Giúp cho cán bộ quản lý, giáoviên tiểu học nắm được:
+ Các phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học.
+ Vận dụng phù hợp các PPDH vào từng dạng bài, từng chương và từng khối lớp nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
2. Phương pháp tập huấn:
- Học viên chuẩn bị cá nhân để trao đổi ý kiến trong nhóm, lớp.
- Hợp tác trong các hoạt động với báo cáo viên.
- Nêu các ví dụ minh hoạ và trao đổi ý kiến cho từng PPDH.
12 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 23411 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Phương pháp dạy học môn toán ở tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rình thức hiện
Bước 1: Phát hiện vấn đề
- Phát hiện vấn đề từ tình huống gợi vấn đề.
- Giải thích và chính xác hoá tình huống để hiểu đúng vấn đề được đặt ra.
- Phát biểu vấn đề và đặt mục tiêu giải quyết vấn đề đó.
Bước 2: Vạch kế hoạch giải quyết vấn đề
- Phân tích, tìm hiểu vấn đề, làm rõ mối quan hệ giữa cái đã biết và cái phải tìm.
- Xác định lược đồ giải quyết vấn đề
Bước 3: Thực hiện kế hoạch
- Tiến hành giải quyết vấn đề, đưa ra lời giải.
Bước 4: Đánh gía kết quả; phân tích, khai thác lời giải
- Kiểm tra tính hợp lí, tối ưu của lời giải.
- Đề xuất những vấn đề mới có liên quan nhờ xét tương tự, khái quát hoá, lật ngược vấn đề,…và giải quyết nếu có thể.
3. Ưu điểm
4. Hạn chế
- Phát triển tư duy và nâng cao tính tự lực, tích cực của HS.
- Tạo hừng thú học tập cho HS.
- Thông qua việc giải quyết vấn đề, HS được lĩnh hội tri thức, kỹ năng và cả phương pháp nhận thức. Hoạt động học tập này dần hình thành và phát triển HS ở năng lực giải quyết vấn đề, một năng lực hết sức cần thiết để con người thích ứng với sự phát triển của xã hội.
- Trong một số trường hợp, việc dạy học theo phương pháp giải quyết vấn đề đòi hỏi phải có nhiều thời gian, chuẩn bị công phu hơn so với bình thường.
- Một trong những khó khăn đối với GV khi tiến hành phương pháp dạy học nêu vấn đề là tạo tình huồng có vấn đề.
5. Một số lưu ý
- Có thể áp dụng trong các giai đoạn của quá trình dạy học: hình thành kiến thức mới, củng cố kiến thức và kỹ năng, vận dụng kiến thức.
- Cần hướng tới mọi đối tượng HS chứ không phải chỉ áp dụng cho HS khá, giỏi.
- Có nhiều mức độ khác nhau khi tiến hành dạy học giải quyết vấn đề, Chẳng hạn:
+ GV tạo tình huống có vấn đề, HS độc lập phát hiện và giải quyết vấn đề, GV hướng dẫn để HS hình thành kiến thức mới.
+ GV tạo tình huống có vấn đề, GV tổ chức cho HS phát hiện vấn đề, GV hướng dẫn để HS giải quyết từng bước vấn đề và hình thành tri thức mới.
+ GV tạo tình huống, GV nêu vấn đề, Hướng dẫn HS phát hiện vấn đề, hướng dẫn HS giải quyết vấn đề, hình thành tri thức mới.
+ GV đưa ra tình huống và trực tiếp nêu vấn đề, HS tìm cách giải quyết vấn đề, GV hướng dẫn để HS hình thành tri thức mới.
6. Ví dụ minh hoạ
* Lớp 1:
Hình thành kỹ thuật cộng không nhớ (Toán 1 trang 154):
- Vấn đề đặt ra: Thực hiện phép cộng 23 cộng 34 như thế nào?
- Giải quyết vấn đề:
GV tổ chức cho HS hình thành kỹ thuật tính thông qua các thao tác lấy que tính chục và que rời tương ứng với 23 và 34, điền số chục, đơn vị vào bảng; tiến hành gộp…, sau đó ghi kết quả => kĩ thuật tính.
