Chuyên đề Nâng cao chất lượng dạy và học phân môn tập đọc lớp 4

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

Tập đọc là một trong năm phân môn của môn Tiếng Việt. Dạy Tập đọc nhằm giúp học sinh rèn các kỹ năng nghe, đọc và nói (chủ yếu rèn kỹ năng đọc). Để dạy Tập đọc có hiệu quả, người giáo viên cần nắm vững mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp biện pháp tổ chức quá trình dạy học theo hướng đổi mới: phát huy tính tích cực của học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh nhằm tác động có hiệu quả đến quá trình dạy Tập đọc. Nó giúp học sinh biết đọc tốt, cảm thụ sâu sắ¨c bài văn va tiến tới đọc diễn cảm, hay.

Thực hiện được những vấn đề này, cũng như thực hiện tốt đề tài “ Nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Tập Đọc lớp 4” việc giảng dạy phân môn Tập đọc sẽ đạt kết quả cao, tiết Tập đọc trên lớp diễn ra nhẹ nhàng, học sinh sẽ ham thích học và tích cực đọc hơn.

 

doc11 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 4871 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng dạy và học phân môn tập đọc lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi ơn trong lòng” (4)Hoà bình gà cáo sống chung (5)Nghe lời Cáo dụ thiệt hơn (6)Mừng này còn có tin mừng nào hơn 2. Biện pháp: 2.1 Bước1 : Hướng dẫn đọc : Đọc thành tiếng GV có thể HD HS đọc thành tiếng bằng các biện pháp cụ thể sau : * Đọc mẫu: Việc đọc mẫu ở các lớp dưới do GV đảm nhận đến lớp 4 kĩ năng đọc của HS đã được nâng cao nhiều HS có thể đạt tới trình độ chuẩn trong những trường hợp nhất định. Do vậy tuỳ trường hợp cụ thể GV có thể chỉ định HS giỏi đọc mẫu làm trước. GV chỉ nên đọc mẫu toàn bài khi cả lớp hoàn thành bước đọc trơn, trước khi tìm hiểu bài và chuyển sang bước đọc diễn cảm. Các hình thức đọc mẫu bao gồm : GV : Đọc từ, cụm từ nhằm HD cách phát âm đúng, sửa cách phát âm sai. GV đọc câu, đoạn, bài nhằm HD cách đọc diễn cảm + Bước thành công của luyện đọc là GV dùng lời kết hợp chữ viết, kí hiệu và ĐDDH, hướng dẫn HS cách nghỉ hơi, tốc độ đọc, giọng đọc thích hợp. + Người thầy cần tổ chức HS đọc cá nhân, đọc nhóm, đọc trước lớp, đồng thanh (cảû nhóm, cả tổ, cả lớp ). Nhận xét cách đọc của HS, sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi ngắt giọng cho HS. * Đọc thầm : GV giao nhiệm vụ để định hướng rõ yêu cầu đọc thầm cho HS ( đọc câu nào, đoạn nào, đọc để trả lời câu hỏi nào hoặc đọc để học thuộc lòng ) + Giới hạn thời gian để tăng cường tốc độ đọc thầm cho HS nhằm rút ngắn thời gian đọc của HS và tăng dần độ khó của nhiệm vụ ( Đọc lướt để tìm từ ngữ hay chi tiết, hình ảnh nhận định trong 2 phút, đọc lướt để nêu ND chính của đoạn, của bài trong 2 phút hoặc 1 phút ). * Đọc diễn cảm từng đọan và toàn bài, đọc có phân biệt lời dẫn và lời của nhân vật, đọc có sự thay đổi cao giọng và tốc độ đọc nhấn giọng để thực hiện nội dung bài đọc 2.2 Bước 2: Tìm hiểu bài: - Giúp HS hiểu nghĩa của từ ngữ mới . - Đối với các từ ngữ đã được chú thích trong SGK : GV không nhất thiết phải yêu cầu HS trình bày tất cả các từ ngữ này mà có thể chọn 1 số từ ngữ khó để giải thích cho rõ nghĩa. Bước thực hiện là tổ chức cho HS đọc thầm nội dung chú thích trong SGK rồi trình bày lại.Tuy nhiên, điều này lại không phát huy được tác dụng đối với việc học tập của học sinh. Ta có thể hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa từ bằng nhiều cách: Dùng tranh ảnh, vật thật. Nêu ví dụ, tình huống, câu chuyện, sự việc nói lên ý nghĩa từ. Đặt câu có từ đó để giải thích. Tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa để tạm thời thay thế cho dễ hiểu hơn và so sánh với việc dùng từ của tác giả; hoặc dùng từ trái nghĩa để phủ định ngược lại. Dùng âm thanh, cử chỉ, động tác, cách biểu hiện để mô tả. Mô tả bằng lời, phân tích một vài hình ảnh cụ thể có trong bài đọc nói lên ý nghĩa từ. Tuỳ từng trường hợp mà GV lựa chọn cách hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa từ sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. Khi cần, với một từ, có thể dùng nhiều cách để giúp HS hiểu nghĩa một cách thấu đáo. Song dù là cách nào cũng phải luôn đưa từ cần giải nghĩa vào trong câu văn, đoạn văn của bài đọc để hiểu nghĩa từ trong ngữ cảnh. Chẳng hạn: Từ “yêu tinh” trong bài “Bốn anh tài”: HS nêu các ví dụ về nhân vật gớm ghiếc, có nhiều phép thuật và độc áctrong các bộ phim đã được xem như Tây du kí, Hồng Hài Nhi, để hiểu nghĩa yêu tinh và vì sao phải diệt trừ yêu tinh. Từ “ bối rối” trong bài “ Con sẻ”: HS miêu tả hình ảnh con chó khi đứng trước vẻ hung dữ của sẻ già khi bảo vệ sẻ con( theo nội dung bài đọc): Con chó dừng và lùilúc này, nó lúng túng, mất bình tĩnh, không biết làm thế nào, để hiểu nghĩa từ bối rối. Từ việc hiểu từ bối rối, HS sẽ thấy được sức mạnh của tình mẹ con. Từ “ đam mê” trong bài “ Sầu riêng”: HS tìm các từ gần nghĩa như thích thú, yêu thích, khao khát, để tạm thời thay thế cho từ “ đam mê”trong câu văn” Vậy mà khi trái chín, hương toả ra ngào ngạt, vị ngọt đến đam mê”. Sao đó GV hướng dẫn HS so sánh và thấy được sự đam mê là sự ham thích quá mức, bao gồm cả sự yêu thích, khao khát, thèm muốn; trong câu văn này thì dùng từ đam mê là chính xác nhất và hay nhất ( vì từ đam mê còn khẳng định được sức hấp dẫn của quảSầu riêng- một thứ quả đặc sản của miền Nam nước ta- Đây cũng chính là ý nghĩa khái quát của bài đọc). _ Giúp HS nắm vững câu hỏi tìm hiểu bài. Cho HS đọc thầm câu hỏi và nêu yêu cầu của câu hỏi đó. GV có thể giải thích cho rõ yêu cầu của câu hỏi đó. GV có thể giải thích cho rõ yêu cầu của câu hỏi. GV cũng có thể tách câu hỏi, bài tập trong SGK thành 1 số câu hỏi nhỏ. Sau đó tổ chức cho HS trả lời 1 phần của câu hỏi để cả lớp nắm được yêu cầu - Tổ chức cho HS trả lời câu hỏi ( cá nhân, cặp, nhóm ). Sau đó báo cáo kết qủa bằng nhiều hình thức khác nhau. Sau đó GV nhận xét, trao đổi với HS, sửa lỗi cho HS. GV sơ kết, tổng kết ý kiến HS, ghi bảng. - Quá trình tìm hiểu bài GV cần cho HS trả lời câu hỏi diễn đạt bằng câu ngắn gọn làm cho các em cảm nhận được cái hay cái đẹp trong cách dùng câu văn vào hình ảnh sinh động giúp HS hiểu được ý nghĩa của văn bản, biểu lộ cảm xúc, giọng đọc chung của bài. Thông qua quá trình đọc hiểu HS phải xác định được cảm xúc của bài đọc : vui, buồn, tự hào, ca ngợi, tha thiết. - HS đọc lưu loát, đọc hiểu và tiến tới đọc diễn cảm, qua quá trình hướng dẫn của GV giúp các em yêu thích văn học, tạo được sự hứng thú, trí tưởng tượng, ý nghĩa sâu sắc. Chính từ đó các em mới có tình cảm yêu thiên nhiên, yêu đất nước, cảm thụ tốt bài văn . V. ĐÁNH GIÁ KẾT GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HS TRONG GIỜ TẬP ĐỌC : Đánh giá kết quả học tập của HS phải căn cứ vào chuẩn kĩ năng đọc nêu trong chương trình . Hoạt động đánh giá kết quả học tập đọc của HS cụ thể : GV thông báo cho HS biết các tiêu chuẩn đánh giá kĩ năng đọc ( yêu cầu đọc đúng và øđọc trơn, yêu cầu về đọc hiểu, yêu cầu về đọc diễn cảm các văn bản nghệ thuật ); GV chỉ ra những tiêu chuẩn mà HS đã thực hiện tốt, Đồng thời GV chỉ ra những lỗi mà HS đã đọc và HD cách chữa lỗi; GV cho điểm phần đọc của HS. Khi đánh giá kết quả đọc của HS lớp 4 cần tập trung đánh giá kỹ năng đọc hiểu nhiều hơn là đánh giá kỹ năng đọc đúng vì đọc hiểu là yêu cầu trọng tâm của phần tập đọc của lớp 4 này. Hoạt động đánh giá có thể do GV thực hiện toàn bộ cũng có thể để HS tham gia vào hoạt động đánh giá bằng cách cho HS tự nhận xét phần đọc của bạn theo từng tiêu chuẩn đánh giá đã đưa ra, HS nêu cách sửa từng lỗi trong phần bạn đọc. GV sẽ cho điểm dựa trên những nhận xét đúng của HS chấm. Hoạt động này sẽ giúp HS học tập 1 cách tích cực. QUY TRÌNH DẠY HỌC: 1 – Oån định 2 – Bài cũ 3 – Bài mới: Giới thiệu bài HD luyện đọc -1HS đọc toàn bài, chia đoạn -HS đọc nối tiếp `` Luyện đọc : HS đọc mẫu, cả lớp đọc thầm, chia đoạn. Giải nghĩa từ GV đọc mẫu Tìm hiểu bài GV HD HS đọc và trả lời từng câu hỏi trong SGK. Đọc diễn cảm Học thuộc lòng đối với những bài có yêu cầu học thuộc lòng. 4 –Củng cố, dặn dò: HD HS chốt lại ND chính, hoặc ý nghĩa của bài tập đọc. Nêu nhận xét về tiết học. Nêu yêu cầu tiếp tục luyện tập và chuẩn bị cho bài sau. * Kết quả giảng dạy môn tập đọc của khối 4 : - Đa số HS thích học tập đọc, trong giờ tập đọc các em tham gia học tập tích cực từ khâu luyện đọc tìm hiểu bài đến khâu luyện đọc diễn cảm. - Tập thể GV khối 4 của trường cũng cố gắng đổi mới PPDH rát linh hoạt và sáng tạo để giúp HS học tập tích cực trong giở tập đọc. HS có ý thức đọc bài trước ở nhà, tìm đọc sách ở thư viện, tự tìm cách để cảm thụ nội dung bài và đọc diễn cảm bài văn. Kết quả cuối năm của môn Tiếng Việt đọc khối 4 năm học 2006 – 2007 Giỏi : 63 HS.- 45,4% Khá : 60 HS – 42,4% TB : 16HS – 2,2% PHẦN III – KẾT LUẬN V ận dụng PPDH phát huy tính tích cực chủ động của HS trong giờ dạy tập đọc 4, có mục đích cũng cố và nâng cao KN đọc trơn, đọc thầm, đọc diễn cảm. Tiếp tục rèn kĩ năng đọc hiểu ở mức độ cao hơn; Nhận biết đề tài hoặc chủ đề đơn giản, nắm được dàn ý của bài, biết tóm tắt đoạn, bài, hiểu ý nghĩa của bài, biết phát hiện và bước đầu nhận định về đạo đức tài năng 1 số nhân vật, hình ảnh trong các bài tập đọc có giá trị văn chương, làm quen với thao tác đọc lướt để nắm ý hoặc chọn ý, xây dựng thói quen tìm đọc sách ở thư viện, biết dùng sách công cụ ( từ điển, sổ tay từ ngữ, ngữ pháp ). Khi đọc để vận dụng tốt phương pháp tích cực hoá hoạt động của từng bài dạy tiết dạy, nắm vững nội dung, PP giảng dạy, sử dụng triệt để ĐDDH khai thác KT của HS và đổi mới trong PP kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. GV cần tìm hiểu bám sát từng đoi tượng HS, uốn nắn khuyến khích kịp thời những tiến bộ của HS ở dạng TB, yếu. Làm sao trong 1 tiết tập đọc làm sao cho cả lớp đều được tham gia đọc, phát biểu. Từ đó giúp cho lớp học tích cực hơn, sinh động hơn, HS tiếp thu bài 1 cách chủ động hơn. Phú Túc,ngày 20 tháng 5 năm 2007.

File đính kèm:

  • docgiao an lop 1 tron bo.doc
Giáo án liên quan