. +Tự làm bài cá nhân. (Lưu ý: Ghi nhớ là phần chốt lại những điều rút ra từ phân tích dữ liệu. HS cần nắm vững kiến thức này theo trình tự +Tự rút ra kiến thức. +Đọc ghi nhớ. +Nêu ghi nhớ mà không cần nhìn sách. Phần II. THỰC HÀNH Bài: Ôn về từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh I. Yêu cầu. - Biết thêm được một kiểu so sánh: So sánh sự vật với con người (BT1). - Tìm được các từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập đọc "Trận bóng dưới lòng đường", trong bài TLV cuối tuần 6 của em (BT2, BT3). II. Đồ dùng dạy học. - Bảng lớp chép sẵn các câu thơ trong bài tập 1. - Bảng phụ chia thành 2 cột và ghi: Từ chỉ hoạt động/Từ chỉ trạng thái. III. Các hoạt động dạy-học. Hoạt động dạy Hoạt động học 1.KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi HS lên bảng làm bài tập sau: + Đặt câu có từ: Khai giảng, lên lớp. +Thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau: a) Bạn Ngọc bạn Lan và tôi cùng học lớp 3D. b) Tùng là học sinh giỏi lễ phép và biết đoàn kết bạn bè. c) Bác Hồ khuyên các cháu thiếu nhi chăm chỉ thi đua để tham gia kháng chiến để giữ gìn hòa bình. - Chữa bài, nhận xét và cho điểm học sinh. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp. 2.1. Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng. - Nghe GV giới thiệu bài. 2.2. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1 - Gọi một HS đọc đề bài - 1 HS đọc toàn bộ đề bài trước lớp, HS thứ hai đọc lại các câu thơ của bài. - Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài. - 4 HS lên bảng làm bài (gạch chân dưới các hình ảnh so sánh) mỗi HS làm một phần. HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập. a) Trẻ em như búp trên cành. b)Ngôi nhà như trẻ nhỏ. c) Cây pơ-mu im như người lính canh. d) Bà như quả ngọt chín rồi. - Chữa bài và cho điểm HS. Bài 2 - Gọi HS đọc đề bài - 2HS đọc đề bài (đọc 2 lần), cả lớp đọc thầm theo. - Hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ được kể lại ở đoạn truyện nào ? - Đoạn 1 và đoạn 2. - Vậy muốn tìm từ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ chúng ta cần đọc kĩ đoạn 1 và đoạn 2 của bài. - 1HS đọc lại đoạn 1 và đoạn 2 của bài "Trận bóng dưới lòng đường". - Yêu cầu HS tìm các từ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ theo yêu cầu. - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. - Yêu cầu HS đọc và nhận xét các từ bạn tìm được trên bảng. - Một số HS nhận xét - Kết luận về lời giải đúng. - Các từ chỉ hoạt động chơi bóng là: Cướp bóng, bấm bóng, dẫn bóng, chuyền bóng, dốc bóng, sút bóng, chơi bóng. - Tiến hành tương tự với phần b) - Các từ chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tình gây tai nạn cho cụ già là: hoảng sợ, sợ tái người. Bài 3 -Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó đọc lại đề bài tập làm văn tuần 6. - 1 HS đọc đề bài 3, 1 HS đọc đề bài tập làm văn. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - Làm việc cá nhân. - Chữa bài: GV gọi 1 HS đọc từng câu trong bài tập làm văn của mình. Gọi 3 HS lên bảng, theo dõi bài đọc của bạn và ghi các từ chỉ hoạt động, trạng thái có trong từng câu văn trên bảng. Cả lớp và GV đối chiếu với bài làm của bạn đó. -Nhận xét và cho điểm HS. 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS làm lại các bài tập trên, tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái có trong bài tập đọc Bận -Tự làm bài trong vở thực hành. Phần III. CÂU HỎI THẢO LUẬN. 1) Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng học sinh không biết xác định các bộ phận của câu ? 2) Dùng phương pháp dạy học nào cho phù hợp với dạng bài tập Luyện tập thực hành và xác định dấu câu ? Phần IV. RÚT KINH NGHIỆM.

File đính kèm:

  • docLuyentu va cau.doc
Giáo án liên quan