Chuyên đề Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm lớp

 Trường tiểu học, giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh. GVCN lớp có vai trò rất quan trọng trong việc dạy và học .Tuy giáo viên đã qua trường lớp đào tạo. Trong thực tế nhiều giáo viên chưa hiểu hết vai trò trách nhiệm của mình, hay nói đúng hơn không biết bắt nguồn từ đâu và làm như thế nào để thực hiện tốt công tác chủ nhiệm của mình?

 Xuất phát từ những lí do trên tôi đi sâu nghiên cứu tìm hiểu nội dung công tác chủ nhiệm lớp nhằm giúp cho giáo viên thực hiện tốt công tác chủ nhiệm, bên cạnh đó còn giúp cho giáo viên nắm được kĩ năng nghiệp vụ về công tác chủ nhiệm của mình. Đặc biệt là chất lượng giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh sẽ từng bước nâng dần.

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4871 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm lớp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này. Trình tự các bước huấn luyện như sau. - Tập hợp đội ngũ cán bộ lớp, tổ nêu rõ mục đích của huấn luyện nhằm bồi dưỡng hiểu biết cho các em về ý nghĩa của việc xác định tập thể lớp vững mạnh, về vai trò và nhiệm vụ của cán bộ lớp trong việc xây dựng tập thể lớp, về mối quan hệ công tác giữa cán bộ lớp với nhau. - Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ lớp, cán bộ chức năng. Yêu cầu các em hãy ghi nhiệm vụ của mình vào sổ công tác để ghi nhớ và thực hiện. - Cho các em thảo luận, bàn biện pháp thực hiện bản kế hoạch công tác của lớp, định hướng vào công việc của từng loại cán bộ lớp. - Nếu cần, có thể tổ chức huấn luyện riêng cho từng loại cán bộ theo một chương trình huấn luyện riêng do GVCN biên soạn. Chương trình huấn luyện này giúp học sinh xác định mục đích nội dung, phương pháp tiến hành và những điều kiện cần thiết để thực hiện. c) Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng cho toàn lớp về những nội dung xây dựng tập thể lớp tự quản. Việc làm này có thể được tiến hành trong suốt năm học. Nên tập trung vào một thời điểm cần thiết như : đầu năm học, cuối HKI, sang đầu HKII, giữa HKII.Những nội dung cần huấn luyện. - Thế nào là một tập thể lớp tự quản - Vai trò đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình lớp tự quản. - Tự quản giờ học vắng giáo viên - Tự quản giờ truy bài - Tự quản giờ trên lớp - Tự quản các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Nhưng nội dung trên có thể được xen kẽ vào nội dung của giờ sinh hoạt tập thể HS có dịp trao đổi, bàn bạc, coi đó như là một dịp huấn luyện các em. d) Tổ chức các hoạt động thực tế để học sinh được rèn luyện các kĩ năng tự quản. Đây là bước quan trọng mà trong đó mọi thành viên của lớp điều được tham gia vào việc xây dựng tập thể lớp tự quản. Các hoạt động được tổ chức theo phương châm “ Trò tự quản lí và điều khiển”. - Ban đầu, GVCN có thể tham gia trực tiếp vào việc xây dựng kế hoạch hoạt dộng, hướng dẫn học sinh chuẩn bị hoạt động điều khiển học sinh tham gia hoạt động và đánh giá kết quả cuối cùng. - Sau đó, giao dần cho cán bộ lớp tự tổ chức và điều khiển các hoạt động của lớp. Giúp đỡ học sinh với tư cách là người có vấn, điều chỉnh đúng hướng cho các em. - Tổ chức để học sinh tự đánh giá kết qủa hoạt động của tập thể lớp. Qua đánh giá, các em rút ra được bài học kinh nghiệm để cho những hoạt động tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn. Mỗi lần như vậy là dịp để tập thể học sinh trưởng thành. V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 1. Yêu cầu giáo dục - Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giúp học sinh củng cố, bổ sung và mở rộng thêm tri thức đã học, phát triển óc thẩm mỹ, tăng cường thể chất, nhận thức vá xã hội, ý thức công dân, tình yêu quê hương, đất nước . - Giáo dục thái độ tích cực, tinh thần đoàn kết, ý thức chủ động và mạnh dạn trong các hoạt động tập thể. - Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng tự quản hoạt động ngoài giờ lên lớp, góp phần GD tính tích cực của người công dân tương lai. 2. Cách thức tiến hành: 2.1 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm nhiều nội dung và hình thức hoạt động phong phú, đa dạng.