* Lớp 2:
Hình thành kỹ thuật cộng, Chẳng hạn: 6 cộng với một số 6 + 5 (Toán 2 trang 34), trên cơ sở thao tác que tính để hình thành kỹ thuật tính 6 + 5 = 11. Xuất phát từ bài 6 + 5 GV nêu vấn đề để giúp học sinh tự giải quyết vấn đề các bài 26 + 5 và 36 + 15 (dạng toán được cấu trúc theo bộ 3 có liên quan giữa kiến thức bài trước làm cơ sở cho kiến thức bài sau)
* Lớp 3:
Khi dạy bài: Bảng chia 7 (Toán 3 trang 35)
Cho HS lấy 3 hình, mỗi hình có 7 chấm tròn. Viết phép nhân tương ứng:
7 x 3 = 21
- GV đặt vấn đề có 21 chấm tròn, chia mỗi ô 7 chấm tròn. Có bao nhiêu ô vuông? HS tự suy nghĩ và viết được phép chia tương ứng: 21 : 3 = 7.
- Gọi HS nhận xét, từ phép nhân 7 x 3 = 21 có phép chia tương ứng nào?...
=> HS tự hình thành được bảng chia 7.
* Lớp 4:
Khi dạy bài: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó (Toán 4 trang 147). GV có thể tiến hành như sau:
- Đưa ra bài toán cụ thể.
- Hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.
- Dựa vào sơ đồ, hướng dẫn HS tìm cách giải theo các bước.
Lưu ý: + Khi trình bày bài giải có thể gộp bước 2 với bước 3.
+ Có thể tìm số lớn hoặc số bé trước, đều được.
+ Sau khi tìm được một số, có hai cách tìm số còn lại.
Từ việc giải bài toán cụ thể trên, đã hình thành cho HS phương pháp chung để giải các bài toán thuộc dạng. Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
* Lớp 5:
Để hình thành công thức tính Diện tích hình tam giác, có thể tiến hành các bước sau:
- Tổ chức cho HS ghép 2 hình tam giác bằng nhau để tạo thành hình chữ nhật hoặc hình bình hành. Yêu cầu HS so sánh diện tích hình chữ nhật (hình bình hành) với diện tích hình tam giác. GV đặt vấn đề giúp HS tự tìm ra công thức tính diện tích hình tam giác.
IV- PHƯƠNG PHÁP HỢP TÁC THEO NHÓM NHỎ
1. Bản chất
PPDH hợp tác là cách dạy học trong đó GV tổ chức cho HS hoạt động hợp tác với nhau trong các nhóm nhỏ để giải quyết một vấn đề đặt ra, nhằm đạt được mục tiêu học tập.
2. Quy trình thực hiện
Bước 1: Tổ chức thành lập các nhóm.
Bước 2: Đề ra nhiệm vụ: GV xác định nhiệm vụ của từng nhóm và cách tiến hành hoạt động của các nhóm.
Bước 3: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ.
Bước 4: Đại diện các nhóm trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung, đánh giá.
Bước 5: Hoạt động chung cả lớp, GV tổ chức chốt lại các kiến thức mới xuất hiện, đánh giá hoạt động học tập của các nhóm.
4. Ưu điểm
5. Hạn chế
- Tổ chức dạy học theo nhóm giúp hình thành và phát triển cho HS những năng lực của người lao động hiện đại.
- Tăng cơ hội thảo luận, trao đổi, hợp tác để từ đó hiểu sâu sắc kiến thức hơn, nâng cao chất lượng học tập của từng HS.
- Tăng cường sự đoàn kết trong công việc chung.
- Giúp HS có cơ hội để tự khẳng định bản thân.
- Tạo môi trường để HS giúp đỡ nhau trong học tập.
- Phát huy tính tích cực trong học tập của HS, phát triển tư duy sáng tạo, Tư duy phê phán cho HS.
- Việc dạy học hợp tác thường bị hạn chế bởi:
+ Không gian chật hẹp của từng lớp học.
+ Thời gian hạn định của tiết học.
- Nếu tổ chức học nhóm không tốt, sẽ dẫn đến tình trạng nhiều HS không thực sự làm việc, chỉ dựa vào thành quả hoạt động của các bạn.
