Chuyên đề Một số ý kiến về việc dạy học các yếu tố Hình học lớp 4

Toán học là ông hoàng của các ngành khoa học khác" đó là lời nhận xét của Gaoxơ- nhà toán học thiên tài người Đức. Thật vậy môn Toán ở tiểu học có vai trò rất quan trọng góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam vì:

 - Các kiến thức kĩ năng của môn Toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống, chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học các môn học khác ở tiểu học và môn Toán ở trung học.

 - Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Nhờ đó mà học sinh có phương pháp nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả trong đời sống.

 - Môn Toán góp phần quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề, nó góp phần phát triển trí thông minh ,cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt sáng tạo cho học sinh, nó góp phần vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động như: Cần cù, cẩn thận, có ý chí

doc14 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Một số ý kiến về việc dạy học các yếu tố Hình học lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song. Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ hình chữ nhật ABCD ( bảng con) rồi kéo dài hai cạnh sau đó giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học ở các lớp 2,3 về hai đường thẳng cắt nhau và không cắt nhau và về góc vuông vá góc không vuông để nhận ra hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau, hai đường thẳng vuông góc cắt nhau tạo thành 4 góc vuông. Ngoài ra để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách có hiệu quả yêu cầu học sinh cần phải chuẩn bị xem trước bài ở nhà, chuẩn bị đồ dùng theo yêu cầu của giáo viên về bài học. Trước hôm có bài học về hình học giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng có sẵn hoặc tự làm có liên quan đến bài học của học sinh để nếu học sinh có thiếu thì nhắc nhở các em chuẩn bị kịp thời. Để viêc sử dụng đồ dùng của học sinh được linh hoạt, khéo léo và đẩy nhanh tốc độ làm việc với đồ dùng giáo viên cần tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi có liên quan đến việc sử dụng đồ dùng như đo, kẻ vẽ,...vào các tiết chơi trò chơi, tiết toán bổ trợ buổi thứ hai trên ngày. Như vậy ngoài việc học sinh phải chuẩn bị trước bài ở nhà, giáo viên tìm hiểu mối liên hệ bài cũ và bài mới đồng thời khai thác triệt để trực quan và vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học, xác định rõ mục tiêu bài học, nội dung trọng tâm, hình thức tổ chức dạy học tạo hứng thú học tập cho học sinh. Ngoài ra cách đánh giá nhận xét của giáo viên phải làm sao luôn khích lệ học sinh luôn cố gắng vươn lên, hứng thú với giờ học, có như vậy việc học các yếu tố hình học của học sinh mới đạt hiêu quả cao. IV: Thực nghiệm: 1. Mục đích thực nghiệm: Từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên cũng như mong muốn tha thiết của bản thân tôi- làm sao đạt kết quả cao nhất trong dạy học hạn chế được ít nhất những gì còn tồn tại trong thực trạng hiện nay khi dạy các yếu tố hình học ở lớp 4: Học sinh ghi nhớ các công thức quy tắc hình học chưa sâu, còn lầm lẫn các đơn vị đo diện tích và chu vi,.... Một điều dễ dàng nhận thấy trong việc dạy học các yếu tố hình học nói chung và lớp 4 nói riêng nếu học sinh không nhớ và nắm chắc được cách tính diện tích các hình thì sẽ vô cùng khó khăn khi gặp các bài toán thực tế có liên quan đến hình học.Chẳng hạn tính diện tích thửa ruộng hình bình hành hay tính diện tích mảnh đất hình bình hànhcó chiều cao 45m,đáy 64 m,....Để kiểm tra hiệu quả chuyên đề của mình tôi đã tiến hành thực nhiệm để rút ra kết luận sư phạm và tháo gỡ, khắc phục tồn tại của bản thân cũng như đồng nghiệp khi dạy khi dạy học các yếu tố hình học ở lớp 4. 