Đó là các loại hình: - Hoạt động xã hội - Hoạt động văn hóa, nghệ thuật. - Hoạt động vui chơi, giải trí, TDTT - Hoạt động theo hứng thú khoa học - Hoạt động lao động Với những loại hình hoạt động như trên, nhà trường có thể tiến hành dưới nhiều dạng hoạt động như : Hoạt động theo chủ điểm, tiết sinh hoạt tập thể hàng tuần, chào cờ đầu tuần. Các dạng hoạt động trên có quan hệ mật thiết với nhau, thống nhất với nhau trong quá trình giáo dục. 2.2 Quy trình tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp diễn ra theo quy trình bước sau đây: * Bước 1: Giáo viên chuẩn bị - Xác định rõ tên của chủ đề hoạt động hoặc tên của buổi sinh hoạt. việc định được tên gọi sẽ thể hiện được nội dung của hoạt động,do đó sẽ lựa chọn được các hình thức hoạt động phù hợp. - xây dựng yêu cầu giáo dục cần đạt được của hoạt động đó theo 3 yếu tố: nhận thức, thái độ. Kĩ năng hành vi. - Dự kiến nội dung và các hình thức hoạt động của tổ chức - Dự kiến người thức hiện: Học sinh làm gì, GVCN làm gì,các lực lượng giáo dục khác tham gia vào phần việc nào. - Dự kiến thời gian tiến hành cho cả chủ điểm giáo dục, cho từng thời điểm cụ thể. - Dự kiến địa điểm tiến hành. - Điều kiện, phương tiện vật chất cần thiết. - Nếu giáo viên chuẩn bị càng chi tiết thì sự chỉ đạo càng có kết quả. * Bước 2: Tập thể học sinh lập kế hoạch và chuẩn bị kế hoạch do tập thể học sinh thiết kế thể hiện mà cố gắng, nỗ lực và sáng tạo của các em trên cơ sở có sự cố vấn của GVCN. - Dựa vào yêu cầu giáo dục và gợi ý cho GVCN đề ra, học sinh bàn bạc cùng nhau, lập biên bản kế hoạch hoạt động.Nội dung của bản kế hoạch do học sinh xây dựng gồn các vấn đề sau: + Phân công những công việc cần tổ chức cho tổ, nhóm và mọi thành viên tham gia vào quá trình chuẩn bị cũng như lúc tiến hành hoạt động. + Xác định thời gian tiến hành chuẩn và hoạt thành các công việc được phân công. + Lựa chọn địa điểm thực hiện các công việc của từng tổ, nhóm, cá nhân. + Sau cùng xây dựng chương trình hoạt động đó (Trình độ các mục sẽ thực hiện trong buổi hoạt động). * Bước 3: Thực hiện kế hoạch hoạt động. Đây là bước thể hiện toàn bộ kế quả chuẩn bị của cả học sinh và giáo viên,là bước thể hiện năng lực tổ chức tự quản hoạt động tập thể.Vì vậy,cần chú ý những điều sau: + Thực hiện theo đúng chương trình đã vạch. + Cần chú ý có thể nảy sinh những tình huống ngoài dự kiến.GVCN cần rèn luyện cho đội ngũ tự quản đề phòng, có phương án giải quyết để khỏi bị động. + GVCN cần theo dõi hoạt động và kịp thời chỉnh đốn và cố vấn cho đội ngũ tự quản huy động tiềm năng của mọi người cùng tham gia để mọi hoạt động sôi nổi,bổ ích , sinh động. * Bước 4: Rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả. - GVCN cùng với đội ngũ cán bộ lớp rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả hoạt động để lần sau làm tốt hơn.