Chuyên đề phòng tránh chấn thương trong hoạt động thể dục thể thao

I. Mục đích:

- Cung cấp cho học sinh một số hiểu biết cần thiết để chủ động phòng tránh chấn thương xảy ra trong quá trình học tập, tập luyện và thi đấu TDTT

- Giúp học sinh biết và thực hiện cơ bản các kỷ năng sơ cứu, băng bó vết thương khi xảy ra chấn thương.

- Giúp học sinh nhận biết được các loại chấn thương thường gặp trong hoạt động TDTT

II. Yêu cầu:

- Hiểu được ý nghĩa, một số nguyên nhân cơ bản và cách phòng tránh chấn thương trong tập luyện và thi đấu TDTT

- Vận dụng những hiểu biết của mình để đảm bảo an toàn trong luyện tập và thi đấu TDTT

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 65 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề phòng tránh chấn thương trong hoạt động thể dục thể thao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ PHÒNG TRÁNH CHẤN THƯƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO I. Mục đích: - Cung cấp cho học sinh một số hiểu biết cần thiết để chủ động phòng tránh chấn thương xảy ra trong quá trình học tập, tập luyện và thi đấu TDTT - Giúp học sinh biết và thực hiện cơ bản các kỷ năng sơ cứu, băng bó vết thương khi xảy ra chấn thương. - Giúp học sinh nhận biết được các loại chấn thương thường gặp trong hoạt động TDTT II. Yêu cầu: - Hiểu được ý nghĩa, một số nguyên nhân cơ bản và cách phòng tránh chấn thương trong tập luyện và thi đấu TDTT - Vận dụng những hiểu biết của mình để đảm bảo an toàn trong luyện tập và thi đấu TDTT III. Dụng cụ - phương tiện và phương pháp tổ chức: - GV sưu tầm tài liệu, tranh ảnh các loại chấn thương trong hoạt động TDTT - Các mẫu chuyện về các trường hợp chấn thương của VĐV trong và ngoài nước, các trường hợp chấn thương đã xảy ra (ở trường nếu có) - Hệ thống câu hỏi để giải quyết vấn đề (có thể phân cho các nhóm học sinh) - Chuẩn bị một số dụng cụ: thanh nệp gỗ, bông, băng, gạc, dầu, đá lạnh.v.v để tổ chức cho học sinh thực hành sơ cứu chấn thương đơn giản. - Loa tay, bàn ghế GV, HS - Chuyên đề có thể tổ chức ngoài trời và tổ chức cho học sinh khối lớp 7 IV. Nội dung chuyên đề: 1. Đặt vấn đề: “chấn thương” là kẻ thù số một của hoạt động TDTT Nhận diện trên là hoàn toàn chính xác. Như chúng ta đã biết có rất nhiều VĐV của nhiều môn thể thao khác nhau, đang trên những bước thành công rực rỡ, là niềm tự hào cho một bộ phận hay cho cả dân tộc mình. Nhưng chỉ một chấn thương do yếu tố khách quan hay chủ quan trong quá trình luyện tập hay thi đấu có thể đánh mất tất cả sự nghiệp và có thể là cả tính mạng của họ Ở học sinh củng không phải là trường hợp ngoại lệ, chỉ một chân thương xảy ra trong quá trình học tập hay thi đấu TDTT cũng sẻ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và quá trình học tập của các em. Mục đích cơ bản nhất của chúng ta khi tham gia tập luyện TDTT là nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực của mỗi người. Tuy nhiên do không biết hoặc biết nhưng xem nhẹ, không chịu tuân theo các nguyên tác, phương pháp khoa học trong TDTT nên người tập để xảy ra tai nạn. Chuyên đề hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu và trả lời những câu hỏi mà chúng ta còn băn khoăn. Ví dụ: - Tại sao trước các buổi học chúng ta phải tổ chức khởi động? - Tại sao cuối các buổi học lại tổ chức thư giản, thả lỏng? - Chấn thương là gì? Gồm những loại chấn thương nào? - Thể nào là nguyên tắc vệ sinh? - Vì sao nội quy, kỷ luật tập có vị trí quan trọng trong hoạt động TDTT.v.v? 2. Giải quyết vấn đề a. Ý nghĩa của việc phòng tránh chấn thương: Mục đích của chúng ta luyện tập TDTT là nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, nếu để xảy ra chấn thương gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tụ tập là đi ngược mục đích mà chúng ta theo đuổi. b. Các loại chấn thương thường gặp - Xây xát nhẹ - Choáng, ngấy - Tổn thương cơ, khớp, sai khớp - Gãy xương, dập xương - Chấn thương não và cột sống * Hệ thống câu hỏi để giải quyết vấn đề - Luyện tập TDTT nhằm mục đích gì? - Nêu ý nghĩa của việc luyên tập TDTT? - Hãy nêu một số chấn thương mà em biết? - Tại sao nói “chấn thương” là kẻ thù số 1 của hoạt động TDTT? Giáo viên có thể trực tiếp hỏi hoặc phân công cho từng nhóm học sinh nghiên cứu và trả lời. c. Một số