Chuyên đề Một số biện pháp giúp học sinh học tập “hợp tác nhóm” có hiệu quả theo mô hình trường học mới vnen

Dựa vào mục tiêu giáo dục đào tạo con người phát triển toán diện trong thời đại mới, trong công cuộc đổi mới của đất nước. Giáo dục có vai trò quan trọng trong sự phát triển nhân cách con người.

Dựa vào yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao kiến thức năng lực tự giác cho học sinh ở tất cả các cấp học bậc học. Trong lúc đó một số phương pháp dạy học truyền thống tuy đã thay đổi để tạo sự tích cực, chủ động, tự giác trong học tập nhưng vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu của học tập hiện đại.

Với quan điểm đổi mới: Muốn làm cho người học phát huy năng lực cá nhân cần có môi trường học tập tốt. Học cách học quan trọng hơn học cái gì? Cách học có hiệu quả nhất là: tự tiếp cận, tự phát hiện, tự chiếm lĩnh. Mọi giáo viên đều có thể đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Tạo ra môi trường học tập sinh động, bổ ích.

Thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học là góp phần đào tạo con người chủ động sáng tạo thích ứng , biết hợp tác, phát triển tối đa khả năng, tài năng của mọi cá nhân, xây dựng tốt môi trường học tập.

Một trong những phương pháp dạy học tạo môi trường tốt để học sinh tự giác, chủ động, sáng tạo là việc học tập theo nhóm. Đây là hình thức dạy học cơ bản trong dạy học theo mô hình VNEN. Học tập theo nhóm tạo môi trường học tập hữu ích cho nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay:

 