Đồng thời, đây cũng là dịp bồi dưỡng các em về kỹ năng đánh giá hoạt động của tập thể. - Khi đánh giá cần hướng dẫn các em nhận định cả ưu điểm và tồn tại để khắc phục.Việc đánh giá có thể tiến hành ngay sau khi tổ chức hoạt động một cách công khai và mọi người cùng đóng góp ý kiến.Cũng có thể thăm dò ý kiến học sinh bằng phiếu hoặc trao đổi với đội ngũ can bộ lớp hoặc với các đại biểu khác cùng tham gia sinh hoạt. VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. Yêu cầu giáo dục - Xem xét một cách khách quan, công bằng về những kết quả học tập, rèn luyện của học sinh một cách toàn diện so với mục tiêu,kế hoạc đã đặt ra. - Giúp GVCN điều chỉnh được công việc cho phù hợp, kịp với thực. - Đảm bảo việc đánh giá phải được tiến hành thường xuyên, theo định kì thuộc vào nội dung công việc. 2. Cách thức tiến hành a) Nội dung đánh giá Như trong Chương trình 2 đã trình bày,GVCN thực hiện các nội dung đánh giá theo một trình tự nhất định.Các nội dung đánh giá phải thực hiện đầy đủ theo tiến trình sau đây. b)Tiến trình đánh giá. Ở đây,GVCN cần đánh giá theo từng mặt giáo dục, rồi tổng hợp kết quả đánh giá để xem xét toàn diện người học sinh ( bức tranh tổng thể và kết quả đánh giá giáo dục một học sinh cũng như trong cả một tập thể lớp) Tiến trình đánh giá kết quả giáo dục đạo đức học sinh gồm: - Xác định chuẩn đánh giá và được thảo luận để mỗi học sinh hiểu và có trách nhiệm tham gia đánh giá và tự đánh giá. - Mỗi học sinh được phát 1 phiếu đánh giá có in sẵn các chỉ tiêu đánh giá.Các em tự đánh giá bản thân theo các chỉ tiêu trên đó, rồi tự xếp loại Hạnh kiểm theo 2 mức độ : Thực hiện đầy đủ, thực hiện chưa đầy đủ. - Sau đó, họp tổ học sinh để thông qua bản tự đánh giá đó, Ý kiến của tổ sẽ là nguồn thông tin có giá trị để GVCN quyết định xếp loại Hạnh kiểm của HS. - Cuối cùng GVCN quyết định và công bố kết quả xết loại Hạnh kiểm của từng học sinh, GVCN cần căn cứ vào quy định về xếp loại hạnh kiểm của Bộ điều chỉnh cho phù hợp với thực trạng của lớp, với yêu cầu của nhà trường. 5 . Baøi hoïc kinh nghieäm : Qua thöïc teá nghieân cöùu một số nội dung công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên tiểu học. Toâi ruùt ra baøi hoïc kinh nghieäm nhö sau : + Nắm vững mục tiêu của cấp học, lớp học và chương trình dạy học, giáo dục của nhà trường. + Tìm hiểu nắm vững cơ cấu tổ chức của nhà trường. + Tiếp nhận học sinh lớp chủ nhiệm, nghiên cứu và phân tích mọi đặc điểm của đối tượng trong lớp và các yếu tố tác động đến các em, bao gồm đặc điểm tâm sinh lí, nhân cách, năng lực của mỗi em, hoàn cảnh gia đình và sự quan tâm gia đình đối với con cái. + Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, người GVCN phải tự hoàn thiện nhân cách của người thầy giáo. + Một trong những nhiệm vụ quan trọng của GVCN lớp là không ngừng học tập chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, nhằm đổi mới công tác tổ chức giáo dục, dạy họ, góp phần nâng cáo chất lượng giáo dục toàn diện ở nhà trường phổ thông. + GVCN phải là người tổ chức liên kết toàn xã hội để xây dựng môi trường su phạm lành mạnh, thống nhất tác động, thực hiện các mục tiêu, nội dung giáo dục. C. PHẦN KẾT LUẬN Qua việc nghiên cứu tìm hiểu một số nội dung công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên tiểu học là một công việc thường xuyên hàng ngày của GV, nhưng đòi hỏi mỗi GV phải có niềm say mê nghiên cứu tìm hiểu từng nội dung công tác chủ nhiệm của mình, từng đối tượng HS là một vấn đề hết sức khó khăn. Trên thực tế, nhiều năm công tác chủ nhiệm lớp, nghiên cứu tổ chức thực hiện một số nội dung công tác chủ nhiệm lớp luôn đạt hiệu quả, tỉ lệ HS học tập từng bước được nâng lên rõ nét . Đặc biệt trong việc giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh. Qua nghiên cứu, tìm hiểu, áp dụng các biện pháp trên đã đem lại cho bản thân tôi một kĩ năng nghiệp vụ về công tác chủ nhiệm lớp. Còn đối với HS, các em đã nâng cao được chất lượng học tập, đặc biệt là KN và phương pháp học tập của các em có tiến bộ nhiều so với trước đây, các em tự tin, hăng say trong học tập ngoan ngoãn . An Phú tân, ngày 15 tháng 10 năm 2013 TM khối 1,2,3 Tổ trưởng Phạm Thanh Sơn DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO

File đính kèm:

  • docCHUYEN DE KHOI 123.doc
Giáo án liên quan