Bước đầu có hiểm biết cơ bản về:
-Phép đếm các số tự nhiên đến 100, phép cộng và phép trừ không nhớ trong phạm vi 100
-Độ dài, đo độ dài trong phạm vi 20cm, tuần lễ, ngày, đọc giờ đúng trên mặt đồng hồ
-Nhận dạng hình, hình học( HV, HT, HTG, điểm, đoạn thẳng )
-Bài toán có lời văn
10 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 6619 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Một số vấn đề dạy môn toán lớp một, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài tập toán
- HS ham thích học toán tự tin khi học tập, khi học nhóm, khi chơi trò chơi. Trong quá trình học tập các em rất tích cực chủ động, sáng tạo đẻ phát hiện và tự giải quyết vấn đề để tự chiếm lĩnh kiến thức mới.
- GV tự làm thêm đồ dùng để giảng dạy.
Đối với những bài tập có hình ảnh không thể tự làm được, GV phải phô tô để dạy hoặc cho các em xem hình trong SGK.
- Phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em.
2) Khó khăn:
- Một số bài toán nối số:Ví dụ 5 lớn hơn những số nào? HS nối quá nhiều số có phần rắc rối, mà khoảng cách nối quá hẹp.
-Một số bài toán hơi cao với các em yếu, kém dạng nối số, điền dấu , =
VI/ KẾT LUẬN:
Việc đổi mới chương trình SGK toán kết hợp với những phương pháp giảng dạy sẽ đáp ứng sự phát triển về trình độ nhận thức của HS lớp 1. Từ đó các em ham thích học toán và học toán đạt kết quả cao.
-Ví dụ 5 lớn hơn những số nào? HS nối quá nhiều số có phần rắc rối, mà khoảng cách nối quá hẹp.
-Một số bài toán hơi cao với các em yếu, kém dạng nối số, điền dấu , =
VI/ KẾT LUẬN:
Việc đổi mới chương trình SGK toán kết hợp với những phương pháp giảng dạy sẽ đáp ứng sự phát triển về trình độ nhận thức của HS lớp 1. Từ đó các em ham thích học toán và học toán đạt kết quả cao.
Đại Hiệp, ngày 14 tháng 10 năm 2011
Người thực hiện
Đặng Thị Phương Thảo
CHUYÊN ĐỀ
Phương pháp dạy học toán 1 theo định hướng đổi mới phương pháp
Định hướng chung của PPDH toán 1 theo Định hướng đổi mới phương pháp là dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động dạy học tích cực chủ động sáng tạo của HS. Việc hình thành kiến thức và kĩ năng toán 1 cho học sinh bằng con đường hoạt động học tập, tự trải nghiệm, khám phá, phát hiện vấn đề và tự chiếm lĩnh tri thức. Vì vậy giáo viên phải tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện cho mọi học sinh hoạt động để vươn lên tự phát hiện và giải quyết vấn đề, tự chiếm kiến thức mới. thường xyên gắn việc học với hành, vận dụng, liên hệ giải quyết những vấn đề có trong cuộc sống liên quan đến bài học
VD: Bài luyện tập; 132.
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính
GV gợi ý: Khi đặt tính, các em chú ý điều gì?
HS phải nhận biết cách đặt tính và cách tính
+ Cách đặt tính: - Viết số thứ nhất ở hàng trên, số thứ hai ở hàng dưới sao cho số chục dưới số chục, số đơn vị dưới số đơn vị
-Viết dấu +
- Kẻ vạch ngang qua dưới hai số đó.
+ Cách tính: Tính từ phải sang trái
Tính: - Lấy số đơn vị trừ đi số đơn vị, viết kết quả dưới số đơn vị.
- Lấy số chục trừ đi số chục, viết kết quả dưới số chục.
Bài tập 2: Số ? HS nhận biết ra, đây là phép tính có nhiều cách tính và lần lượt thực hiện các phép tính từ trái sang phải
-VD: HD phép tính trừ trong phạm vi 5. GV cho HS xem sơ đồ nêu các câu hỏi để HS trả lời và nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ từ bộ ba các số 1, 4, 5 và 3, 2, 5
rất quan trọng , cũng là cơ sở ban đầu đặt nền tảng vững chắc cho việc hình thành kĩ năng tính toán sau này ở các lớp học trên , và cần thiết được áp dụng vào cuộc sống thục tế con người . Vì vậy việc nâng cao chất lượng môn toán ở khối lớp này là một vấn đề phải được quan tâm và chú trọng
II / Thực trạng :
Qua nhiều lần kiểm tra hằng ngày , hằng tuần , hằng tháng ,kiểm tra giữa kì I . Tôi nhận thấy các em TB , yếu chưa nắm vững một số kiến thức đã học .