2. Nội dung và đối tượng thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành dạy giáo án thực nghiệm với 21 em học sinh lớp 4a1 trường tiểu học Gia Minh - Thuỷ Nguyên - Hải Phòng bài: Diện tích hình bình hành và sau hai tuần học tiến hành kiểm tra( với giáo án và đề bài phần phụ lục cuối chuyên đề) 3. Kết quả: Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm giáo án: Diện tích hình bình hành với phương án tất cả21 em học sinh đều có đồ dùng là hai hình bình hành bằng nhau tự thao tác cắt ghép hình để xây dựng tìm ra công thức tính diện tích. Trong thời gian 40 phút / 1 tiết học ở lớp 4a1 và sau hai tuần học tiến hành kiểm tra 15 phút. Lớp 4a2 với 21 em dạy với phương án học sinh không có đồ dùng, không được trực tiếp thao tác mà chỉ quan sát giáo viên thao tác. Tôi thu được kết quả như sau: Lớp Số bài Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 4a1 21 8bài=39,5% 8 bài =39,% 5 bài =23% 0 4a2 21 5 bài = 23% 6 bài = 28,9% 9bài = 42,9% 1bài= 4,8% Qua bảng kết quả trên tôi thấy lớp 4a1 các em nắm chắc kiến thức hơn, giờ học đạt hiệu quả cao hơn do các em dược trực tiếp tham gia hoạt động tìm ra ccong thức nên khả năng ghi nhớ lâu hơn. C - Kết luận: Trong quá trình thực hiện đề tài" Một số ý kiến về việc dạy học các yếu tố hình học lớp 4 " Tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu kĩ toàn bộ nội dung chương trình toán 4 và các yếu tố hình học lớp 4 cũng như bậc tiểu học. Những điều này giúp tôi giảng dạy tốt hơn phần hình học lớp 4- lớp mà tôi đang trực tiếp giảng dạy. Việc nghiên cứu đề tài này cùng với sự hỗ trợ của đồng nghiệp và thử đề xuất một số phương pháp dạy học các nội dung hình học trong toán 4 tôi xin mạnh dạn rút ra một số kết luận sau: Phần các yếu tố hình học lớp 4 là sự kế thừa, mở rộng các yếu tố hình học ở các lớp 1,2,3. ở lớp 4 học sinh chỉ nhận dạng các hình hình học và biết các công thức, quy tắc tính diện tích hình bình hành và hình thoi chưa phải giải thích vì sao và cũng chưa cần hiểu sâu các yếu tố bản chất cho nên khi dạy học các yếu tố hình học ở lớp 4 giáo viên cần lưu ý: - Tổ chức cho học sinh quan sát, làm việc trên các mẫu vật thật để thu thập thông tin có liên quan đến hình học, tích luỹ kinh nghiệm cảm tình và hình thành những kĩ năng cần thiết như nhận dạng hình, vẽ hình, đo đạc, cắt ghép hình, sử dụng đồ dùng học tâp, thực hành tính toán cần chính xác. Học sinh thao tác trước giáo viên chỉ là người hướng dẫn rồi chốt cách thực hiện. - Để xây dựng các khái niệm, định nghĩa cần cho học sinh thao tác cắt, ghép hình và dựa trên kinh nghiệm, thủ thuật dạy cho học sinh tìm ra công thức, định nghĩa. - Sau khi hình thành các biểu tượng công thức tính giáo viên cho học sinh thực hành nhiều: Lấy ví dụ thực tế, các bài tâp tổng hợp nhận dạng, tính diện tích hình... để học sinh được luyện tập rèn kĩ năng. - Cần khai thác triệt để trực quan. - Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và các hình thức tổ chức nhằm khích thích sự tìm tòi và gây hứng thú cho học sinh. Trong dạy học viêc sử dụng phương pháp dạy học như thế nào là vấn đề rất quan trọng quyết định sự thành công của một giờ học. Không có phương pháp day học nào là vạn năng trong dạy học cả là người giáo viên cần chú ý điêuc cơ bản này. - Học sinh học tốt các bài toán hình sẽ phát triển năng lực, tu duy, óc quan sát, trí tưởng tượng...Từ đó tạo điều kiện phát hiện, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu. Ngoài ra muốn khắc sâu kiến thức cho học sinh, giúp học sinh nắm chắc kiến thức, giờ học nhẹ nhàng gây hứng thú cho học sinh không những giáo viên cần lưu ý những vấn đề trên mà còn phải chuẩn bi kĩ bài, quan tâm đến tất cả đối tượng học sinh đặc biệt là học sinh yếu, phải lấy học sinh là trung tâm, phát huy tối đa tính tích cực, độc lập suy nghĩ của các