5. Một số lưu ý
- Khi tổ chức dạy học theo nhóm, cần chú ý phân công hợp lí để mọi thành viên trong nhóm đều tích cực làm việc.
- Không phải bất cứ lúc nào, việc sử dụng phương pháp này cũng đạt hiệu quả cao. Trong một số trường hợp sau, có thể dạy học theo nhóm:
+ Khi tiến hành một công việc phức tạp gồm nhiều vấn đề nhỏ hơn, một người không làm được hết trong khoảng thời gian ngắn.
+ Tổ chức thảo luận nhằm định hướng và đưa ra cách giải quyết một vấn đề nào đó.
+ Tổ chức thực hành đo các đại lượng.
+ Thực hiện nhiệm vụ thu thập số liệu thống kê.
+ Cần tổ chức thử nghiệm nhiều trường hợp để từ đó quan sát kết quả để đi đến một kết luận mang tính quy luật về một số vấn đề cần tới đo đạt và tính toán
+ Tổ chức trò chơi theo nhóm.
- Không nên lạm dụng hoạt động nhóm và cần đề phòng xu hướng hình thức.
6. Ví dụ minh hoạ
* Lớp 1:
Có thể tổ chức cho HS “ chơi bài” theo nhóm. Bài có nội dung nhằm luyện bảng cộng, trừ hoặc trò chơi “Đưa gà về chuồng”. GV chuẩn bị các thẻ số, phép tính cộng, trừ có kết quả tương ứng,…
* Lớp 2:
Tổ chức cho các nhóm HS trò chơi lắp ghép các hình theo mẫu. GV yêu cầu HS dùng 4 hình tam giác ghép thành hình (theo mẫu) cho trước.
Hoặc dùng 5 mảnh bìa cho từng nhóm 5 học sinh thi đua ghép thành hình ngôi nhà và đúng kết quả phép tính GV cho sẵn.
* Lớp 3:
Sau khi học xong đại lượng đo độ dài và đơn vị đo độ dài xăng-ti-mét, GV cho HS thực hiện nhiệm vụ sau: Đo và thống kê số liệu chiều cao của các bạn trong từng tổ, ghi lại kết quả đo, sắp xếp tên các bạn theo thứ tự từ thấp đến cao, xác định bạn nào cao nhất, bạn nào thấp nhất trong tổ. Các tổ thực hiện sau đó đại diện tổ lên báo cáo kết quả trước lớp.
* Lớp 4:
Việc hình thành quy tắc tính diện tích hình thoi có thể được tiến hành như sau
GV gợi ý để HS nghĩ đến việc cắt hình thoi và ghép thành một hình đã biết công thức tính, từ đó có khả năng tính được diện tích hình thoi khi biết độ dài hai đường chéo của nó. Cả lớp tham gia thảo luận và thống nhất cắt hình thoi đã cho theo các đường chéo. GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm thảo luận và tìm cách cắt ghép và đưa ra phương án lắp ghép của mình.
Trên cơ sở phân tích các phương án lắp ghép, GV gợi ý HS xây dựng công thức tính diện tích hình thoi.
* Lớp 5:
Khi dạy bài: Ôn tập về tính chu vi, diện tích một số hình (SGK Toán 5/166)
GV chuẩn bị các phiếu (như SGK) nhưng không ghi công thức tính, GV chia lớp thành các nhóm, từng nhóm thảo luận và ghi công thức tính chu vi, diện tích vào từng loại hình đã học trong phiếu. Đại diện nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét bổ sung, có thể cho HS chỉ ra mối quan hệ giữa các hình đã học. Từ đó giúp HS khắc sâu được kiến thức qua tiết ôn tập.
F Chốt ý: Tuỳ theo đặc trưng môn học, nội dung dạy học, đặc điểm và trình độ HS, diều kiện CSVC,… GV có thể vận dụng các bước thực hiện một giờ dạy một cách linh hoạt và sáng tạo, tránh đơn điệu, cứng nhắc.
………………………………………………………………..
File đính kèm:
- CHUYEN DE TOAN TIEU HOC.doc