So sánh 2 số và dấu chưa đúng ,vì còn lẫn lộn giữa dấu > và dấu < ,dấu = , chưa nắm chắc thứ tự các số từ bé đến lớn và từ lớn đến bé để điền vào dãy số , chưa nắm vững các công thức cộng , trừ trong phạm vi đã học nên khi thực hiện phép tính cộng , trừ còn sai , đặt tính ở cột dọc chưa thẳng cột , trình bày bài chưa đẹp . Ngoài ra còn ghi số lộn ngược …
III / Nguyên nhân :
-Một số HS ít cố gắng , lười học
-Một số em đi học không chuyên cần
-Một số em chưa được học qua lớp Mẫu giáo
-Một số em trí tuệ phát triển chậm
-Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình
-Đọc viết môn tiếng việt chưa vững , dẫn đến học môn toán khó đạt kết quả
Từ những thực trạng và những nguyên nhân trên . Tôi luôn suy nghĩ và tìm tòi một số biện pháp nhằm giúp HS nâng cao chất lượng môn toán cho học sinh
IV / Phạm vi đề tài :
Áp dụng cho đối tượng HS lớp 1B trong năm học 2007 – 2008
V / Một số biện pháp :
a) Giáo viên : Tôi tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của từng em trong lớp để sắp xếp chỗ ngồi
Phân loại đối tượng HS , nắm rõ đối tượng HS trung bình , HS yếu , để kịp thời bổ sung kiến thức
Đầu tư bài soạn , nghiên cứu vận dụng linh hoạt và phối hợp nhiều hình thức , phương pháp trong giảng dạy để giúp các em tiếp thu bài tốt
Khi giảng lời nói rõ ràng , cô đọng , chính xác , dễ hiểu , thái độ kiên nhẫn vui vẻ , tận tình với HS
Tăng cường làm ĐDDH , tranh ảnh , mẫu vật , mô hình … cụ thể gần gũi với HS để các em dễ hình dung , dễ tiếp nhận .Học đâu xây dựng đến đó . Các thao tác phải rõ ràng cụ thể
Triệt để sử dụng ĐDDH để minh họa cho bài dạy , hình thành kiến thức mới gây sự hứng thú cho HS
Đặc biệt quan tâm đến đối tượng HS trung bình , HS yếu . Tôi phải hướng dẫn và cho HS luyện tập và thực hành nhiều lần . Tôi thường xuyên ra bài tập riêng cho đối tượng này ở trên bảng , vào vở các em có kiểm tra
Giúp cho HS tự thực hành , luyện tập theo khả năng của mình
-Tập cho HS trả lời trọn câu và rõ ràng và lễ phép
-Tạo ra sự hỗ trợ , giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng HS . HS trong nhóm trao đổi ý kiến về cách làm bài hoặc giải một bài toán
Sự hỗ trợ giữa các HS trong nhóm phải giúp HS tự tin vào khả năng của bản thân , tự rút kinh nghiệm về cách học tập cho mình
- Hướng dẫn HS tự đánh giá bài làm của mình ,và tự kiểm tra ,đánh giá bài làm của mình .
- Khuyến khích HS tự nói ra những hạn chế của mình , của bạn sau khi tự kiểm tra đánh giá
- Gợi ý một số đặc điểm riêng của dấu và mỗi chữ số để các em dễ nhớ , dễ khắc sâu
+ Về phần dấu :
Dấu < : chống tay ở hông bên trái là dấu bé
Dấu > : chống tay ở hông bên phải là dấu lớn
Khi so sánh điền dấu cần chú ý :
Mũi nhọn của dấu < ở số bé hơn
+ Về số : số 2 : Dấu hỏi , nét thắt
số 5 : nét xiên , cong phải , ngang ở đầu
số 0 : như chữ 0
+ Về đếm số :
Phần củng cố cho các em yếu thi nhau lên đếm que tính , hạt ngô , lá , quả bằng nhựa
-Đếm xuôi : tay chỉ từng vật , miệng nói thành tiếng
Các từ liên tục : “ một , hai , ba ,…”không bỏ sót vật nào , không vật nào bị đếm quá một lần , số từ cuối cùng chỉ đúng số lượng vật đếm được
-Đếm ngược : ( tương tự trên )
Dần dần các em nắm được cách đếm trơn : đếm xuôi , đếm ngược và các số đã học và biết tự điền số vào dãy số
+Về tính kết quả của phép tính cộng , trừ đơn giản
HS chưa thực hiện được , GV phải hướng dẫn lại : cho HS dùng que tính , mẫu vật làm phương tiện thêm vào , bớt đi để tìm ra kết quả của các phép tính .Qua hình mẫu để các em tự lập ra công thức của các phép tính cộng , trừ và học thuộc công thức đó
Tiết học sau sẽ kiểm tra lại
Tập cho HS đặt tính theo cột dọc : viết các số thật thẳng cột ( hàng chục thẳng cột với chục , đơn vị thẳng cột với đơn vị )
Rèn luyện cho HS tính cẩn thận , chu đáo viết đúng và viết rõ ràng từng chữ số : 1, 2,3,4,… từng dấu > ,<, = , + , - .