doc5 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1231 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp giúp học sinh học tập “hợp tác nhóm” có hiệu quả theo mô hình trường học mới vnen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chế: - Hiệu quả của hoạt động nhóm còn chưa cao, phần lớn hoạt động nhóm còn mang tính hình thức, chú trọng tạo ra sản phẩm để báo cáo thầy cô mà ít chú trọng đến quá trình hợp tác nhóm để tạo ra sản phẩm. - Hầu hết học sinh đều thiếu và yếu về các kỹ năng làm việc nhóm, đặc biệt là kỹ năng tự suy nghĩ làm việc độc lập trước khi tham gia chia sẻ cùng với các bạn, kĩ năng giải quyết xung đột, kỹ năng chia sẻ trách nhiệm, kỹ năng tự kiểm tra - đánh giá hoạt động nhóm... - Ý thức tham gia, đóng góp ý kiến của học sinh còn chưa cao, một số học sinh còn mang tâm lý trông chờ, ỷ lại... - Đa số nhóm trưởng còn thiếu kỹ năng trong điều hành và quản lý hoạt động của nhóm chưa thực sự là thủ lĩnh của nhóm. 2. Nguyên nhân của những hạn chế trên: - Đối với học và thảo luận nhóm trên lớp: Phần lớn lớp học quá đông (trên 24 em). Do vậy, GV khó lòng theo dõi, đánh giá chính xác sự đóng góp, tham gia của người học, gây ra tâm lý ỷ lại của HS yếu kém vào các thành viên khá, giỏi trong hoạt động nhóm. Ngoài ra do điều kiện lớp học còn chật chội, cơ sở vật chất chưa đảm bảo. Vì thế gây khó khăn khá lớn cho việc thảo luận nhóm. - Các thầy cô giáo cũng chưa thường xuyên trao đổi, hướng dẫn, cung cấp cho học sinh những kỹ năng và phương pháp làm việc nhóm cho học sinh. Học sinh chỉ biết nhận nhiệm vụ là hoàn thành bài tập bằng cách làm việc nhóm mà chưa biết phải làm việc nhóm như thế nào để hoàn thành bài tập một cách tốt nhất. - Phương pháp làm việc nhóm được áp dụng ở hầu hết các môn. Vì thế nhiều khi học sinh phải làm việc nhóm quá nhiều trong cùng một thời gian. Điều đó gây nên tâm lý mệt mỏi, nhàm chán trong học sinh. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả làm việc nhóm. - Một số giáo viên còn chưa thực sự phát huy vai trò của mình trong việc thiết kế nhóm, tự quản và thúc đẩy các hoạt động nhóm - Quỹ thời gian cho từng môn học quá eo hẹp, gây khó khăn, mệt mỏi cho GV lẫn SV trong tổ chức hoạt động học tập theo nhóm vì phải làm việc quá tải! - Học sinh bước đầu học tập theo nhóm chưa quen chuyển từ học tập với các hình thức thông thường chuyển sang học tập theo nhóm, vì thế còn nhiều bỡ ngỡ khi phải tiếp cận một phương pháp học mới đòi hỏi rất lớn sự tích cực, tự giác tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức trên cơ sở trao đổi và thảo luận lẫn nhau. - Một số học sinh chưa hình thành cho mình ý thức tích cực và tự giác trong học tập, làm việc nhóm. Học sinh chưa chịu khó tìm hiểu để có thể tự trang bị cho mình những kĩ năng và phương pháp học nhóm có hiệu quả. Từ đó dẫn đến học sinh thiếu và yếu về phương pháp, kỹ năng học nhóm. - Nhiều nhóm chưa lắng nghe, chưa tạo cơ hội cho các thành viên được thể hiện, khẳng định mình, được thảo luận và phát biểu ý kiến. Từ đó dẫn đến tình trạng một số thành viên chán nản, buông xuôi, phó mặc chỉ tham gia một cách chiếu lệ, đối phó. Vì vậy chưa thực sự phát huy hết năng lực của mình. - Nhóm trưởng chưa thực sự phát huy được vai trò của mình. Chưa có năng lực và kỹ năng trong việc điều hành nhóm. - Chưa thật sự có sự gắn kết giữa các thành viên. Không khí làm việc trong nhóm chưa thân thiện, cởi mở, ít tạo cơ hội cho các thành viên phát huy năng lực, khiến các thành viên không muốn tham gia hoặc tham gia một cách rất hình thức. - Hiện nay, các nhóm học tập chủ yếu do giáo viên chỉ định với độ lớn của nhóm cao (có nhóm trên 4 em) nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động của nhóm. 3. Cơ sở khoa học để báo cáo chuyên đề: Có rất nhiều nhà nghiên cứu sư phạm trên thế giới cũng nhơ ở Việt Nam đã nghiên cứu và rút ra những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về vấn đề học “hợp tác nhóm”. Đặc biệt có những nước có nền giáo dục tiên tiến như Hoa Kì, Canada, Anh, Pháp lại càng chú trọng đến vấn đề xây dựng cách học “ hợp tác nhóm”. Học hợp tác nhóm không phải là tư tưởng mới. Học hợp tác nhóm xuất hiện cùng vời quả trình phát triển của nhân loại khi mọi người cần hợp tác với nhau để tồn tại. Lịch sử loài người đã chỉ ra rằng, những cá nhân có thể tổ chức, phối hợp nỗ lực mọi thành viên để đạt mục tiêu chống lại kẻ thù chung. Thực tế là con người cần phải hợp tác, săn bắn, khai thác miền đất mới, Nhiều nhóm nghiên cứu và những nhà thực hành ở Mĩ, Canada và nhiều nước khác đã quan tâm nghiên cứu và áp dụng phương thức học tập hợp tác vào quá trình dạy học. Các công trình nghiên cứu ở nhiều nơi đã thu được những kết quả và những thành công có giá trị. - Nhiệm vụ học tập của học sinh trong phương pháp học hợp tác nhóm không khác gì so với nhiệm vụ học tập các phương pháp khác. Các thao tác tư duy như hình thành khái niệm, giải quyết vấn đề bằng lời, phân loại, ghi nhớ và học thuộc lòng, các hoạt động thực hành, phỏng đoán - xem xét dự đoán trong phương pháp học hợp tác nhóm đã phát triển hơn nhiều. - Quá trình trao đổi nhóm trong phương pháp học hợp tác nhóm đã làm tăng khả năng khám phá và phát triển các thao tác tư duy trong quá trình nhận thứ c ở mức độ cao hơn nhiều so với thao tác tìm nguyên nhân