nguyên nhân để xảy ra chấn thương Trong hoạt động TDTT, nói đến nguyên nhân xảy ra chấn thương thì muôn hình, muôn vẻ. Có thể nguyên nhân do khách quan tác động hay do chủ quan của chính người tập (GV nêu một số ví dụ về các nguyên nhân này) Qua đó cho thấy chấn thương có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi và trong mọi hoàn cảnh. Nhưng tổng quát trong hoạt động TDTT chần thương xảy ra do các nguyên nhân sau: * Không thực hiện đúng nguyên tắc cơ bản trong luyện tập và thi đấu: + Nguyên nhân hệ thống: Luyện tập thường xuyên, kiên trì + Nguyên tắc tăng tiến: Từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến phức tạp, có kế hoạch luyện tập cụ thể, không nóng vội, đốt cháy giai đoạn, tùy tiện. + Nguyên tắc vừa sức: Tập phù hợp khả năng và trình độ của mình * Không đảm bảo nguyên tắc vệ sinh: + Địa điểm – Phương tiện luyện tập không đảm bảo vệ sinh, an toàn + Trang phục không phù hợp (GV đưa nội dung này đến thêm thực tế ở trường) + Môi trường không đảm bảo + Ăn uống quá nhiều trước trong và sau khi tập * Không tuân thủ nội dung, kỷ luật Đây là hoạt động tập thể đặc biệt, trong các giờ học, luyện tập nếu không tuân thủ nội dung, kỷ luật một cách nghiêm túc thì chấn thương rất dễ xảy ra. Đó là 3 nguyên nhân cơ bản nhất dể xảy ra chấn thương trong hoạt động TDTT * Hệ thống câu hỏi để giải quyết vấn đề - Theo em nguyên nhân dẫn đến chấn thương là gì? - Để thực hiện nguyên tắc tăng tiến em tập luyện như thế nào? - Em hãy nêu một số nguyên nhân dẫn đến chấn thương? - Làm thế nào để thực hiện nguyên tắc vừa sức? - Như thế nào gọi là luyện tập có hệ thống? Để giải quyết nội dung này: Ngoài những câu hỏi phù hợp cần dành nhiều thời gian trao đổi với học sinh bằng cách nêu một số ví dụ cụ thể kết hợp giải thích cho học sinh hiểu. Sau đó gọi học sinh lấy ví dụ minh họa. d. Cách phòng tránh chấn thương: - Bắt đầu các buổi tập, thi đấu phải tổ chức khởi động. Vậy khởi động là gì? Tại sao phải khởi động? (Nhằm đưa cơ thể thích nghi với trạng thái vận động, hay đưa cơ thể từ trạng thái tỉnh sang trạng thái vận động) - Cần đảm bảo nguyên tắc tập luyện: Hệ thống, tăng tiến, vừa sức - Kết thúc buổi tập phải có thả lỏng, hồi tỉnh tích cực - Khi luyện tập thấy có sự bất bình thường về sức khỏe phải nghỉ ngay và báo cáo với GV, HLV - Không tham gia thi đấu khi chưa có quá trình luyện tập - Kiểm tra dụng cụ, dọn dẹp vệ sinh trước các buổi học. - Tạo cho mình lối sống lành mạnh, luyệt tập thường xuyên * Hệ thống câu hỏi - Khởi động là gì? Tại sao lại phải khởi động? - Hồi tỉnh là gì? Vì sao lại thả lỏng sau khi hoạt động? - Sân tập và dụng cụ có ảnh hưởng gì tới quá trình luyện tập? - Mối quan hệ giữa vệ sinh sân tập, dụng cụ, trang phục đối với chấn thương? Sau khi giải quyết các câu hỏi: giáo viên cho học sinh tự xây dựng một bản quy định về nội quy kỷ luật của giờ học. 3. Thực hành: Sơ cứu các chấn thương đơn giản Giáo viên đưa ra cho học sinh một số chấn thương đơn giản thường gặp khi luyện tập TDTT + Chuột rút, bong gân + Đau sóc hong + Chấn thương xây xát có chảy máu + Gãy tay, chân + Choáng, ngất Sau đó hướng dẫn học sinh sơ cứu: cho học sinh thực hành với từng trường hợp chấn thương cụ thể - Xoa bóp, chườm đá lạnh đối với tổn thương cơ, bông gân, chuột rút - Xây xát có chảy máu: Lau rửa, băng bó vết thương. - Gãy xương: cố định bằng nẹp Cần phải tạo tình huống xảy ra chấn thương sau đó mới tổ chức sơ cứu để tạo hưng phấn và thu hút học sinh 4. Kết thúc vấn đề: Tập thể thao mà để xẩy ra chấn thương là đi ngược với mục đích của mình. Do đó việc tìm ra nguyên nhân và cách phòng tránh chấn thương là một việc làm quan trọng và cần thiết, ai cũng cần phải chú ý thực hiện Chuyên đề “phòng tránh chấn thương trong hoạt động TDTT” đã phần nào giúp các em hiểu được ý nghĩa của việc luyện tập TDTT, nắm được những nguyên nhân cơ bản dẫn đến xẩy ra chấn thương và một số cách phòng tránh chấn thương trong quá trình luyện tập. Mong rằng thông qua chuyên đề chúng ta sẽ rút ra được những bài học cụ thể, hiểu được sự nguy hiểm của chấn thương để vận dụng có hiệu quả vào quá trình học tập, luyện tập tránh xảy ra chấn thương và đạt kết quả cao nhất.

File đính kèm:

  • docChuyen de phong tranh chan thuong.doc
Giáo án liên quan