em. Bên cạnh đó để đáp ứng đựơc yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi ngừơi giáo viên cần nắm vững nội dung chương trình toán tiểu học từ đó xác định rõ kiến thức mình cần truyền đạt cho học sinh ở giai đoạn nào, khâu nào trong hệ thống kiền thức đó . Cần tăng cường và đảm bảo độ chính xác của các đồ dùng dạy học phục vụ cho việc day học các yếu tố hình học đạt kết quả cao. Phụ lục Giáo án: diện tích hình bình hành I - Mục tiêu: Giúp học sinh - Biết công thức tính diện tích hình bình hành. - Vận dụng công thức diện tích hình bình hành vào làm được các bài tập có liên quan. II - Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Hình bình hành trong bộ đồ dùng dạy học, kéo. - Học sinh: + 2 hình bình hành bằng bìa ( hoặc giấy kẻ ô li) bằng nhau. + 1 Hình chữ nhật phục vụ cho kiểm tra bài cũ. + Kéo , ê ke. III - Các hoạt động dạy học: HĐ1: Kiểm tra bài cũ ( 3') - Yêu cầu HS dùng một nhát kéo cắt hình chữ nhật thành 2 miếng và ghép lại để được hình bình hành. + HS thao tác cắt ghép hình. - GV quan sát nhận xét, đánh giá. ? Nêu đặc điểm của hình bình hành? HĐ2: Dạy bài mới: HĐ2.1: Giới thiệu bài ( 1') Trong giờ học hôm nay các em cùng nhau lập công thức tính diện tích hình bình hành và sử dụng công thức để giải toán có liên quan. HĐ2.2: Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành( 12-15') Giáo viên tổ chức trò chơi căt ghép hình. + Yêu cầu HS lấy 2 hình bình hành đã chuẩn bị sẵn đặt chồng khít lên nhau để kiểm tra xem diện tích có bằng nhau không. + Lấy 1 HBH dùng một nhát kéo cắt hình bình hành đó thành 2 mảnh rồi ghép lại thành hình chữ nhật. - GV nhận xét, thao tác lại. ? Diện tích hình chữ nhật như thế nào so với diện tích hình bình hành? - Yêu cầu HS đo độ dài các cạnh của HCN ghép được rồi tính diện tích hình đó. + HS đo tính và nêu kết quả một số em. - GV giới thiệu cạnh đáy, chiều cao của hình bình hành ban đầu.Sau đó yêu cầu HS đo cạnh đáy và chiều cao của HBH và so sánh chiều cao, độ dài đáy của HBH với chiều rộng và chiều dài của HCN. + HS trả lời: Chiều cao bằng chiều rộng, Chiều dài bằng đọ dài đáy. ? Theo em ngoài cách cắt ghép HBH thành hình chữ nhật để tính đựoc diện tích HBH ta có thể tính theo cách nào? + HS : lấy độ dài đáy nhân với chiều cao=> Một số em nhắc lại. - GV : Nếu gọi S là diện tích của HBH, a là độ dài đáy, h là chiều cao của HBH. Hãy lập công thức tính diện tích HBH? HS ghi bảng con: S = a x h. ? Dựa vào yếu tố nào em lập được công thức đó? ? Cần lưu ý gì về đơn vị đo ? => Quy tắc: HS nêu SGK. HĐ3: Thực hành luyện tập ( 17-20') Bài 1/104 Nháp( 5-6') - HS đọc thầm yêu cầu=> nêu - HS tự làm bài nháp=> Chữa miệng. - Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm như thế nào? Bài 2/104 Nháp( 5-7') - HS đọc thầm yêu cầu=> nêu - HS tự làm bài nháp, một HS làm bảng phụ=> bảng phụ. - Em có nhận xét gì về diện tích hai hình đó? Bài 3/104 Vở ( 7-8') - HS đọc thầm xác định yêu cầu. - HS làm vở => Chữa bảng phụ. - Để tính được diện tích HBH em cần biết những gì? HĐ4: Củng cố dặn dò ( 2-4') - Bài học ngày hôm nay giúp em biết điều gì? - Nêu lại quy tắc tính diện tích HBH? - Nhận xét giờ học dặn dò về nhà. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Bài kiểm tra Thời gian làm bài :15 phút Bài 1: Khoanh vào chữ cái trước công thức tính diện tích hình bình hành. A. S = a x b B. S = a x h C. S = a xa D. S = ( a + b ) x 2 Bài 2:Diện tích hình bình hành có độ dài dáy 19 cm, chiều cao 8 cm là: A. 152 cm B. 152 cm C. 54 cm D. 54 cm Bài 3:Tính diện tích mảnh vườn hình bình hành có độ dài đáy là 28 m, chiều cao là 15m? Bài 4: Diện tích hình bình hành bên là: 27 cm A. 70 cm B. 126 cm C. 70cm D. 126 cm 8 cm Biểu điểm: Bài 1: 2 điểm Bài 2: 2 điểm Bài 3: 4 điểm Bài 4: 2 điểm.

File đính kèm:

  • docCHUYEN DE TOAN.doc
Giáo án liên quan