trong phương pháp thi đua. - Trong phương pháp học hợp tác nhóm luôn luôn tồn tại những yếu tố sau: mâu thuẫn giữa các tư tưởng, quan điểm, đưa ra kết luận, cơ sở lý luận và thông tin tiép nhận được của các thành viên trong nhóm. Giải quyết được những mâu thuẫn trên đã tạo điều kiện phát triển động cơ học tập như một tiền đề để nâng cao kiến thức, thấu hiểu các khái niệm và lưu giữ các kiến thức sẽ bền vững hơn. - Sự trao đổi giữa các thành viên trong học hợp tác nhóm sẽ tạo điều kiện cho các thông tin được xuất hiện nhiều lần, được nói ra, được giải thích, được tích hợp và được cung cấp hợp lý. Nhưng thông tin được nhắc đi nhắc lại nhiều lần sẽ được lưu giữ lâu trong trí nhớ dài hạn. Điều đó làm tăng khả năng thành đạt. - Trong các nhóm hợp tác, xu thế xem xét, cân nhắc, phản hồi, khuyến khích học tập luôn luôn tồn tại. Điều này trong các phương pháp truyền thồng không có. - Sự chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức giữa học sinh có những năng lực khác nhau, học sinh dân tộc thiểu số, đa số sẽ làm phong phú thêm kinh nghiệm học tập. - Sự yêu mến, tôn trọng nhau học hợp tác nhóm sẽ nâng cao động cơ học tập và khích lệ lẫn nhau. - Hợp tác học tập không chỉ là việc học sinh ngồi cạnh nhau một cách cơ học, là xếp chỗ cho trẻ ngồi cạnh nhau trong bàn học mà học “hợp tác nhóm” là học sinh thực hiện độc lập nhiệm vụ của mình, cùng nhau trao đổi, thảo luận, giúp đỡ nhau, chia sẻ hiểu biết, kinh nghiệm mà còn ở mức độ cao hơn. - Hợp tác học tập không phải chỉ một học sinh khá thực hiện bài báo cáo thay mặt cho cả nhóm. 4. Một số giải pháp giúp học tập “Hợp tác nhóm” có kết quả hơn: Những biện pháp thiết thực khì giúp đỡ học sinh học hợp tác nhóm có hiệu quả: Giáo viên cần hướng dẫn, đào tạo nhóm trưởng thực sự là một thủ lĩnh biết giao nhiệm vụ phù hợp với từng đối tượng, vai trò độc lập của từng thành viên trong nhóm, nhắc nhỡ, hướng dẫn các bạn cùng hoạt động. Thường xuyên thay đổi nhóm trưởng (Có thể lúc đầu thay đổi theo cách nhóm trưởng nhóm này đến làm nhóm trưởng nhóm khác. Sau đó dần dần khuyến khích các em mạnh dạn, tự tin khi được cử làm nhóm trưởng để em nào cũng được làm) Giáo viên không chỉ hướng dẫn các em học để chiếm lĩnh kiến thức mà cần giúp nắm được cách học; động viên, khích lệ đúng lúc, kịp thời, hướng dẫn nhóm học tập khi các em không thể giải quyết được công việc và cần sự trợ giúp. Giáo viên quan sát nhóm, phân tích những vấn đề thường gặp phải trong lúc học cùng nhau và cho những lời khuyên, chỉ bảo cho nhóm để có thể hoàn thành công việc. Giúp các em thấy được vai trò của cá nhân trong nhóm. Mục tiêu học tập được cấu trúc sao cho mọi thành viên cần phải quan tâm tới kết quả chung của toàn bộ nhóm cũng như của mỗi cá nhân. Giúp các em thấy được trách nhiệm cá nhân của mỗi thành viên cần được rõ ràng trong việc được giao nhiệm vụ, trong đánh giá sự tiến bộ, và các thành viên trong nhóm đều được phân tích, biết rõ để có thể giúp đỡ, động viên. Giáo viên cần giúp học sinh thấy được: mỗi thành viên đều phải cố gắng hết sức mình không phải vỉ thành tích cá nhân, mà thành công của từng người tạo nên niềm vui của cả nhóm. Thất bại của một thành viên trong nhóm là nỗi buồn chung của cả nhóm. Các em gắn kết với nhau theo phương thức mỗi người cũng như toàn nhóm không thể thành công, nếu mỗi người không cố gắng hoàn thành trách nhiệm của mình. Giáo viên cần mạnh dạn thay đổi các hình thức chia nhóm: nhóm cùng trình độ, nhóm khác trình độ, một cách linh hoạt tuỳ theo tình hình học sinh của lớp mình. Thí dụ chia nhóm cùng trình độ để các nhóm có học sinh khá giỏi có thể hoàn thành công việc của mình mà không cần đến sự hướng dẫn của giáo viên, còn nhóm có học sinh yếu thì giáo viên có thời gian để đến các nhóm này chỉ dẫn chu đáo để các em có điều kiện hoàn thành công việc của mình. Hoặc cho các em trong nhóm giỏi đến các nhóm khác để hướng dẫn các bạn học tập. PHẦN THỨ 3: KẾT LUẬN: Chuyên đề đã vạch ra một số tồn tại cũng như những ưu thế của giáo viên khi sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm hiện nay ở tất cả các hoạt động học tập của Dạy học theo mô hình trường học mới VNEN. Trong thực tế việc dạy học theo nhóm đã thu được hiệu quả. Điều đó có ý nghĩa là, người dạy học đã thừa nhận ưu điểm của phương pháp này, họ tin rằng, phương pháp dạy học theo nhóm với sự vận dụng kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác sẽ giúp cho từng học sinh được thực sự suy nghĩ, thực sự hoạt động trong mỗi giờ học, đồng thời tiết dạy sẽ có khả năng đạt hiệu quả cao nhất. Từ đó, chúng ta có thể khẳng định rằng, phương pháp dạy học theo nhóm cần được quan tâm, cần được áp dụng nhuần nhuyễn hơn ở bậc tiểu học. Và điều đó cũng nói lên rằng, muốn vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm thành công thì người giáo viên phải chịu khó trau dồi nghiệp vụ bởi vì nghề dạy học ở tiểu học tưởng như đơn giản, dễ dàng, ai cũng có thể dạy được nếu như họ có trình độ học vấn nhất định. Nhưng kì thực, đây là một nghề đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ và tinh tế, một nghề vừa có tính khoa học cao vừa có tính nghệ thuật. Tổ trưởng Người báo cáo Nguyễn Đức Tuấn Lê Dõng

File đính kèm:

  • docMot so bien phap giup hoc tap hop tac theo nhom mo hinh VNEN co hieu qua hon.doc