-Về so sánh 2 biểu thức số :
Nếu HS chưa nắm vững cách thực hiện GV phải hướng dẫn lại để HS hiểu .
VD : 6 – 5 < 3 + 9 . Tính kết quả phép tính ở vế trái , ở vế phải , so sánh 2 kết quả
vừa tìm được rồi mới điền dấu
-Giải toán có lời văn :
Tôi hướng dẫn lại . Cho HS đọc kĩ đề
Xác định được : Bài toán cho biết những gì ?
Bài toán hỏi gì ?
Nếu HS xác định được đề bài toán thì sẽ giải được bài toán , trình bày được lời giải .
-Thường xuyên củng cố bổ sung kiến thức cũ trong từng tiết học .
Giúp HS sửa chữa sai sót trong học tập
Tổ chức trò chơi học tập : thay đổi bằng nhiều hình thức : Trò chơi đoán số , chọn hình, thực hiện phép tính , thi đua làm đúng làm nhanh …để góp phần tiết học trở nên sinh động , khắc sâu kiến thức cho HS
Luôn có phần thưởng ở các trò chơi : phấn , nhãn vở , một bông hoa bằng giấy , một hình ảnh đẹp …
- Lớp học có nề nếp .
- Tạo không khí lớp học vui vẻ , phấn chấn giúp HS khắc sâu kiến thức và phát triển tư duy
- Khảo sát kiến thức từng đợt , từng tháng , sau khi chấm bài sẽ phát hiện những em kiến thức bị hổng , ghi tên vào sổ riêng của GV để tiếp tục phụ đạo
b) Học sinh : HS phải đi học chuyên cần
Học sinh có đầy đủ sách vở , ĐDHT
Học sinh có thói quen làm bài , không nản , vượt khó , không chép bài của bạn , cần ra sức cố gắng học tập , học chăm
- Tổ chức kiểm tra 10 phút truy bài đầu giờ
- Phân công đôi bạn học tập , mỗi HS giỏi kèm 1 HS yếu trong giờ ra chơi ( mỗi tuần 1lần ) : Nội dung : hướng dẫn bạn ôn lại kiến thức đã học
- GV hướng dẫn các em HS yếu trong giờ ra chơi . hướng dẫn các em từ dễ đến khó , từ từ xóa dần kiến thức bị hỏng . Giao bài tập riêng để HS về nhà làm , có kiểm tra
HS biết trình bày bài làm trên trang vở cân đối , sạch đẹp , tự kiểm tra đánh giá bổ sung kiến thức
c) Phụ huynh :
Cuộc họp PHHS đầu năm học tôi nêu cho phụ huynh thấy rõ tầm quan trọng của việc học đối với HS đầu cấp
- Thông báo cho phụ huynh mua sắm đầy đủ sách vở , dụng cụ học tập cho con em .
- Phụ huynh cần quan tâm đến con mình
Giáo viên thường xuyên liên hệ với các phụ huynh có con em học tập trung bình , yếu hay sa sút để có biện pháp giáo dục kịp thời
Họp phụ huynh giữa học kỳ , cuối kì để trao đổi về tình học tập của các em .
VI / Kết quả :
Học kì I : G : 21 - TL : 77,8 % ; K : 5 - TL : 18,5 %
TB : 01 - TL : 3,7 % ; Y : - TL :
Học kì II : G : - TL : % ; K : - TL : %
TB : - TL : % ; Y : - TL : %
Cả năm : G : - TL : % ; K : - TL : %
TB : - TL : % ; Y : - TL : %
Kết luận : Tôi thường xuyên vận dụng các biện pháp trên trong từng tiết học , tôi nhận thấy lớp có nhiều tiến bộ rõ rệt , các em ham học , thích học và đạt hiệu quả cao
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân . Mong sự đóng góp của anh chị em đồng nghiệp để cùng nhau đưa chất lượng giáo dục môn toán lớp 1 ngày càng tiến bộ .
Đại Hiệp, ngày 12 tháng 4 2007
File đính kèm:
- CHUYÊN ĐỀ TOAN -lop một (2011-2012) Phuong Thao.doc